K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

- Bi kịch của những nhà nho trước hết là tấn bi kịch của cuộc xung đột giữa lý tưởng và hiện thực. Và ta đã chứng kiến trong lịch sử những thế hệ nhà nho để bảo vệ văn hóa của Nho giáo thậm chí đã phải chết để kết thúc tấn bi kịch đó.
- Có những nhà nho đã tìm lối thoát khác, một phương thức hữu hiệu khác, trở về với thiên nhiên trong sạch cao khiết (như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến…) Và ở trong từng giai đoạn khác nhau tấn bi kịch của nhà nho lại có nét riêng biệt.

1 tháng 10 2021

Cảm ơn ạ

4 tháng 5 2019

1. Mở bài:

– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ cùng sống trong một thời đại (buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác, …)

– Cả hai ông đều sáng tác và đều có những bài thơ nổi tiếng. Tuy vậy, giọng thơ của hai ông lại có những điểm khác nhau. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý, còn giọng thơ Tú Xương mạnh mẽ, cay độc.

– Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai ông, chúng ta thấy rõ điều đó.

2. Thân bài:

a. Nỗi niềm tâm sự của hai ông

– Hai ông đều sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, hai ông đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, chứng kiến cuộc sống cực khổ của người lao động.

– Hai ông đều có nỗi niềm tâm sự giống nhau:

    + Tâm sự yêu nước, tâm sự thời thế.

    + Tình cảm bạn bè và gia đình.

    + Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.

    + Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

b. Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

- Nguyễn Khuyến

    + Thơ trào phúng: tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thâm trầm đầy ngụ ý.

    + Thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến: giọng thơ khi thì đằm thắm, khi thì đau xót.

- Tú Xương

    + Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội.

    + Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bài Thương vợ. Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục. Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.

c. Nguyên nhân có sự khác nhau:

– Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử. Ông đỗ đạt cao. Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân.

– Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử. Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài. Cuộc sống gia đình khó khăn. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Ông chẳng giúp được gì cho vợ con. Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.

3. Kết bài:

– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Hai ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung cũng như về mặt nghệ thuật.

– Hai ông đều có tâm sự giống nhau: căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, đầy rẫy cảnh bất công.

– Học thơ hai ông, chúng ta càng hiểu hơn tâm sự của mỗi nhà thơ, hiểu hơn giọng thơ của mỗi người và biết vì sao lại có sự khác nhau về giọng thơ như vậy. Đồng thời, ta cũng hiểu về sự đóng góp lớn lao của hai ông cho nền văn học của dân tộc.

5 tháng 4 2018

1. Mở bài:

– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ cùng sống trong một thời đại (buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác, …)

– Cả hai ông đều sáng tác và đều có những bài thơ nổi tiếng. Tuy vậy, giọng thơ của hai ông lại có những điểm khác nhau. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý, còn giọng thơ Tú Xương mạnh mẽ, cay độc.

– Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai ông, chúng ta thấy rõ điều đó.

2. Thân bài:

a. Nỗi niềm tâm sự của hai ông

– Hai ông đều sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, hai ông đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, chứng kiến cuộc sống cực khổ của người lao động.

– Hai ông đều có nỗi niềm tâm sự giống nhau:

+ Tâm sự yêu nước, tâm sự thời thế.

+ Tình cảm bạn bè và gia đình.

+ Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.

+ Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

b. Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

- Nguyễn Khuyến

+ Thơ trào phúng: tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thâm trầm đầy ngụ ý.

+ Thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến: giọng thơ khi thì đằm thắm, khi thì đau xót.

- Tú Xương

+ Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội.

+ Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bài Thương vợ. Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục. Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.

c. Nguyên nhân có sự khác nhau:

– Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử. Ông đỗ đạt cao. Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân.

– Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử. Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài. Cuộc sống gia đình khó khăn. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Ông chẳng giúp được gì cho vợ con. Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.

3. Kết bài:

– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Hai ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung cũng như về mặt nghệ thuật.

– Hai ông đều có tâm sự giống nhau: căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, đầy rẫy cảnh bất công.

– Học thơ hai ông, chúng ta càng hiểu hơn tâm sự của mỗi nhà thơ, hiểu hơn giọng thơ của mỗi người và biết vì sao lại có sự khác nhau về giọng thơ như vậy. Đồng thời, ta cũng hiểu về sự đóng góp lớn lao của hai ông cho nền văn học của dân tộc.

6 tháng 3 2022

bạn có biết k giúp mình

7 tháng 6 2018

“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát)  và “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà Nho chân chính

Chứng minh:

- Thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi

- Khẳng định phong cách cá nhân

 Đáp án: D

NG
1 tháng 2

* Tác giả Nguyễn Khải:
- Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ra ở Hà Nội, quê ở Nam Định.
- Là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ.
- Tác phẩm chính: Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,...
- Phong cách: có khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm kí nhân vật, giọng văn trầm lắng, chiêm nghiệm.
* Bối cảnh truyện:
QUẢNG CÁO
- Năm 1990, khi đất nước nhiều biến động, các giá trị truyền thống bị phai mờ.
* Vai trò của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc
- Tìm hiểu và ghi nhớ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền và giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặt trách nhiệm cá nhân và tích cực phát triển văn hóa dân tộc trong cuộc sống hàng ngày.
=> Mỗi cá nhân có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những nét truyền thống văn hóa lâu đời và tiếp tục phát triển để tạo nên sự giao thoa, đa dạng cho cuộc sống, gắn kết cộng đồng.
* Tính cách người Hà Nội
+ Thanh lịch, nho nhã.
+ Không màu mè, phô trương.
+ Không quá lời khi nói.
+ Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn.
+ Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm.
+ Khiêm tốn, khoan nhượng, không phô trương.

31 tháng 8 2023

Thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare)

- Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare, 1564-1616), nhà soạn kịch thiên tài của người Anh và là kịch gia số một của nhân loại. Ông sinh tại Xtrát-phớt, một thị trấn trung tâm nước Anh.

- Là bậc thầy của văn học phục hưng, Sếch-xpia sáng tác với nguồn cảm hứng dồi dào, say mê về cuộc đời. Ở những vở kịch ban đầu, cái nhìn của Sếchxpia đầy trong sáng, chan chứa niềm tin vào con người và cuộc đời. Con người và những nỗi buồn vui trần thế là trung tâm trong tác phẩm của ông.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà, người đọc đã cảm nhận được bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách. Hoàn cảnh xa cách gây ra cho con người nhiều khó khăn thử thách, làm con người phải chịu nhiều nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên qua đó, ta thấy được vẻ đẹp chung thủy, son sắt của con người.

Tham khảo:

  Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó. Cuộc đời của ông cũng gặp biết bao sóng gió, thăng trầm “lên thác xuống ghềnh”. Ông là một người tài giỏi, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực quân sự, khoa học. Thế nhưng ông “Hi Văn” người Hà Tĩnh ấy có lúc đang giữ chức quan cao thì bỗng dưng bị giáng chức, chốn công danh như đang chơi đùa với Nguyễn Công Trứ. Vậy nên ông mới “ngất ngưởng”, mới khinh thường, ông làm nổi bật một nhà nho “khác thường” trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của mình: Một nhân cách nhà nho chân chính không theo khuôn mẫu. Theo quan niệm cũ của xã hội phong kiến xưa, nhà nho là người học rộng, biết nhiều. Một đấng nam nhi với đầy đủ công danh, đạo đức. Một con người vẹn toàn, hoàn hảo. Dĩ nhiên, Nguyễn Công Trứ cũng có được những điều ấy vì đã ông được học, thấm nhuần tư tưởng Nho học từ truyền thống gia đình.

   “Bài ca ngất ngưởng” là một bài thơ theo thể hát nói còn gọi là ca trù, được tuân theo một qui tắc nhất định. Nguyễn Công Trứ đã thay thế hai câu chữ Hán mở đầu bằng một câu chữ Hán “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu chữ Nôm “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” tạo một nét độc đáo.

                                           “Vũ trụ nội mạc phi phận sự
                                           Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
                                           Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông
                                           Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
                                           Lúc Bình Tây cờ đại tướng
                                           Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”

   Theo ông, trong vòng trời đất này không có cái gì thuộc quyền sở hữu riêng của một người. Ông đỗ đạt, làm quan và dung tài, đức của mình để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Thế nhưng, ông dung từ “vào lồng” để thay thế cho việc làm quan, ông bị gò bó vào một khuôn mẫu. Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính khi ông đỗ đạt và  từng giữ nhiều chức quan cao như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông. Tư tưởng của một nhà nho học sách thánh hiền sẽ buộc ông phải có một thái độ khiêm tốn dù mình có tài giỏi đến đâu. Vậy mà ông đi ngược cái điều ấy, ông phá vỡ cái bức tường vững chắc của luật lệ Nho học để thể hiện thái độ sống của chính mình, một phong cách rất Nguyễn Công Trứ. “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” ông tự tin, mạnh dạn cho mọi người biết cái tài cầm binh, thao lược của mình. Ông không khiêm tốn mà có phần ngang tàng, tự kiêu khi thêm vào chữ “ngất ngưởng”. “Ngất ngưởng” là rất cao, ông dung từ đó để nêu bật cái phong cách sống của ông. Một phong cách sống vượt bậc, hơn người, thật “ngất ngưởng”! Trớ trêu thay, cái xã hội phong kiến xưa, cái suy nghĩ hà khắc của Nho giáo phải chăng ghét cái suy nghĩ cách tân như ông nên cứ hết giáng chức làm một người lính quèn rồi lại lên chức đúng với năng lực của ông. Lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên và ông đã kết thúc trò chơi “công danh” ấy khi lui về chốn thường dân.

                                           “Đô môn giải tổ chi niên
                                           Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
                                           Kìa núi nọ phau phau mây trắng
                                           Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
                                           Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
                                           Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

   Ông cáo quan về quê, thoát khỏi chốn quan trường năm 1848. Đó cũng chính là thời điểm ông sang tác bài thơ này. Ông cho mọi người biết rằng Nguyễn Công Trứ đã hết làm quan, đã được tự do, thoát khỏi “cái lồng” làm quan. Hành động của ông lúc từ quan đã làm nổi bật được cái ngông có trong con người ông  khi khác với những ông quan về ở ẩn bằng ngựa, ông lại quyết định về quê bằng một con bò vàng có đeo nhạc. Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Con bò cũng trở nên “ngất ngưởng” nhờ Nguyễn Công Trứ! Câu thơ tiếp theo hiện lên là một phong cảnh tuyệt đẹp, thần tiên “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Nguyễn Công Trứ đã dựng nhà và sống dưới chốn thần tiên ấy- núi Đại Nại. Tưởng rằng khi về ở ẩn, ông sẽ sống một cuộc sống giản dị, thanh nhàn theo phong cách của nhà Nho. Thế nhưng, ông đã làm một việc trái luật của nhà tu, hành xử không đúng với việc ông được học. Những cô hầu gái đủng đỉnh đi theo ông tới chốn tu hành, lại còn ca hát, đánh đàn vậy mà các nhà sư lại làm lơ phải chăng  vì nể ông từng giữ một chức quan cao khi hết thời mới phải sống ẩn dật thế này. Hành động của ông khiến Bụt cũng phải nực cười, cười cho cái hành động “lạ”, ngông cuồng và “ngất ngưởng”.

                                           “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
                                           Không Phật, không tiên, không vướng tục.”

   Hai câu thơ nhịp 2/2/2 và 2/3 tạo âm hưởng cho bài thơ. Nó còn nhấn mạnh được việc Nguyễn Công Trứ dù đi chùa mà lại dẫn theo hầu gái, lại còn gảy đàn và ca hát nơi tôn nghiêm  thế nhưng ông không thuộc về nơi trần tục ấy, ông không vướng vào thói hư tật xấu vì ông là một nhà nho chân chính. Cao hơn đó là ông “ngất ngưởng” hơn trần tục, hơn những đỉnh núi cao danh vọng, ông vượt qua Phật, qua tiên. Nguyễn Công Trứ rất riêng, không giống bất kì ai.

                                           “Được mất dương dương người thái thượng
                                           Khen chê phơi phới ngọc đông phong.”

   Ông nêu bật suy nghĩ của mình- “được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được”. Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là “được” hay “mất” cũng không quan trọng. Cùng với quan niệm “được – mất”, “khen – chê” cũng được Nguyễn Công Trứ suy nghĩ theo một hướng tích cực, không quan trọng.

                                           “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
                                           Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.”

   Hai câu cuối kết thúc bài thơ cũng đồng thời nhấn mạnh một lần nữa phong cách của ông. Ông tự liệt mình vào hang danh nhân, những người tài giỏi. Nguyễn Công Trứ kết thúc với khẳng định và kết thúc “Trong triều ai ngất ngưởng được như ông”. Đó là phong cách riêng biệt của nhà thơ.

   Cùng với một cách nghĩ khác về nhân cách nhà nho chân chính là Cao Bá Quát trong tác phẩm “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên cát) thể hiện tầm nhìn xa rộng của mình. Cao Bá Quát coi thường danh lợi, công danh trong xã hội phong kiến xưa đã bị thối nát. Đi trên cát mà cứ nghĩ mình đang đi trên đường công danh, bị sa lầy trong cát như vướng vào công danh. Một suy nghĩ sang tạo, cảnh báo công danh là bả mồi mà con người không nên vướng vào. Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đã có những suy nghĩ rất độc đáo tuy đã bị thấm nhuần tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo.

   “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện rõ cái sự khác biệt, “ngất ngưởng” trong suy nghĩ của ông về một nhà nho chân chính. Ông không ép mình bị trói buộc, đóng khuôn theo tư tưởng Nho học lỗi thời. Nguyễn Công Trứ đã tạo nên cái tôi, phong cách sống thật lạ, đặc trưng của riêng ông Hi Văn mà thôi. Chính Nguyễn Công Trứ, hay Cao Bá Quát hay những người có suy nghĩ như ông Hi Văn đã tạo nên một bộ mặt mới cho Nho học.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nhan-cach-nha-nho-chan-chinh-trong-bai-ca-ngat-nguong-cua-nguyen-cong-tru-c38a3527.html#ixzz7DNHmY3VI