K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2016

Địa danh Đà Nẵng có thể được giải thích theo ngôn ngữ Chăm có nghĩa là “sông lớn” hay “cửa sông cái”. Quả thật nằm trên tả ngạn sông Hàn kề bên cửa biển hiểm yếu này, địa danh Đà Nẵng đã được ghi trên các bản đồ vẽ từ thế kỷ XVI trở đi (như “An Nam hình thắng đồ”, “An Nam thông quốc toàn đồ”).
 
     Còn có một tên khác khá phổ biến về vùng đất này, đặt biệt là trong dân gian, đó là tên gọi gắn liền với con sông Hàn. Trên bản đồ vẽ vào thế kỷ XVII đã thấy ghi địa danh này. Địa danh Cửa Hàn không những được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, đồng thời cũng được người Âu Châu nhắc đến rất sớm. Cố đạo Buzomi đến Đàng Trong vào năm 1615 và vào dịp lễ Pâques năm ấy, ông lập một nhà thờ nhỏ tại một nơi được ghi là Kean, địa danh này cũng đã được ghi lại trên tấm bản đồ nổi tiếng của Alexandre de Rhodes vẽ năm 1666, nằm ở vị trí chân đèo Hải Vân. Địa danh Kean bắt nguồn từ cách gọi khá phổ biến đương thời, những nơi tập trung dân cư gọi là Kẻ (kẻ chợ…); Kean có nghĩa là Kẻ Hàn.
 
     Ngoài ra, còn có một tên gọi dành cho thành phố Đà Nẵng nữa, nó tồn tại suốt trong thời gian là nhượng địa của Pháp, và trở thành địa danh hành chính chính thức trước đó cũng như cho đến nay nhiều người Châu Âu vẫn còn quen gọi, đó là Tourane. Trong các bản đồ, sách vở, ghi chép của người Âu từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII… chúng ta đã thấy nhắc đến những địa danh như: Turon, Toron, Taraon, Touan, Touane, TouronTourane.
 
     Còn người Trung Hoa vẫn gọi nơi đây là Hiện Cảng. Chữ Hiện theo hai cách viết chữ Hán hoặc có nghĩa là “Cảng con hến” hoặc “Cảng núi nhỏ mà hiểm”; đều có thể giải thích là do hình thù của núi Sơn Trà được nhận thấy ngay từ ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng.
     Ngoài ra, nhân dân địa phương vẫn có thói quen gọi vịnh Đà Nẵng là Vũng Thùng (“Tai nghe súng nổ cái đùng, Tàu Tây đã lại Vũng Thùng bữa qua !” – ca dao); còn các nhà nho nói chữ thì gọi là Trà Úc, Trà Áo, Trà Sơn hay Đồng Long Loan.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tourane được mang tên Thái Phiên, nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân nổ ra vào năm 1916.
 
     Hai năm sau, thành Thái Phiên lại được đổi tên thành Đà Nẵng và tên gọi này được giữ cho đến ngày nay.

8 tháng 5 2016

quảng nam

Xích Quỷ

Văn Lang

Âu Lạc

Nam Việt

Bộ Giao Chỉ 

Giao Châu

7 tháng 4 2021
2879–2524 TCNXích Quỷ
2524–258 TCNVăn Lang
257–179 TCNÂu Lạc
204–111 TCNNam Việt
111 TCN–40 CNGiao Chỉ
40–43Lĩnh Nam
43–203Giao Chỉ
203–544Giao Châu
544–602Vạn Xuân
602–679Giao Châu
679–757An Nam
757–766Trấn Nam
766–866An Nam
866–967Tĩnh Hải quân
968–1054Đại Cồ Việt
1054–1400Đại Việt
1400–1407Đại Ngu
1407–1427Giao Chỉ
1428–1804Đại Việt
  

 

8 tháng 10 2017

Bảng thống kê:

Để học tốt Lịch Sử 6 | Giải bài tập Lịch Sử 6

10 tháng 4 2016

-Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chán và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.
tick nha bạn

1 tháng 5 2017

Ta cũng không biết.

1 tháng 5 2017

Tourane đến Hàn rồi đến Đà Nẵng.

27 tháng 4 2021

1/-năm 207 TCN

-được 1842 năm

2/- Nhà Hán, Nhà Ngô, Nhà Tùy, Nhà Đường, Nhà Lương, Nhà Triệu. 

nếu bạn thấy đúng thì tick cho mình

Chỉ mình cách tính thời gian ik :D

31 tháng 3 2017

a,Từ năm 179TCN cho đến TK X, nước ta chịu sự đô hộ của phương Bắc (Trung Quốc bây giờ). Vì vậy, trong sử cũ, người ta gọi giai đoạn từ năm 179TCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc.

b,-Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chán và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.

c,-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

31 tháng 3 2017

a, Vì trong suốt thời kỳ từ trước năm 179 TCN đến thế kỉ thứ X, nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ và thống trị nên sử cũ mới gọi là "thời kỳ Bắc thuộc"

b, Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chán và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.

c, Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

-Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

 

 -* Bảng các tên gọi khác nhau của nước ta theo từng giai đoạn bị phương Bắc đô hộ.

Thời gian

Triều đại đô hộ

Tên gọi

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

Nhà Triệu

 

Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

Năm 111 TCN

Nhà Hán

Châu Giao

Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Đầu thế kỉ III

Nhà Ngô

Giao Châu

Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI

Nhà Lương

Giao Châu

Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Năm 679 - thế kỉ X

Nhà Đường

An Nam đô hộ phủ

Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.

 

-* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.