K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

- Nghĩa của hai dòng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”: lo cho dân vì dân, là yêu nước, chống quân xâm lược đó là ngăn chặn mọi thế lực có thể làm hại đến dân, giữ yên cuộc sống, cho nhân dân hưởng thái bình hạnh phúc.

13 tháng 9 2023

Thanh xuân người mẹ bị tàn phai theo năm tháng

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Các từ đồng nghĩa với từ đỏ: thắm, hồng, đỏ au.

- Sự khác nhau về sắc thái nghĩa:

+ Thắm: chỉ màu đỏ đậm và tươi.

+ Hồng: chỉ màu đỏ nhạt và tươi.

+ Đỏ au: đỏ tươi, ửng đỏ một cách tươi nhuận.

- Những từ đó là những từ phù hợp nhất để miêu tả sự vật vì nó mang ý nghĩa, sắc thái liên quan đến sự vật đó.

14 tháng 9 2023

a. Câu phủ định: “làm sao” => xác nhận về việc người được nói đến không xác định, hiểu rõ về vấn đề gì đó.

b. Câu khẳng định => xác nhận về việc vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân.

c. Câu khẳng định => thông báo về hành động phải làm.

d. Câu phủ định: “chưa” => xác nhận về việc chị Dậu vẫn còn đang giận.

13 tháng 9 2023

- Trong hai dòng đầu của văn bản Nước Đại Việt ta, tác giả chỉ ra rõ tư tưởng cốt lõi của việc trị nước đó là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân”- làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc và “trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân.

13 tháng 9 2023

tư tưởng cốt lõi của việc trị nước là “yên dân” và “trừ bạo”

- Thạch Lam (1910 – 1942) sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương. Là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế

- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.

- Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1942),  “Ngày mới” (1939), “Theo dòng” (1941), “Hà Nội ba sáu phố phường” (1943), ...

14 tháng 9 2023

Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Lân, là một nhà văn Việt Nam thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông là em ruột của hai nhà văn khác cũng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

     Bài Hịch tướng sĩ đã cho em thấy tấm lòng yêu nước đầy thiết tha của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Chứng kiến quân giặc bạo tàn, xâm chiếm nước nhà, chứng kiến những khổ đau, giày xéo mà nhân dân phải gánh chịu ông không khỏi xót xa. Đất nước nguy nan, người anh hùng ấy chưa một giờ bình an, tâm trí vẫn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước. Ông mong muốn thông qua bài hịch có thể kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, tàn ác của kẻ thù. Từ đó, thể hiện một lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm phẫn, thù giặc sâu sắc cùng với một lòng quyết tâm đánh đuổi quân giặc trả lại một đất nước hòa bình.

- Từ Hán Việt: anh hùng, bạo tàn, hòa bình.

14 tháng 9 2023

- Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp (Chyngyz Aitmatov) (1928-2008) là một nhà văn, nhà văn học và chính trị gia người Kyrgyzstan.

- Là một trong những nhà văn hàng đầu của Kyrgyzstan và đã viết nhiều tác phẩm văn học có ảnh hưởng lớn tới văn hóa và xã hội Kyrgyzstan và nhiều nước khác trên thế giới.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Trung thần: bề tôi trung thành với vua.

+ Trung: trung thành.

+ Thần: người làm việc dưới quyền của vua.

- Nghĩa sĩ: người có nghĩa khí, dám hi sinh vì nghĩa lớn.

+ Nghĩa: người có nghĩa khí.

+ Sĩ: người có học vấn.

- Sử sách: sách ghi chép về lịch sử (nói khái quát)

+ Sử: lịch sử.

+ Sách: công cụ để ghi chép.

- Binh thư: sách viết về quân sự thời cổ

+ Binh: binh pháp.

+ Thư: công cụ để ghi chép.

13 tháng 9 2023

- Trung thần: từ dùng để gọi những vị quan trung thành với nhà vua.

Trung: Trung thành.Thần: Thần tử, người làm việc dưới trướng vua.

- Nghĩa sĩ: Người vì việc nghĩa mà hy sinh giúp đỡ người khác.

Nghĩa: người có nghĩa khí, dám hi sinh vì nghĩa lớn.Sĩ: người có học vấn

- Sử sách: sách ghi chép về lịch sử 

Sử: Lịch sử.Sách: Công cụ dùng để ghi chép.

- Binh thư: Sách bàn về binh pháp

Binh: binh pháp dùng để đánh trậnThư: Công cụ dùng để ghi chép.
13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Việc dời đô của Lý Công Uẩn mang lại ý nghĩa lớn cho vận mệnh đất nước và có tác động tích cực đến cuộc sống của nhân dân. Kinh đô Hoa Lư trước đó không thể phát triển đất nước được vì địa thế không tốt và cuộc sống của nhân dân còn khó khăn. Lý Công Uẩn đã đưa ra những lập luận và dẫn chứng thuyết phục để chứng minh việc dời đô đến Đại La là cần thiết và phù hợp. Đầu tiên, thành Đại La đã trở thành một nơi giao thoa văn hóa của các dân tộc và quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với những giá trị văn hóa mới và phát triển thêm các ngành nghề thủ công truyền thống. Thứ hai, việc dời đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và kiểm soát lãnh thổ, đồng thời mở rộng kinh tế và tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước lân cận. Thứ ba, thành Đại La đã trở thành trung tâm giáo dục và văn hóa của đất nước, thu hút được những tài năng và người học giỏi đến đây học tập và nghiên cứu. Như vậy, việc dời đô không chỉ là giải pháp phát triển đất nước mà còn là một sự chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Điều này cho thấy sự tầm nhìn xa trông của Lý Công Uẩn và ông đã để lại một di sản lớn cho đất nước và con người Việt Nam