K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bài 1 :hãy tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ bánh trôi nước ? ngoài lớp nghĩa đen bài thơ còn có lớp nghĩa bóng nói về vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến hãy chứng minhbài 2:điểm độc đáo mới lạ của bài thơ bánh trôi nước so với các bài ca dao than thân là gì ? qua đó em hiểu gì về bản lĩnh của HỒ XUÂN HƯƠNG.bài 3: có người cho rằng đoạn thơ...
Đọc tiếp

bài 1 :hãy tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ bánh trôi nước ? ngoài lớp nghĩa đen bài thơ còn có lớp nghĩa bóng nói về vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến hãy chứng minh

bài 2:điểm độc đáo mới lạ của bài thơ bánh trôi nước so với các bài ca dao than thân là gì ? qua đó em hiểu gì về bản lĩnh của HỒ XUÂN HƯƠNG.

bài 3: có người cho rằng đoạn thơ "sau phút chia li" chỉ thể hiện nỗi sầu của người chinh phụ,có người lại cho rằng nó thể hiện nỗi sầu chia li của người vợ và người chồng. em tán đồng với ý kiến nào ? vì sao?

bài 4: hãy viết 1 đoạn văn chiển đề theo câu chủ đề sau:

" nỗi sầu thương da diết của người chinh phụ trong buổi chia li đã nhuốm cả vào mây,trời,núi non,cảnh vật"

CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA NHANH NHÉ HÔM NAY MK CẦN GẤP

CÁM ƠN CÁC CẬU TRƯỚC NHA

0
19 tháng 4 2021

Hồ Xuân Hương - "Bà chúa Thơ Nôm" của làng văn học Việt Nam thời kì Trung đại. Cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong hôn nhân đã hình thành ở bà một lối viết văn độc đáo, chủ yếu viết về thân phận người phụ nữ và những khát khao thầm kín tận đáy lòng người con gái hừng hức sắc xuân. "Bánh trôi nước", một trong những thi phẩm làm nên tên tuổi của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, bài thơ mang giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc lại được lồng ghép khéo léo những yếu tố dân gian vừa gần gũi, vừa mới lạ đã khắc họa thành công nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa trên cả phương diện hình thể và tâm hồn.

Chất liệu dân gian là những giá trị, những sản phẩm cả vật chất lẫn tinh thần góp phần tạo dựng, hun đúc nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở định nghĩa đó, đặt vào trong bài thơ "Bánh Trôi nước", ta có thể thấy chất liệu văn hóa dân gian nằm ở hình ảnh bánh trôi nước, ẩn dụ cho người con gái Việt Nam xưa và những cách biến tấu ca dao, thành ngữ điêu luyện phù hợp với vần điệu của tác phẩm. Với hồn thơ phong phú và bút lực tài hoa, Hồ Xuân Hương đã đưa văn hóa cổ truyền dân gian vào trong hồn thơ của mình.

Chất liệu dân gian được thể hiện qua hình ảnh bánh trôi nước, biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp và vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, đồng thời cũng là số phận lênh đênh, tủi cực "phận đàn bà" trong xã hội xưa.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự tương đồng giữa hình ảnh chiếc bánh trôi nước và người phụ nữ đem lại những câu thơ thú vị. "Vừa trắng lại vừa tròn", vẻ ngoài trắng ngần, đầy đặn, tâm hồn trong sáng, chân thật. Đẹp là thế, thanh thuần là thế nhưng số phận lại "bảy nổi ba chìm", bấp bênh, trôi dạt, long đong lận đận. Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình. Nếu may mắn được gả vào gia đình tốt thì cuộc sống sẽ được yên ổn, bằng không thì chỉ có tương lai mịt mờ, thân phận bị rẻ rúng, chà đạp. "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn", lời thơ cất lên đầy chua chát, đắng cay. Thân là "phái yếu", xinh đẹp, mĩ miều là vậy nhưng lại không được nâng niu, trân trọng, số phận như một ván bài may rủi. Những lề thói, quan niệm phong kiến cổ hủ, lạc hậu ấy có dã man, tàn bạo, nhưng cũng không thể nào làm mất đi bản chất thiện lương, tấm lòng son sắt, chung thủy của người phụ nữ. "Tấm lòng son" ẩn bên trong lớp vỏ trắng ngần, vẻ đẹp cả tâm hồn, cả thể chất, phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. "Tấm lòng son" luôn hiếu thảo với cha mẹ, tấm lòng son dành cho đức lang quân, tấm lòng son cho con cái, hi sinh trọn một kiếp người. Biện pháp nhân hóa qua hình tượng bánh trôi nước vừa khắc họa được chân dung người phụ nữ dưới góc nhìn mới mẻ, vừa khéo léo lên án xã hội phong kiến ác độc, tàn bạo đã chôn vùi biết bao số phận người con gái mỏng manh, yếu đuối. Nghệ thuật ẩn dụ nhuần nhị mà tài hoa, khơi gợi trong lòng người đọc sự mến mộ, đồng thời là tình thương, sự đồng cảm với một kiếp "hồng nhan bạc mệnh".

Chất liệu dân gian thể hiện ở những câu ca dao, thành ngữ và motif điển hình của thơ ca dân gian truyền miệng. Mở đầu tác phẩm, nữ thi sĩ lựa chọn cách giới thiệu hết sức quen thuộc trong những bài ca dao: "thân em". Trong kho tàng văn học Việt Nam, cụm từ "thân em" được mở đầu cho rất nhiều những bài ca dao, thành ngữ tục ngữ như: "Thân em như dải lụa đào/ Phất phơ ngoài chợ biết vào tay ai", "Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân". Điểm chung của các câu vè này thường nói về số phận bấp bênh, long đong vô định của người phụ nữ. Với "Bánh trôi nước", nói về thân phận người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã rất khéo léo khi lựa chọn cách mở đầu mang đậm âm hưởng dân gian này. Motif quen thuộc đã được tác giả lồng ghép vào bài thơ, tạo nên nét đẹp vừa mới mẻ, vừa truyền thống. Không chỉ có vậy, thành ngữ "ba chìm bảy nổi chín lênh đênh" cũng được thu gọn và sử dụng một cách tinh tế, sắc bén. Câu thành ngữ cốt để nói lên sự vất vả, phiêu bạt của cuộc đời người con gái. Đặt trong hoàn cảnh thực tế của Hồ Xuân Hương, hai đời chồng đều là vợ lẽ, ắt hẳn đắng cay cuộc đời đều đã nếm trải. Có lẽ vì vậy, hơn ai hết, bà hiểu được tầm quan trọng của sự may mắn trong cuộc đời phụ nữ. "Bảy nổi ba chìm với nước non", số phận không nằm trong tay mình, không do mình định đoạt, một cuộc đời sóng gió, không nơi nương tựa. Cả hai yếu tố dân gian này đều tô đậm nỗi vất vả, đáng thương của cuộc đời người con gái, không có tiếng nói, không có quyền quyết định cuộc đời mình. Có lẽ vì quá buồn tủi, quá đau khổ cho số phận của mình, những người phụ nữ chỉ biết than thân trách phận qua những câu hò, câu hát để tự an ủi bản thân. Yếu tố dân gian đã hoàn thành trọn vẹn vai trò trong việc khắc họa chân dung kiếp đời khổ đau, nhịn nhục, nơi con người không được sống cho chính bản thân, nơi hủ tục và quan niệm trọng nam khinh nữ đã giết chết biết bao người con gái tài sắc vẹn toàn.

Cái hồn, cái thần của Hồ Xuân Hương được bộc lộ qua từng câu chữ. Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, chất liệu dân gian được thể hiện qua hình tượng bánh trôi nước và cách sử dụng ca dao, thành ngữ tục ngữ cùng motif "thân em" điển hình đã tạo nên tính độc đáo cho bài thơ. Một lần nữa, Hồ Xuân Hương đã làm tốt vai trò đề cao, thể hiện lòng yêu kính, trân trọng phụ nữ, đồng thời lên án xã hội bất công, lạc hậu đương thời. HÌnh tượng người phụ nữ tần tảo, khổ đau nhưng luôn giữ cho mình một tâm hồn trong sạch đã trở nên bất tử trong làng văn hóa Việt Nam.

19 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Mở bài:
+ Giới thiệu bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương - một bài thơ độc đáo, đã sử dụng thành công một sô chất liệu dân gian.
+ Khái quát những chất liệu dân gian mà bài thơ sử dụng: ca dao, thành ngữ.
Thân bài:
+ Khái quát nội dung bài thơ:
Mượn hình ảnh viên bánh trôi nước để nói về số phận và phẩm chất người phụ nữ trong xã hội cũ: dù cuộc đời trắc trở, nhiều sóng gió nhưng vẫn giữ trọn tấm lòng son sắt, thủy chung với tình đời, tình người.
Những chất liệu văn học dân gian mà bài thơ sử dụng và tác dụng của chúng.
+ Cụm từ “Thân em...” mượn từ chùm ca dao than thân của ca dao “Thân em như tấm lụa đào...”, “Thân em như miếng cau khô...”, “Thân em như trái bần trôi...”,...
-> Gợi nổi hờn tủi sâu xa trong thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” -> Sô phận lênh đênh, nhiều sóng gió, nỗi vất vả truân chuyên của người phụ nữ.
+ Thành ngữ “Đỏ như son” -> Tấm lòng son sắt, thủy chung không thay đổi với tình đời, tình người; tâm hồn, tấm tình đẹp đẽ, cao quý không thay đổi.
+ Điều đặc biệt là những chất liệu dân gian ấy đã được thay đổi về hình thức để kết hợp sáng tạo với ý thơ của bài thơ -> tài năng của nhà thơ.
Kết bài:
+ Những chất liệu dân gian kể trên đã góp phần quan trọng vào việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm.
+ Khẳng định giá trị tác phẩm.

22 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. 

Giải thích thành ngữ:

Thành ngữ ba chìm bảy nổi dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen.

Đặt câu:

 Cả đời cô ấy vất vả, bảy nổi ba chìm đến già.

22 tháng 10 2021

Thành ngữ: "Bảy nổi ba chìm" dùng để ví cảnh ngộ cuộc đời, thân phận của 1 người phụ nữ lên xuống, phiêu giạt, long đong, vất vả nhiều bề.

1 tháng 11 2021

- Thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Bánh trôi nước đc miêu tả cụ thể: trắng, tròn, chìm, nổi

- Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định.

- Trong hai nghĩa, nghĩa quyết định giá trị bài thơ là nghĩa thứ hai. Vì nghĩa thứ hai mới bộc lộ được tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm. Hình ảnh bánh trôi nước chỉ là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội xưa.

1 tháng 11 2021

rút ngăn lại được ko bạn.

9 tháng 10 2016

Câu 1:

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

 

Câu 2:

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó. Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam. Câu 3:Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.Chúc bạn học tốt! 
9 tháng 10 2016

Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. 

Câu 2:

 Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

 Câu 3:

bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.