K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018
Bố cục và ý chính của mỗi đoạn văn: – Bố cục bài văn: có hai đoạn. – Ý chính của mỗi đoạn như sau: + Đoạn 1 (Từ đầu đến … “thời kì lịch sử”): Nêu nhận định tiếng Việt là 1 thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy. + Đoạn 2 (phần còn lại): Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú (cái hay) của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của Tiếng Việt.
16 tháng 9 2016

Gồm 3 phần:

Mở bài: Từ câu mẹ tôi đến câu khóc nhiều

==> Bắt đầu cuộc chia tay của thành và thủy sau tiếng nói của mẹ

Thân bài: từ câu đêm qua đến câu anh xin hứa

==> Sự việc bắt đầu từ khi mẹ cất tiếng lên. Ôn lại những kỉ niệm, 2 anh em đến trường. Tâm trạng, cảm xúc diễn ra

Kết bài: Từ câu tôi mếu máo đến hết

==> Cảm xúc của người anh khi tạm biệt người em.

Chúc bạn học tốt!

16 tháng 9 2016

Bố cục :

Đoạn 1 : Từ đầu ......... hiếu thả như vậy .

=> Cảnh 2 anh em chia đồ chơi.

Đoạn 2 : Tiếp theo ........ trùm lên cảnh vật .

=> Thủy chia tay lớp học .

Đoạn 3 : Còn lại .

=> Hai anh em chia tay nhau .

 

6 tháng 9 2019

Vậy là một năm học mới lại bắt đầu. Hình ảnh của mùa khai trường đầu tiên vẫn còn đọng lại cho em một cách sâu sắc với những tình cảm non nớt cũng những hình ảnh về buổi khai trường đầu tiên của cuộc đời mình. Để rồi ngày hôm nay, dù đã lớn nhưng em vẫn luôn thầm biết ơn thây cô đã cho em được cảm nhận ngày khai trường đẹp nhất và ý nghĩa nhất trong cuộc đời của người học sinh.

Buổi khai trường đầu tiên. Khi ấy, em vẫn chỉ là một cô bé sáu tuổi. trong trí nhớ non nớt, hình ảnh của nhà trường là một nơi cao lớn với những người thầy, người cô nghiêm khắc sẽ đi cùng mình t rong suốt những quãng đường của thời học sinh. Sáng sớm, mẹ đã cho em mặc bộ quần áo đồng phục thật đẹp và còn mới đã được các cô phát cho từ mấy ngày trước. đó là một chiếc áo trắng đi liền với váy màu tím than. Mái tóc ngang vai được mẹ tết thành hai bím tóc nho nhỏ, đung đưa ở hai bên tai. Mẹ bảo ngày đầu tiên đi học cũng là ngày quan trọng nhất đối với một người học sinh.

Do đó, em cũng cần phải cố gắng thật ngoan ngoãn và biết nghe lời của thầy cô. Đúng tám giờ sáng, chuông báo của nhà trường vang lên. Phụ huynh không được vào trong trường nữa, mọi người chỉ được đứng ở ngoài cánh cổng để nhìn thôi. Em cảm thấy tò mò về tất cả mọi thứ. Dù đã được đi ngắm trường trước đo nhưng đây vẫn là lần dầu tiên em đi một mình và không có bố mẹ đi cùng. Tò mò và xen lẫn chút sợ hãi là cảm xúc của em lúc bấy giờ. Cô giáo phụ trách sau khi hỏi tên của các bạn đã phân ra theo từng lớp. Cô giáo chủ nhiệm của em là cô Hoa. Trong trí nhớ của em thì hình ảnh của cô hiện lên một cách dịu dàng với tà áo dài trắng thướt tha cùng những bông hoa cúc nhỏ hiện trên tà áo. Mái tóc của cô buông dài với nụ cười như tỏa ra ánh nắng mùa thu. Cô dịu dàng nói chuyện chúng em làm cho tất cả như không còn sợ hãi nữa. Tiếng trống trường đã điểm, từng hàng học sinh nối nhau đi vào phía cổng trường theo từng khối lớp. Trên tay của mỗi người là những đóa hoa tươi lắm, trên môi của chúng em lại nở những nụ cười tươi tắn nhất. Nhìn mọi thứ thật lạ lẫm nhưng em biết rằng, chỉ một thời gian nữa thôi, nơi đây sẽ là nơi mà em sẽ gắn bó trong suốt những năm tới với những kiến thức mới mà các thầy cô truyền đạt.

Chín giờ sáng, thầy hiệu trưởng lên đọc diễn văn và những phát biểu về những điều kiện của nhà trường và những lời động viên an ủi của thấy dành cho các em học sinh trong từng khối học. Mỗi khối học lại có những lời nhắc nhở khác nhau và những ưu nhược điểm và những gì cần phát huy khác nhau. Tiếp theo đo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị đã tập luyện và biểu diễn. Đó là những bài hát về thầy cô và mái trường cùng những bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Những tình cảm đó được các thầy cô khen ngợi rất nhiều. Em cùng các bạn bắt đầu làm quan với nhau và cùng nhau tìm cách ghi nhớ những hình ảnh đẹp nhất, gần gũi nhất của ngồi trường tiểu học thân thương. Đọng lại trong em là hình ảnh của những bức tường vàng, thỉnh thoảng hiện lên những khoảng có rêu phong cổ kính. Những dãy hành lang san sát nhau, những phòng học có cánh cửa màu xanh đứng cạnh nhau. Bên ngoài là chiếc trống trường, là nơi mà bác bảo vệ sẽ đánh trống báo hiệu những giờ ra chơi hay và lớp.

Em rất yêu trường của em. Dù đã qua khá lâu nhưng những hình ảnh của ngôi trường vẫn luôn in đậm trong suy nghĩ của em về cả ngôi trường và thầy cô- những người đã luôn dìu dắt em để em khôn lớn thành người

Bài làm

Em rất yêu trường của em. Dù đã qua khá lâu nhưng những hình ảnh của ngôi trường vẫn luôn in đậm trong suy nghĩ của em về cả ngôi trường và thầy cô- những người đã luôn dìu dắt em để em khôn lớn thành người. Từ hồi còn bé, tôi luôn nghĩ những ngày khai trường cũng như kỷ niệm tuổi thơ khác luôn được cất giữ trong một chiếc hộp sắt và theo thời gian nó sẽ bị mối mọt dần. Nhưng đến bây giờ thì tôi thấy ngược lại – những ngày khai trường sẽ lần lượt qua đi nhưng nó luôn còn mãi trong ký ức mỗi người, nhất là ngày khai trường đầu tiên. Để có thể trưởng thành, ai ai cũng phải có một lần đến trường. Và có lẽ đối với ai đã từng là học trò thì cái ngày khai trường đầu tiên bao giờ cũng là kỷ niệm sâu đậm nhất. Vào cái ngày ấy – cái ngày mà được coi là một bước ngoặt lớn của mỗi đứa trẻ, tôi cũng đi đến trường học. Đôi bàn tay của mẹ, lời chúc của cha luôn nắm chắc tay tôi, đưa tôi vững bước trên con đường học tập. Bây giờ, cứ mỗi khi nhớ lại ngày khai trường đầu tiên, tôi luôn tự cười một mình. Tôi cười vì cái sợ hãi trên khuôn mặt của mình khi không dám bước vào lớp. Mẹ đã không dắt tôi mà để tự tôi bước vào. Mẹ chỉ đứng đó và động viên tôi. Những lời động viên ấy như làm tôi nhớ lại bài học mà mẹ đã dậy tôi tối hôm trước. Mẹ dạy tôi cách chào hỏi, cách lễ phép với thầy cô, cách làm để xua tan nỗi sợ hãi mà bước vào lớp với biết bao bạn bè. Bằng sự dũng cảm của mình, tôi rụt rè bước vào lớp và ngồi vào cái bàn đầu tiên theo sự hướng dẫn của cô giáo. Những kỷ niệm trong ngày khai trường đầu tiên cứ hiện rõ trong tâm trí tôi mỗi khi chuẩn bị bước vào một năm học mới. Vào mỗi ngày khai trường, những cành cây đung đưa trong nắng sớm, ông mặt trời như cười tươi hơn để cổ vũ, động viên các bé có thêm một tuổi mới, cũng đã biết đến trường học, bạn bè, thầy cô. Đúng như vậy, ai ai cũng nhớ đến ngày khai trường đầu tiên của mình. Nó luôn là kỉ niệm đẹp nhất trong ký ức tuổi thơ của mỗi con người. Đối với tôi, ngày khai trường đầu tiên luôn sáng bừng trên con đường học tập của tôi, nó nhắc nhở tôi, động viên tôi khi tôi vấp ngã.

# Chúc bạn học tốt #

19 tháng 1 2017

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

10 tháng 2 2017

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

- Phần 1: giới thiệu chung về ghe xuồng

- Phần 2: giới thiệu về xuồng

- Phần 3: giới thiệu về ghe

- Phần 4: tổng kết lại

5 tháng 1 2019

Trình tự lập luận của bài:

- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống

- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên

   + Bữa ăn thanh đạm

   + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

   + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai

   + Giản dị trong lời nói bài viết

16 tháng 9 2020

Ở một vùng nông thôn xa xôi vô cùng trù phú có một ông lão nông dân, cả cuộc đời ông gắn bó với đất đai, mùa màng, cây trái.

Ông yêu lao động như yêu chính cuộc sống của mình, ông cho rằng nếu cần cù lao động nhất định cuộc sống của con người sẽ sung túc, giàu có, ấm no. Vì thế khi sắp lìa trần, ông cho gọi tất cả các con trai đến để dặn dò. Ông sợ các con không có được tình yêu đất đai như mình nên ông đã nghĩ ra một câu chuyện: -Các con ơi, cha cảm thấy mình đang sắp về với Tổ tiên rồi, cha muốn nói với các con một bí mật này, ngày xưa khi các cụ nhà ta đến vùng đất này gây dựng cuộc sống mới, các cụ có đem theo một hũ vàng, vì sau này không cần dùng đến nên các cụ đã cho chôn hũ vàng trên mảnh ruộng này, cha thực sự không biết rõ hũ vàng đó ở đâu nên bao năm nay cha cặm cụi trên mảnh đất này để mong tìm thấy. Tuy không tìm thấy được vàng nhưng nhờ mảnh ruộng này mà chúng ta luôn đủ ăn đủ mặc. Giờ cha mong các con chớ có dại dột mà mang bán mảnh đất này của chúng ta, các con hãy cày xới nó lên, cày thật sâu, cuốc thật bẫm, lật từng thớ đất lên để tìm hũ vàng của Tổ tiên chúng ta! Các con ông cùng đồng thanh nói: -Xin cha yên lòng, chúng con nhất định làm theo lời cha dặn! Nghe xong ông lão mỉm cười yên tâm nhắm mắt.

Những người con của ông là những chàng trai hiếu thảo, khỏe mạnh và chăm chỉ. Các anh quyết định sẽ làm theo lời cha căn dặn. Người anh cả nói: -Đợi vụ mùa này thu hoạch xong, chúng ta sẽ cùng nhau xới tung mảnh đất này lên! Người em thứ hai nói: -Tay em khỏe nhất, em xin nhận nhiệm vụ cuốc đất! Cậu em út nhẹ nhàng thưa: -Các anh ơi, con trâu nhà mình nó nghe lời em nhất, để em cùng nó cày xới đất, nhất định em sẽ không bỏ qua một mẩu đất nào đâu!

Tháng 8 năm ấy, mấy anh em cùng hăng hái vác cày cuốc ra đồng, họ làm việc từ khi trời chưa sáng đến khi mặt trời lặn xuống dãy núi phía xa mới cùng nhau về nhà nghỉ ngơi. Mảnh ruộng được lật từ dưới sâu lên từng khối đất to đen óng, được phơi khô nỏ, rồi lại được bừa nhỏ ra để tìm vàng, đất đai trở nên tơi mịn màu mỡ dưới bàn tay chăm chỉ của những người con. Chẳng mấy chốc mùa gieo hạt đã đến, mấy anh em nhìn nhau: -Khéo công sức của mình bỏ xuống sông xuống biển hết các anh ạ! Người em út nói. Người em thứ hai lại nói:- Sao chúng mình chẳng thấy vàng bạc ở đâu cả, dù chúng mình đã lật không bỏ sót một khoảnh đất nào? Người anh cả quyết định:- Thôi, tuy chúng  mình chẳng tìm thấy hũ vàng như lời cha dặn, nhưng chúng mình đã làm đất tơi ra rồi, giờ chúng mình nên trồng trọt cho khỏi phí!

Năm đó mưa thuận gió hòa, hạt lúa gieo xuống đất tốt lớn lên trông thấy, lúa nặng trĩu bông, hạt mẩy tròn căng, nhìn cả thửa ruộng vàng óng ngút ngàn hút tầm mắt, mấy anh em vô cùng sung sướng. Ngày lúa chín, ba anh em ra đồng kĩu kịt gánh lúa về, thóc đổ hết bồ này đến bồ khác trong nhà đầy tràn, còn phải quây thêm những bồ thóc mới để chứa mới vừa.

Ngày thóc lúa đã thu hoạch phơi cất khô khén xong xuôi, bên mâm cơm mừng mùa màng bội thu, chợt họ nhìn nhau và dường như mới thấu hiểu lời cha dặn dò, nhờ sự chăm chỉ của chính mình, họ đã thu hoạch được cả một mùa vàng.

Ông lão nông dân thật là một người tài trí, thông minh. Bài học ông dạy các con vô cùng thấm thía, chúng ta đi tìm vàng ở đâu, khi mà vàng đang ở ngay trong chính bàn tay của chúng ta. Nếu chúng ta luôn chăm chỉ lao động thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được kết quả tốt đẹp. Các con trai của ông đã nhận được một bài học giản dị về lao động. Em tin rằng họ sẽ trở thành những người nông dân cần cù, chăm chỉ và thông minh như người cha của họ.

Sách Cánh Diều bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân taXác định chủ đề , đề tài 1) Xác định phần mở bài và hãy nêu vấn đề , ý kiến (quan điểm của người viết về vấn đề).2) Xác định thân bài và cho biết nó có mấy đoạn ? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn ? Nhũng lí lẽ , dẫn chứng nào đã được nêun? Nhằm thuyết người đọc nghe theo ý kiến (quan điểm ) nào của tác giả ? Nhận xét về lí lẽ có rõ ràng...
Đọc tiếp

Sách Cánh Diều bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Xác định chủ đề , đề tài 

1) Xác định phần mở bài và hãy nêu vấn đề , ý kiến (quan điểm của người viết về vấn đề).

2) Xác định thân bài và cho biết nó có mấy đoạn ? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn ? Nhũng lí lẽ , dẫn chứng nào đã được nêun? Nhằm thuyết người đọc nghe theo ý kiến (quan điểm ) nào của tác giả ? Nhận xét về lí lẽ có rõ ràng , khách quan và có sức thuyết phục không? Nhận xét về dẫn chứng có tiêu biểu chân thực không? Đó là dẫc chứng thực tế hay văn chương? Trình tự lập luận như thế nào ? Có những phép tu từ nào ?

3) xác định kết bài và nó đã khẳng định diều gì ? Có những lời khuyên  nào được đưa ra?

0
28 tháng 1 2021

Bố cục của bài văn:

 

   Phần 1: Từ đầu đến “cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước.

 

   Phần 2: Tiếp đến “yêu nước”: Những biểu hiện của lòng yêu nước.

 

   Phần 3: Còn lại; Nhiệm vụ của chúng ta.

* Bố cục và nội dung nghệ thuật từng phần :

- Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước

- Phần 2 (tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta

- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của mọi người.

 

1 tháng 5 2020

Trình tự lập luận của bài:

- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống

- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên

   + Bữa ăn thanh đạm

   + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

   + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai

   + Giản dị trong lời nói bài viết

Bố cục:

    - Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Khẳng định phẩm chất cao quý, không mai một theo thời gian của Hồ chủ tịch.

    - Phần 2 (tiêp theo đến “Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”): đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.

    - Phần 3 (tiếp theo đến “trong thế giới ngày nay”): Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.

    - Phần 4 (đoạn còn lại): Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.