K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2022

Tham khảo:

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, địa bàn nằm trên ba cù lao là cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long bồi tụ nên (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Cổ Chiên dài 82 km).

Trước kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, nhưng sau đó càng ngày số người đến định cư ngày càng đông, chính sự di cư này kèm theo sự gia tăng dân số, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Bến Tre ngày trước được người Cam Bốt gọi là Sóc Treay (xứ cá) vì nhiều giống cá nằm rải rác trong tỉnh. Về sau người An Nam lập nên một cái chợ mà họ gọi là Bến Tre. Con rạch chảy ngang trước chợ và đổ vào Sông Hàm Luông nên cũng mang tên này.

Khi đặt chân lên đất Bến Tre, những lưu dân người Việt chọn những giồng đất cao ráo để sinh sống. Vùng đất Ba Tri được khai phá sớm nhất vì nơi đây là địa điểm dừng chân của các lưu dân theo đường biển. Lần hồi, dân cư ngày càng đông đúc, lập nên thôn, trại, làng.

Nhờ những kinh nghiệm trong sản xuất ở quê nhà, khi đến vùng đất mới mênh mông, những người dân đã tạo nên những cánh đồng bao la, những vườn dừa bạt ngàn, những vườn cây ăn trái tươi tốt. Chỉ trong hai thế kỉ, những vùng đất hoang vu đầy dã thú, các cù lao nằm ở cuối vùng sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã trở thành nơi sản xuất dừa, trái cây, gạo ngon nổi tiếng.

Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh là “Xứ Dừa”. Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là “quê hương của Phong trào Đồng khởi”, mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm, tiêu biểu nhất là trong năm 1960. Tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phía Bắc giáp Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền. Phía Tây và Nam giáp Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên. Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km.

Bến Tre có 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc đồng thời chia Bến Tre thành 3 phần là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê,… Đất Bến tre do phù sa sông Cửu Long bồi đáp. Đến đầu thế kỉ XVIII, phần lớn đất đai còn hoang vu, lầy lội, là nơi nhiều loài dã thú như cọp, heo rừng, trâu rừng, cá sấu, trăn, rắn sinh sống.

Nhưng đó chỉ là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong đã có các “lõm” dân cư vào khai phá sinh sống. Đó là những lưu dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào, chủ yếu là miền Trung, đa số là những nông dân nghèo khổ vào Nam tìm đất sống, nhất là vào thời gian quân Trinh lợi dụng chúa Nguyễn đang lúng túng trước phong trào Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh chiếm Thuận Hóa, Quảng Nam (1774). Ngoài ra còn có các thành phần khác như binh lính, trốn lính, tù nhân bị lưu đày, người có tội với triều đình, người Minh Hương hay một số người có tiền của vào khai phá,… Người di dân đến Bến Tre chủ yếu bằng đường biển và đường bộ, đa số là bằng đường biển.

Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn. Sân chim Vàm Hồ, thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò và vạc và các loài chim thú hoang dại khác cùng với rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây ổi, so đũa, đậu ván, mãng cầu Xiêm, dừa nước, đước đôi, bụp tra, chà là, ô rô, rau muống biển…

Cồn Phụng (Cồn Ông Đạo Dừa) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, có các di tích của đạo Dừa với các công trình kiến trúc độc đáo. Trên Cồn Phụng còn có làng nghề với các sản phẩm từ dừa và mật ong. Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong) thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả. Cồn Tiên, thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp. Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, vùng đất này thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch. Ngoài ra cũng có du lịch trên sông nước và các bãi như bãi Ngao, huyện Ba Tri.

Đối với những du khách yêu thích sông nước miền Tây thì Bến Tre là một điểm đến trước xa, nay gần.

là thế nèo

8 tháng 2 2022

25 tháng 3 2021

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Đô đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa-Thông tin cũ, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25/01/1991

Nơi đây thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).

Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý. Từ xa xưa, đền Đô luôn được các đời vua liên tục tôn tạo, mở rộng. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Thìn (1605), đền Đô đã được xây dựng lại ngay trên đất cũ và được khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý (Ảnh: Phạm Hải).

Đền Đô rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo. Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc"

Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện .Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng "Nam quốc sơn hà Nam đế cư..."

Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông

Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông

Khu ngoại thành đền Đô gồm Thủy đình, Phương đình (nhà vuông), nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng ).Thủy đình dựng trên hồ bán nguyệt, rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Thủy đình đền Đô xưa đã được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng

Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chỉ (thờ các quan văn) và võ chỉ (thờ quan võ) tiêu biểu nhất trong suốt 216 năm của vương triều nhà Lý. Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý . Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý...

Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý

Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Du khách về dự hội vừa dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý, vừa vãn cảnh vùng đất Kinh Bắc tươi đẹp

#Tham khảo!

25 tháng 3 2021

Cảm ơn câu trả ời của bạn nhưng thực tế mình muốn là một bài văn thuyết minh, không thì vết danfys chi tiết chứa mấy cái này thì có thể thấy trên các trang web khác

 Bình Dương – mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng in dạm trong tâm trí tôi nhất có lẽ là khung cảnh u nhã, thoát phàm của Chùa núi Châu Thới. Chùa Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ , có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay. Chùa Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư. Cổng chua bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cửa Tam quan có ba máy  cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – Hỉ xả…” . Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, tầng kế thờ Phật Thích Ca, tầng dưới là nơi thở Phật giáng sinh, các điện thờ này đều được trang trí bao lam sơn son thếp vàng với chạm khắc rồng phượng và chim muông hoa lá. Với những kiến trúc độc đáo của riêng mình, ngôi chùa ngày càng thu hút nhiều khách du lịch và trường tồn mãi với thời gian.

1 tháng 3 2021

Có bài khác không vậy ? Tại bài này lúc nãy có xem qua rồi ík 

28 tháng 3 2022

tham khảo

 Ở giữa sông có nhiều đảo nổi giữa dòng trông như một “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Phía bên kia sông là rừng đại ngàn Yok Đôn đầy kỳ bí và hoang sơ. Buôn Ðôn có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên. Buôn Đôn là nơi chung sống của rất nhiều sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái…Đây cũng chính là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Buôn Đôn hiện nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng trong nước và quốc tế.

28 tháng 3 2022

Tham khảo
Đắk Nông không chỉ có “tiếng cồng chiêng rộn rã ngân xa”, bạt ngàn cao nguyên, rừng già mà còn nổi tiếng với những thác nước hùng vĩ, mê hoặc lòng người. Khi mùa mưa vừa kết thúc, sông hồ đầy ắp nước trời, những dòng thác tràn đầy nguồn sống, tuôn chảy mạnh mẽ suốt ngày đêm. Nằm giữa núi rừng, với vẻ đẹp hoang sơ bí ẩn, gần như không có dấu chân của khách du lịch, đấy là những cảm nhận đầu tiên mà bạn khi đặt chân đến thác Lung Niêng, Gia Nghĩa – Đắk Nông.

Nằm giữa núi rừng, với vẻ đẹp hoang sơ bí ẩn, gần như không có dấu chân của khách du lịch, đấy là những cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến thác Liêng Nung, Gia Nghĩa, Đắk Nông.

Phố thị hoa vàng Gia Nghĩa mang trong mình một tương lai trở thành thành phố du lịch của tỉnh Đắk Nông. Xưa kia chỉ là nơi dừng chân nghỉ giữa đường của những chuyến xe Sài Gòn đi Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum… nhưng nay thị xã Gia Nghĩa, với khí hậu lý tưởng, lượng mưa ít, nhiệt độ trung bình ổn định, vị thế đẹp hứa hẹn trở thành Đà Lạt thứ 2, nhưng sẽ mang dấu ấn của người Việt, thay vì người Pháp.

Khi tới thị xã Gia Nghĩa, nơi nổi tiếng với nhiều con thác hung vỹ, chúng tôi chọn Liêng Nung là điểm đến cho mình. Thác Liêng Nung (hay còn gọi là thác Diệu Thanh) thuộc buôn N’Jriêng, nằm ngay bên QL28 hướng đi Lâm Đồng, chỉ cách thị xã Gia Nghĩa 8km. Rời xa những con đường uốn lượn, khu phố đông đúc trong thị xã chúng tôi đến với buôn N’Jriêng, buôn làng với hầu hết là đồng bào M’Nông sinh sống.

Thác Liêng Nung có cấu tạo rất đặc biệt, vách đá cao 30 m trên một cái hang lớn, nhô ra nơi dòng nước đổ xuống suối Đăk Nia bên dưới. Trần hang là những khối đá lục giác xếp liền kề nhau như một tổ ong đặc khổng lồ. Trong hang thảm thực vật sống động, bắt mắt nhưng rất khó tiếp cận những ngày này do đá rất trơn.

Tiến gần hơn về phía chân thác, nơi dòng nước mạnh mẽ đang đổ xuống, thậm chí không thể nhìn rõ vì bụi nước làm mờ mắt, nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được sự kỳ diệu của thiên nhiên.

Càng đi qua con đường nhựa, rồi đến những bậc thang càng dẫn ra xa phía thác bạn sẽ hiểu rằng con đường đang dẫn mình xuống thấp hơn. Và rồi ở khúc quanh cuối con đường nhựa, băng qua đoạn đường đất, bạn sẽ nghe tiếng thác đổ, âm thanh ấy lớn dần, dữ dội làm cho niềm phấn khích như được dâng trào cao hơn, bước nhanh hơn để đến được với ngọn thác tuyệt đẹp này.

Tuyệt cảnh Liêng Nung hiện ra sau những lùm cây, đầy choáng ngợp. Những hạt bụi nước li ti theo luồng không khí mà dòng thác tạo ra bay xa cả vài chục mét, cao tít lên ngang ngọn của những cây cao, ,át rượi. Những tia nắng rọi lên đám bụi nước ấy và cầu vồng xuất hiện. Một không gian đầy bụi nước, ướt nhẹp, những cây cỏ nhỏ cạnh chân thác bị hơi nước thổi dạt xuống. Cả núi rừng dường như nghiêng mình trước Liêng Nung, không còn một âm thanh nào khác, chỉ còn một màn độc tấu đầy kiêu hãnh, mạnh mẽ vọng vang.

Xung quanh khu vực nơi đây còn có các buôn làng dân tộc M’nông và Mạ sinh sống với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán đa dạng và phong phú, phù hợp cho việc tổ chức thực hiện các tour du lịch sinh thái, tìm hiểu bản sắc văn hóa cộng đồng, đồng bào thiểu số bản địa.

Tham quan thác Liêng Nung vào ngày lễ hội, du khách sẽ được mời tham gia cùng với dân làng và nghe già làng kể câu chuyện cổ thú vị của người M’Nông về nguồn gốc của thác Liêng Nung…

Liêng Nung vẫn còn rất hoang sơ, ít người lui tới. Có lẽ nơi này sẽ giữ được vẻ hoang sơ ấy cho tới ngày thị xã Gia Nghĩa vươn dậy trong hình hài thành phố du lịch. Và đồng bào M’Nông ở buôn N’Jriêng vẫn giữ cho mình một Liêng Nung hoang sơ, vắng vẻ, đầy tự hào. Còn du khách như chúng tôi khi lui tới đây vẫn vô tình bắt gặp phía xa xa, giữa rừng núi kia có một dải lụa trắng ai đó bỏ quên, chứ không phải những tấm biển chỉ dẫn du lịch, những hàng quán xôn xao…

21 tháng 1 2018

     Bài làm: ( mk thuyết minh về  Hồ Gươm )

Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Ở mỗi nơi đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng. Một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm. Bất kì ai đến  thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm. Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật , mặt nước hồ màu xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm. Đó là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội. Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng mà Hồ Gươm còn là di tích lịch sử gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của đất nước ta.

Khi nói về danh lam thắng cảnh này ta không thể không nhắc đến lịch sử hình thành và tồn tại của hồ. Hồ Gươm đã hình thành từ rất lâu đời, cách đây khoảng 6 thế kỉ,hiện nay hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào qua Hai Bà Trung, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên Hồ Gươm còn gọi được gọi với cái tên Hồ Lục Thủy.

 Hồ Gươm được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thống trả gươm thần cho rùa vàng của vị vua khai triều nhà hậu Lê người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh. Truyền thuyết kể rằng, thờ giặc minh đô hộ nước ta chúng rất hung ác gây ra nhiều tội với nhân dân ta làm cho nhân dân ta làm cho dân ta sống trong cảnh khổ cực. Khi Lê Lợi (tức vua Lê Thái Tổ) dựng cở khởi nghĩa của Lam Sơn, có một ngư dân mò được một lưỡi gươm sau đó chính ông nhặt đươc một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi dạo thuyền trên Hồ Lục Thủy bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói “Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Lang quân” Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, vừa giơ gươm ra thì gươm liền bay về phía rùa thần. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và từ đó Hồ Lục Thủy có tên gọi mới là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh của người dân Thăng Long Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Rùa là một trong bốn con vật linh thiêng trong tâm thức văn hóa dân gian. Giống rùa quý nay vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hàng năm có đôi lần nhô lên mặt nước, thật may mắn cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi trên mặt hồ.

Có hai lần hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo rùa. Đầu thế kỷ 19 người ta đã xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc và gọi là Chùa Ngọc Sơn. Không lâu sau đó chùa Ngọc Sơn không thờ phật nữa mà chuyển sang thờ thần Văn Xương Đế Quân nên đền Ngọc Sơn.

Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong Hồ Hoàn Kiếm có cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được thiết kế cong cong hình vòng cung, trông rất đẹp mắt, là lối duy nhất đưa du khách vào đền Ngọc Sơn.

Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh này, ta quên hình ảnh rặng liễu, những hàng lộc vừng thướt tha, rủ bóng quanh mặt hồ. Xung quanh bờ hồ được trồng rất nhiều loài hoa, cây cảnh làm sáng rực lên một danh lam thắng cảnh của Hà Nội. Hình ảnh Hồ Gươm lung linh như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng người dân Hà Nội bao đời nay. Người dân Hà Nội sống xung quanh khu vực hồ thường có thói quen đi tập thể dục vào buổi sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Từ người già đến trẻ nhỏ đều thích ngồi trên ghế đá quanh hồ để ngắm vẻ đẹp của Hồ Gươm. Tiếng chim hỏi líu lo mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp không chỉ đắm chìm trong hơi thở mà thiên nhiên quan hồ rất thơ mộng. Đến Hồ Gươm ta nhìn thấy những cắp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Hồ Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở nên tấp nập và sinh động hơn.

Không phải là hồ nước lớn nhất thủ đô song với nguồn gốc đặc biệt, Hồ Gươm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống, tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ kính, Hồ đã mở ra một khoảng không gian đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có những cảnh đẹp và hơn thế hồ gắn liền với huyền sử là biểu tượng khát khao hòa bình.

Không thể dùng từ gì để thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm để có thể miêu tả hết vẻ đẹp của hồ. Hồ Gươm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa. Mùa xuân đậm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa. Mùa hạ ùa về từng cơn gió lồng lộng, thổi đi cái oi bức của phố phường, đâu đó trên những cành cây râm ran tiếng ve gọi hè. Mùa thu với màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ hư thực đã làm say đắm bao nhà nhiếp ảnh tài hoa. Mùa đông đi giữa những cơn mưa lá vàng chân nhẹ bước trên những thảm lá vừa rụng, xuýt soa với cái rét và những giọt mưa phùn lất phất bay.

Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta. Trải qua bao chặng đường lịch sử phát triển của đất nước, Hồ Gươm vẫn đẹp, vẫn thơ mộng và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước. Mùa nào tính ấy, Hồ Gươm mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hòa bình của tổ tiên xa xưa.

21 tháng 1 2018

rên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành.  Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là

 cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long nlur một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thểVịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.

Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.



 

28 tháng 1 2018

Tôi được sinh ra và lớn lên từ Bến Tre - mảnh đất hiền hòa đầy thân thương. Nơi được mệnh danh là “ XỨ DỪA” nổi tiếng gần xa. Dù có đi đâu xa, mỗi lần nghe nhắc “Bến Tre” là lòng tôi bùi ngùi nhớ về nơi ấy. Bến Tre là vùng đất được hình thành do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp. Trước đây phần lớn đất còn hoang vu lầy lội, là nơi nhiều dã thú sinh sống. Rồi được những lưu dân từ miền Bắc và miền Trung vào khai phá, đa số là nông dân nghèo khổ, tù nhân bị lưu đày hay một số người có tiền của,... Khi đặt chân lên đất Bến Tre, họ chọn những dãy đất giồng cao ráo để sinh sống. Ba tri là nơi được khai phá sớm nhất vì đây là địa điểm dừng chân của các ngư dân đi theo đường biển. Về sau cư dân càng đông đúc và lập nên nhiều thôn làng mới. Với những kinh nghiệm sẵn có ở quê nhà, khi đến vùng đất mới này, người dân nơi đây đã biến những vùng đất hoang vu, đầy dã thú thành những ruộng lúa rộng lớn, những rừng dừa bạt ngàn, vườn cây ăn trái tươi tốt, nơi sản xuất dừa ngọt trái ngon, gạo thơm và nổi tiếng chỉ trong hai thế kỉ. Về mặt hành chính, Bến Tre từ một địa phận của tỉnh Vĩnh Long, sau ngày 01/01/1900, được công nhận là tỉnh Bến Tre ( gồm 3 cù lao Bảo + Minh + An Hóa ) Lược đồ hành chính Bến Tre Nhìn trên bản đồ, toàn tỉnh Bến Tre có dạng một tam giác, đỉnh nằm ở phía thượng lưu sông Hàm Luông và đáy là đường bờ biển dài khoảng 65 km, chiều cao của tam giác theo hướng Tây Bắc- Đông Nam dài khoảng 75km. Diện tích tự nhiên của tỉnh Bến Tre là 2361 km2. Bề mặt địa hình thể hiện đặc trưng: thấp, bằng phẳng, độ cao từ 1-2 m, có hướng thấp dần từ Tây Bắc- Đông Nam do chịu sự chia cắt của các nhánh sông tạo thành nhiểu cù lao. Còn có các dãy giồng cát song song với đường bờ biển Địa hình cồn trên sông ở Bến Tre Tỉnh Bến Tre có khí hậu cận xích đạo, phân làm hai mùa là mùa mưa và mùa khô, ít chịu ảnh hưởng của gió bão, thiên tai. Hệ thống sông, rạch ở nơi đây được hợp thành bởi bốn nhánh sông lớn của hệ thống sông Cửu Long. Ngoài ra còn một hệ thống sông, rạch nhỏ và kênh đào tạo thành mạng lưới thủy văn dày đặc. Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa và thủy triều, có ảnh hưởng quan trọng đến việc tưới tiêu, tháo chua, rửa mặn trên đồng ruộng, vận tải trên sông. Tuy nhiên chế độ thủy triều cũng là nhân tố đưa nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, nhất là vào mùa khô. Đất phù sa chiếm đa số và còn nhiều loại đất khác thích hợp cho việc trồng lúa và các loại cây lâu năm. Cây dừa là cây công nghiệp mũi nhọn của Bến Tre, có vai trò to lớn trong việc cung cấp sản phẩm cho ngành thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm. Bởi thế, các hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm dừa góp phần giải quyết việc cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Hiện nay dừa không chỉ có giá trị trong nước mà còn vươn lên trên thị trường thế giới. Từ cây dừa, những nghệ nhân xứ dừa đã tạo ra hàng trăm sản phẩm độc đáo: thảm xơ dừa, lưới xơ dừa, bình hoa, túi xách và các sản phẩm khác phục vụ trong việc nội trợ. Sản phẩm mỹ nghệ từ dừa Bến Tre cũng là nơi có lịch sử đấu tranh vẻ vang tiêu biểu là phong trào Đồng Khởi(1960) Đội quân tóc dài ra đời trong phong trào Đồng khởi của tỉnh Bến Tre năm 1960 sau khi có Nghị quyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam số 15 mở ra con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang của những người Cộng sản miền Nam, phát động hàng chục triệu lượt quần chúng nổi dậy thành cao trào Đồng Khởi. Phong trào bắt đầu bùng nổ ngày 17/1/1960 tại 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh của huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Sau đó phong trào đã lan rộng ra 47 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Bến Tre. Dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, lực lượng phụ nữ này đã giành quyền kiểm soát 22 xã, phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ cho 22 xã khác. Trong cuộc nổi dậy này, đã xuất hiện người nữ lãnh đạo tài năng là bà Nguyễn Thị Định. Từ đó, nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành một nhà lãnh đạo và biểu tượng của Đội quân tóc dài. Tên tuổi của bà đã gắn liền với Đội quân tóc dài và phong trào đấu tranh của phụ nữ ở miền Nam Việt Nam. NỮ TƯỚNG NGUYỄN THỊ ĐỊNH (1920 -1992) Và ngày nay tôi vẫn luôn tự hào về lịch sử đấu tranh ấy, luôn nhớ ơn công lao to lớn đó. Ngày nay các vị anh hùng tuy đã hy sinh nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng người dân Bến Tre. Những việc làm mãi để lại dấu ấn sâu đậm và được ghi trong sử sách dân tộc, chẳng bao giờ vụt tắt mà sáng mãi trong lòng người dân Việt Nam. Vì thế để ghi nhận công ơn ấy, các cấp lãnh đạo ở Bến Tre đã cho xây dựng những tượng đài tưởng niệm như: tượng đài Đồng Khởi, tượng đài chiến thắng trên sông,...cùng các đền thờ lưu niệm một số anh hùng Tượng đài Đồng Khởi Đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định Với những chính sách của Bến Tre đã đưa nền kinh tế nơi đây hội nhập cùng các nước ngoài. Nền nông nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, gắn với chế biền và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngành trồng trọt chủ yếu của Bến Tre là dừa, cây ăn trái, lúa, mía,... và được trồng theo các vùng chuyên canh lớn, tạo ra các sản phẩm mang tính hàng hóa cao (dừa sản lượng 420173 tấn - 2010) + Lúa ở Ba Tri , Thạnh Phú, Giồng Trôm, Bình Đại,... + Dừa ở Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành,... + Cây ăn trái ở Chợ Lách, Giồng Trôm, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc,.. + Mía ở Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Bình Đại,... Ngành trồng trọt ở Bến Tre Ngành chăn nuôi đã và đang phát triển theo hình thức chăn nuôi trang trại, chuyển đổi giống mới có năng suất cao,... tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có hướng tăng dần, trở thành nghề sản xuất chính. Ngành chăn nuôi ở Bến Tre Ngành thủy sản là một trong các thế mạnh kinh tế của tỉnh Bến Tre, đóng góp 15% tổng giá trị sản xuất của tỉnh (2009) đang được đầu tư phát triển theo hướng tăng cường nuôi trồng, đẩy mạnh các dịch vụ thủy sản và khai thác thủy sản vủng khơi. Trong nuôi trồng thủy sản chú trọng phát triển hình thức nuôi thâm canh, nuôi các loài thủy sản có hiệu quả kinh tế cao ( tôm sú, tôm thẻ, nghêu, cá bè...) Nuôi cá bè trên sông * Công Nghiệp: sản xuất công nghiệp có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triền chung của nền kinh tế, nhưng còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh (18.5%_2010) theo thành phần kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tăng tỉ trọng của kinh tế ngoài nhà nước; kinh tế nhà nước chỉ nắm giữ các ngành công nghiệp trọng yếu nhất là phát triển công nghiệp chế biến. Các sản phẩm chế biến là: thủy sản, dừa chế biến, đường, bánh kẹo,.. có áp dụng các thiết bị hiện đại. Còn nghành tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm đa dạng góp phần giài quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Chế biến thực phẩm đông lạnh * Dịch vụ: giao thông vận tải gồm đường bộ và đường sông. Hệ thống đường bộ tỉnh Bến Tre có hai quốc lộ chính là quốc lộ 60+ quốc lộ 57, đủ tiêu chuẩn đảm bảo giao thông thông suốt đến các địa bàn trong tỉnh. Cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông mới được đưa vào sử dụng đã phát huy tốt hiệu quả của hệ thống đường bộ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế_ xã hội của tỉnh. Hệ thống bưu chính, viễn thông của Bến Tre có tốc độ phát triển khá nhanh. Thương mại phát triển mạnh ở Thành phố Bến Tre và các thị trấn. Hoạt động ngoại thương của tỉnh có sự phát triển tích cực. Chợ Bến Tre Du lịch có tiềm năng phát triển nhất là du lịch sinh thái _ văn hóa. Số lượng khách du lịch tăng khá nhanh, Bến Tre đang thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng và phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch,... nhằm đưa hoạt động du lịch trong tương lai gần, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Một số điểm du lịch sinh thái ở Bến Tre. Bến Tre, xứ sở tôi yêu là thế đó. Mong rằng mảnh đất này mãi mãi tươi đẹp, xanh tốt để mang đến đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân quê tôi. Tôi nguyện sẽ cùng mọi người góp phần xây dựng hoàn thiện nó để nó ngày càng phát triển và sánh vai cùng các Thành phố lớn của cả nước. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh. Ngoài các kiến thức về Lịch sử, Địa lý, còn có thể kết hơp kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý, hóa học,.. ở các dạng đề thuyết minh về đồ vật, hiện tượng,… Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống.