K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

25 tháng 12 2017

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.



Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

20 tháng 12 2019

Bánh j z

23 tháng 11 2017

Mình thuyết minh về bàn học nha


Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng  – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến  bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế  bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách  bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.
 

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.
 

23 tháng 11 2017

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng  – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến  bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn họcthường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế  bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách  bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

26 tháng 12 2018

Sáng nay, một cơn gió se se lạnh lùa vào phòng gọi em thức dậy. Thì ra hôm nay mùa đông đã về rồi. Em thích mùa đông một phần cũng là bởi em được khoác lên mình chiếc áo đồng phục.

Chiếc áo đã giúp giữ ấm cho em trong suốt cả một mùa đông. Chiếc áo đồng phục mùa đông của em được may bo gấu. Áo có hai màu, thân trên có màu trắng, thân dưới có màu xanh lá cây. Vải áo được làm là vải gió nên mặc vào có cảm giác mềm mại. Em có thể thoải mái vận động khi mặc chiếc áo này.

Chiếc áo này được may khá rộng. Nhưng nhờ vậy vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, em có thể mặc thêm một chiếc áo khoác dầy ở bên trong. Vào những ngày se se như hôm nay thì chỉ cần mặc chiếc áo khoác đồng phục này là đủ ấm rồi. Chiếc áo có hai lớp, lớp bên ngoài là vải gió nên có thể cản được gió. Bên tay trái của áo có in hình phù hiệu trường tiểu học của em. Mỗi lần mặc chiếc áo lên người em lại thấy vô cùng hãnh diện về điều này. Chiếc áo chính là người bạn đồng hành cùng với em trong những ngày mùa đông lạnh giá.

Em rất thích chiếc áo đồng phục mùa đông này. Nhờ có áo mà em sẽ không bao giờ phải lo bị lạnh mỗi khi mùa đông về

14 tháng 1 2019

Chẳng bao lâu, tôi đã là học sinh lớp bốn. Đây chính là năm học thứ hai tôi học ở ngôi trường mới vừa khang trang, lộng lẫy. Tất cả mọi thứ đều rất mới lạ. Nào thì cấy cối xanh mướt, nào thì bạn bàn học rồi thì chị ghế… Tất cả mọi thứ đều làm cho ngôi trường thêm xanh, sạch hơn, đặc biệt là chiếc áo đồng phục mới. Khi những cơn gió mát mẻ của mùa thu đã nhường chỗ cho những cơn gió hiu hiu lạnh đầu mùa thì đấy cũng là lúc người mẹ thân yêu của tôi mua cho tôi một chiếc áo đồng phục mùa đông vì bạn áo đồng phục cũ đã gắn bó với tôi từ những ngày đâu được bước chân vào ngôi nhà thứ hai của tôi đã chật và ngắn rồi.

Chao ôi, chiếc áo mới tuyệt đẹp làm sao! Màu sắc được hòa quyện với nhau một cách thật tinh tế, hoàn hảo. Nhìn thoáng qua, chiếc áo có hai màu được pha trộn với nhau, đó chính là màu đỏ mận và màu ghi xám. Trước tiên là phần cổ, nó được thiết kế một cách rất công phu và ấm áp với chất liệu bằng len. Chắc hẳn là vì nhà trường rất quan tâm tới sức khỏe của học sinh mỗi ngày đến trường vừa ấm áp,vừa thoải mái lại mềm mại,đáng yêu. Được bao phủ ở ngoài là một màu đỏ mận tươi tắn,tiếp theo là đến một màu xanh lục mạnh mẽ và cuối cùng là một màu ghi xám. Mỗi khi tôi nhìn lại vào chiếc cổ áo, nó gợi cho tôi cảm giác như hình ảnh mẹ đang ôm đứa con của mình vào lòng một cách đầy yêu thương, trìu mến. Trên thân áo được pha bởi hai màu đó là màu đỏ mận và ghi xám hài hòa. Bên ngực trái được đính một chiếc logo vô cùng xinh xắn có in hình biểu tượng Trường tiểu học Chu Văn An. Hai tay áo được may bằng vải rộng rãi, thoải mái khi cử động. Áo rất ấm và mềm mại vì may bằng chất liệu vải ni-lông sẽ cản gió giúp người mặc có thể cảm thấy nhẹ nhưng đầy ấm áp. Chiếc áo này hoạt động tích cực đặc biệt là vào những ngày mùa đông giá rét. Còn khi mùa hè về thì đây cũng là một kì nghỉ hè của chiếc áo. Vì lúc này nó chỉ có việc là nằm ngủ trong tủ quần áo để nạp lại năng lượng phục vụ cho các bạn nhỏ vào một mùa đông tiếp theo.

Chiếc áo này tôi đã mặc được gần bốn tháng và mỗi khi khoác chiếc áo đến trường tôi lại cảm thấy tự hào khi là một học sinh của ngôi trường mang tên người thầy giáo Chu Văn An. Chiếc áo này thật rất có ý nghĩa đối với tôi. Tôi tự nhủ rằng: mình sẽ chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô. Con xin cảm ơn mẹ, cảm ơn thầy cô đã dành mọi sự quan tâm cho chúng con!

PTĐT- Sau khi ngăn đập, hồ Thượng Long hay còn gọi (hồ Ly) trở thành một trong 10 hồ có trữ lượng nước lớn nhất tỉnh, hồ có khả năng tưới cho trên 500ha lúa và cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn người dân ở  xã Thượng Long, Nga Hoàng, Hưng Long, Phúc Khánh, Đồng Thịnh và thị trấn Yên Lập. Đập ngăn nước đã tạo nên một hồ nước xanh như viên ngọc giữa núi rừng.

Sáng sớm tinh mơ, tiếng gà gáy trong không gian yên tĩnh đánh thức chúng tôi dậy với cái se lạnh đầu đông. Thượng Long, một xã của huyện Yên Lập vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ của cảnh vật và bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao, người Mường bản địa. 

Vượt dốc Đá Thờ mời anh đến quê em
Yên Lập đây, núi rừng xanh ngút ngát
Khe Cháu, Khỉ Dòm… ẩn ào con thác
Tiếng của đại ngàn ca hát đã ngàn năm.
Đập Thượng Long, hồ Ly trong đêm trăng
Quê hương em đẹp bồng bềnh hư ảo
Xúng xính Mường, Dao khoe sắc màu váy áo
Điệu múa sênh tiền bao du khách nao nao

Hồ Ly được tạo từ hai khe nước là khe Ly và khe Chanh. Người dân địa phương đã lấy tên khe Ly đặt tên gọi cho hồ. Hồ Ly có vẻ đẹp non nước hữu tình mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nơi đây với cảnh đẹp yên bình thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp hình và trải nghiệm thú vị khi khám phá văn hóa dệt thổ cẩm, thưởng thức những đặc sản của bà con dân tộc người Dao, Mường tại địa phương. Buổi chiều hôm trước chúng tôi đến đây khi mặt trời chuẩn bị khuất núi. Đứng trên mặt đập, ngắm nhìn cây cầu treo dài 117m rộng 2m như một sợi tơ chùng vắt qua mặt hồ xanh thẳm, mùi quế thơm ngào ngạt từ những chồng cành quế khô trên những chiếc thuyền máy đang được người dân vác chất lên xe tải bán cho cơ sở sản xuất tinh dầu quế. Men theo bờ đập lên cầu, có thể ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của núi rừng, vẻ đẹp hiền hòa của mặt hồ phẳng lặng. Một bác nông dân đang dong đàn trâu thong thả qua cầu sau một ngày lên nương. Cuộc sống về chiều nơi đây diễn ra bình dị đến vậy, là chốn an yên, bình lặng sau cái xô bồ, nhộn nhịp của nơi phố xá đông đúc. Tất cả những điều đó, đều làm chúng tôi và bất cứ ai lưu luyến khi tới với hồ Ly. Tạm gác lại những suy nghĩ miên man, dạo một vòng quanh hồ, chúng tôi bắt gặp những đứa trẻ đi lấy củi trở về, trên tay cầm một vài cành lá quế tươi, những nụ cười hồn nhiên trên gương mặt ngây thơ của chúng gợi lại ký ức tuổi thơ không dễ gì có được.    
    
Bước xuống thuyền du ngoạn lòng hồ mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp tiềm ẩn của hồ Ly. Nơi đây được tạo hóa ban tặng, cùng với những nét sơ khai, chưa có sự can thiệp nhiều của con người như vẽ lên một bức tranh thủy mặc sống động. Xung quanh hồ là những cánh rừng keo, quế bạt ngàn, hun hút của đồng bào dân tộc Dao và Mường kết hợp với màu xanh trong vắt của nước hồ khiến bất cứ ai cũng có cảm giác như được hòa mình vào thiên nhiên mà tức cảnh sinh tình. Phóng tầm mắt ra xa, có thể thấy những dãy núi ẩn hiện sau làn mây mờ. Thuyền chúng tôi rẽ qua những khe hồ, bắt gặp những người dân bản địa hoặc du khách đang ngồi câu cá. Khung cảnh mới yên bình, thư thái làm sao!. Trong tiết chớm đông, một chiếc thuyền nan nhỏ rẽ nước phía trước thuyền của chúng tôi, người đàn ông bơi thuyền như một lữ khách đang chia đôi trời, nước về hai phía đẹp như một bức tranh mà bất kỳ ai cũng phải trầm trồ. Trên dãy núi, đồi là bạt ngàn rừng quế. Ông Trần Đình Xuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Long chia sẻ: Ngoài vai trò rất quan trọng trong đời sống nông nghiệp, thiên nhiên xung quanh hồ chưa có sự can thiệp của con người, hồ Ly đang được xem là điểm đến đầy tiềm năng của địa phương, đặc biệt vào ngày thứ 7 và chủ nhật đã có rất nhiều lượt khách tới tham quan, chụp hình. Diện tích mặt nước rộng và có nơi độ sâu trên dưới 15m khu vực hồ Ly còn có tiềm năng về thủy sản thích hợp phát triển  thành khu du lịch sinh thái của tỉnh.

Nhìn mặt trời dần lùi sau những dãy núi, tôi nhận ra hồ Ly có một gam màu đậm rất cổ kính không phải vì màu của trời chiều. Đó chính là màu từ những cánh rừng quế, đồi keo xanh mướt, hơi nước bốc lên từ mặt hồ, làn khói chiều lan tỏa từ những mái nhà sàn trên các đảo nhỏ trên hồ.

Thuyền quay lại bờ, chúng tôi trở về con đường cũ để chuẩn bị cho buổi giao lưu với đồng bào địa phương. Buổi tối, không khí thật tuyệt vời, người dân trong bản đều đến nhà văn hóa thôn Móc. Mọi người giao lưu vui vẻ, cụng ly rượu ấm và thưởng thức món xôi nếp thơm, cá rán được câu từ hồ... và xem điệu múa dân tộc do bà con tự thể hiện. Sẽ không có ai nỡ từ chối trước sự hiếu khách của người dân nơi đây với những món đặc sản địa phương thơm ngon dân giã. Với tiềm năng khai thác du lịch sinh thái hồ của địa phương. Nếu được đầu tư, xây dựng, khu vực hồ Ly có thể trở thành khu du lịch sinh thái, cùng với du lịch khám phá, trải nghiệm bằng các hoạt động: Bơi thuyền, câu cá, tham quan các bản làng dân tộc Dao, Mường ven hồ. Và những món ăn đặc sắc, cùng với các sản phẩm núi rừng, các mặt hàng thổ cẩm của bà con nơi đây. Những phong tục của người bản địa bao đời đã tạo nên văn hóa đặc sắc là những điều khó quên. 

Đến hồ Ly vào mỗi mùa sẽ có những cảm nhận thú vị khác nhau nhưng có một điểm chung là màu xanh của núi đồi phản chiếu mặt nước xanh trong và phẳng lặng, khiến cảnh quan rất dễ mê hoặc những ai nặng lòng với thiên nhiên. Giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống nông nghiệp của tỉnh, với cảnh quan trữ tình thơ mộng của mình hồ Ly cũng được xem là điểm đến đầy tiềm năng cho ngành du lịch. Ai đã từng một lần đi thuyền trên hồ, thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên mới có thể cảm nhận được hết về nơi này. Trong khi chưa có các dự án nuôi trồng thủy sản và du lịch nào được triển khai, cảnh quan hồ Ly vẫn là nơi lý tưởng cho những ai ưa thích du lịch sinh thái và thưởng thức không khí yên bình thư thái giữa những cánh rừng quế thơm ngát.

28 tháng 12 2020

thank bn

16 tháng 12 2019

Lứa tuổi nhi đồng rất hiếu kì, chúng cần phát triển toàn diện về mọi mặt. Điều kiện ăn uống cũng là một phần để giúp các em ở lứa tuổi này nạp năng lượng dinh dưỡng.Một trong những món đó là Cơm gà , món này tốt cho sức khỏe, làm nhanh và cực kỳ hấp dẫn.

Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây để món ăn ngon và hấp dẫn hơn : Gà ta 1 con khoảng dưới 1,5 kg,Gừng, tỏi, ớt, chanh, muối đường, dầu hào,Gạo bắc thơm (hoặc gạo tám thơm) Tiếp theo Làm gà sạch rồi cho vào nồi luộc. Khi luộc cho vài lát gừng, chút muối và nhánh hành vào. Gừng, hành có tác dụng làm khử mùi cho gà và nồi nước dùng. Khi nồi luộc sôi được khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp và cứ để ngâm gà như thế khoảng 30 – 40 phút là gà chín dừ mà không bị nát. Trong thời gian đó chúng ta chế biến nước tương để rút ngắn tgian lại . Nước tương bao gồm 2 thìa mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa chanh, 2 nhánh tỏi to băm nhuyễn, gừng 1 nhánh băm nhuyễn, 2 thìa súp tương ớt, 1/2 thìa nước sôi nguội. Đánh tan số gia vị này lên bạn sẽ có một bát súp chấm gà ngon tuyệt. Sau khi gà chín vừa ngon , ta Vớt gà ra để ráo. Cho 4 nhánh tỏi vào phi thơm cùng với mỡ gà, cho thêm chút dầu hào cho có màu và thơm. Phi xong đổ nước luộc gà vào vừa đủ để nấu cơm. Cho gạo vào và nấu cơm đến khi chín. Cuối cùng Chặt gà theo thớ ngang, chặt dứt khoát để thịt gà không bị nát. Phần nước gà còn lại bạn cho hành lá vào là được một bát canh ngọt và ngon . Món cơm gà không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon, kích thích vị giác mà nó còn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao.

Như vậy là món cơm gà đã xong. Nó không hề khó đúng không nào? Ngược lại khi ăn cơm gà, bạn sẽ bị cuốn hút bởi vị ngọt đậm đà từ cơm cho đến gà và nước canh luộc. Nước chấm sột sệt cay cay làm cho miếng thịt gà ngon đều và ngọt lịm

#like cho mik na

Cảm ơn bạn nhiều

3 tháng 4 2020

  Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

    Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

    Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây thường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

    Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

    Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

    Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

  Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm.

 Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em. Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều.

    Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào. Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần.

    Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời. Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.

    Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật ngộ nghĩnh, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơn, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ ba, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ. Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào. Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực. Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ. Trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

    Em bé đã chết mà đôi mát vẫn hồng, đôi môi vẫn đang mỉm cười, Cái chết thể hiện sự thanh thản, toại nguyện vì em đã được về với người bà kính yêu, thoát khỏi mọi khổ đau, bất hạnh. Cái chết còn thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn với trẻ thơ, đó là sự cảm thông, yêu thương, trân trọng những mơ ước bé nhỏ của chúng.

    Không chỉ đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm. Truyện có kết cấu hợp lí, diễn biến phù hợp với hoàn cảnh đáng thương của em bé bán diêm. Vận dụng nghệ thuật đối lập tương phản tài tình càng làm nổi bật hơn số phận bất hạnh của cô bé.

    Gấp trang sách lại, người đọc vẫn thổn thức về cái chết của cô bé bán diêm tội nghiệp, đáng thương. Không chỉ vậy, qua tác phẩm ta càng thêm trân trọng tấm lòng của tác giả dành cho trẻ thơ với thông điệp về lòng yêu thương con người đầy ý nghĩa: hãy yêu thương con trẻ, hãy dành cho chúng một cuộc sống bình yên trong một gia đình hạnh phúc.