K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2018

Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.

Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm...Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng. Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.

Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tìa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.

Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4 mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mặt trời. Bộ ghế salon màu tráng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt ti vi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tày là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.

Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá ga-ni-to. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hổng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bàng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đậc biệt, các đồ trang trí "hand­made" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.

Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!

Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa

hay không tk nhé

5 tháng 8 2017

a. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về cái phích

b. Thân bài:

- Nêu cấu tạo của phích:

   + Vỏ phích

   + Ruột phích

- Cách bảo quản, sử dụng.

c. Kết bài:

Vai trò của cái phích trong đời sống hiện nay.

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc. 

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ:

- Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

b. Cấu tạo:

- Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

c. Phân loại 

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

d. Bảo quản

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

e. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

f. Ý nghĩa của cây bút bi:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

3. Kết bài

Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

 

30 tháng 1 2016

Cái kéo được phát minh ở đâu và bao giờ là chuyện ngày nay vẫn còn gây tranh cãi. Xuất phát điểm cho sự phát triển của cái kéo dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh đã chứng minh cho điều đó. Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Cái kéo gắn liền với cuộc sống của mỗi nhà, bởi những công việc thường ngày trong gia đình thường sử dụng đến kéo. Không những thế, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, y tế… cũng sử dụng đến kéo. Điều đó cho thấy việc phát minh ra cái kéo đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống.

Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp…

Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.

Kéo kẹp: So với kéo khớp , kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ O liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu.

Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần.

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.

Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa…; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật…

Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.

30 tháng 1 2016

Hằng ngày chúng ta sử dụng nhiều vật dụng khác nhau trong đó cái "kéo" là một trong những đồ vật hữu ích nhất. Nhưng ngoài việc sử dụng ra ta ít ai có thể biết được nguồn gốc của cái kéo? Kéo có bao nhiêu loại? ... Cái kéo được phát minh và xuất hiện vào thời gian nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi.

    Dường như sự phát triển của cái kéo bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao trong một lúc. Những di vật thuộc thế kỉ hai - ba trước công nguyên tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh rằng cái kéo đã xuất hiện từ rất lâu đời. Và từ đấy một người Romans làm giảm mối nối giữa hai lưỡi kéo vào vào năm 100 sau công nguyên. Rồi một lần nữa ông Robert Hinchliffe sống ở quãng trường Cheney ở London đã cho ra đời nhưng cài kéo với nhiều cải cách mới. Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc mà người ta sáng tạo ra nhiều loại kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp...

     Sự phát triển tiếp của kéo là kéo chốt đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo này trong thực tế khá rắc rối vì để cắt cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó lại phải dùng tay để tách chúng ra.

     Riêng dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước công nguyên. Chỉ còn rất ít di vật còn sót lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện.Từ thết kỉ 17 trở đi nhưng loại kéo chuyên dụng hơn, phát triển và cải cách nhiều hơn: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn khi cần.

     So với kéo khớp kéo kẹp có cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn vì có thể sử dụng được một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà lưỡi kéo có thể tự mở ra. Do đồng thau mau chóng giảm sự đàn hồi nên kéo kẹp bằng sắt được bắt đầu sản xuất ở Trung Âu vào khoảng năm 500 trước công nguyên.

     Kéo được cấu tạo bởi hai thanh kim loại mài sắc. Phần tay cầm được bọc bằng một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng có độ bén khá cao nên có thể dễ dàng cắt những thứ mỏng, nhỏ bé hay cả nhưng thứ lớn hơn nữa miễn sao không quá dày là được. Kéo được áp dụng một nguyên tắc vật lý khá đơn giản đó chính là đòn bẩy giúp ta sử dụng được nhẹ nhàng mà không cần tốn lực nhiều. Có nhiều loại kéo đa dạng: kéo cắt vải, kéo cắt tóc, kéo cắt giấy, kéo hớt tóc, kéo cắt sắt, kéo dùng trong nhà bếp... và 1 phần quang trọng của ngành y tế chính là kéo phẫu thuật đấy! Nếu trong những ca mổ không có kéo phẫu thuật thì sẽ gặp nhiều bất lợi và hậu quả khôn lường.

     Không có gì đặc biệt hay phức tạp nhưng kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó khi sử dụng bằng dao hay lực của tay mà ta không thể làm tốt được. Cái kéo là một vật vô tri vô giác nhưng cũng có thể tạo ra nhiều điều tốt đẹp thì con người cũng có thể! Hãy tạo ra một đất nước với vô vàn điều tốt đẹp như những cái kéo nhỏ bé.

 

23 tháng 8 2016
I.Mở bài: 
Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô quyết định và nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
 Bút bi ra đời.
2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
-Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
-Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản
(có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:
-Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào:
- “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
- Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
“ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài: 
kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
  
22 tháng 11 2018

Bài hay quá!vui

9 tháng 9 2018

Trong các đồ dùng sinh hoạt của con người, có lẽ chúng tôi thuộc vào loại thông dụng nhất. Chúng tôi phải làm việc căng thẳng vào những ngày hè oi bức, nóng nực. Chắc các bạn biết tôi là ai rồi chứ. Tôi là quạt đấy mà. Tôi rất vui khi được gặp gỡ giao lưu với các bạn để giới thiệu về họ hàng của chúng tôi.

Có lẽ từ rất lâu rồi họ nhà quạt đã xuất hiện trên sự sống đất từ khi con người xuất hiện hay con người có cảm giác mà cũng có thể từ khi họ có hiểu biết. Tôi được nghe rất nhiều câu chuyện về họ nhà quạt, có truyện kể rằng từ rất xa xưa quạt có thể tạo nên sức thần kỳ và còn được dùng cho các vua chúa cung đình. Kể từ đó chúng tôi ra đời trong niềm vui sướng của các bạn đấy. Thật là thú vị!

Họ quạt chúng tôi rất đông gồm hai dòng họ lớn là họ quạt điện và họ quạt thủ công. Tuy họ quạt điện có bề thế, chỗ đứng hơn trên thị trường nhưng quạt thủ công lại có bề dầy lịch sử và có ý nghĩa văn hoá. Chúng tôi luôn giúp đỡ nhau để phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn cho các bạn. Tôi luôn tự hào vì mỗi anh em họ quạt lại mang những nét riêng biệt với nhiều lợi ích sử dụng.

Dòng họ quạt điện gồm quạt trần, quạt cây, quạt treo và cả quạt bàn nữa. Họ được chế tạo bởi những công nghệ hiện đại gồm hai bộ phận chính là động cơ điện và cánh quạt.

Cánh của chúng tôi được lắp với trục động cơ điện, làm bằng nhựa hoặc kim loại. Cánh của họ quạt điện khiến đằng quạt giấy phải trầm trồ thán phục bởi kiểu dáng mới lạ để tạo ra gió khi quay. Các bạn có biết lưới bảo vệ là người bạn tốt nhất của chúng tôi không, anh ấy luôn bảo vệ che chở cho đôi cánh của họ quạt đấy. Các bạn phải chăm sóc giữ gìn tốt vì lưới bảo vệ còn giữ an toàn cho người sử dụng.

Bộ phận chính thứ hai của họ quạt máy là động cơ điện chứa các thiết bị quan trọng để chúng tôi có thể hoạt động được. Phần động cơ điện của chúng tôi cũng chẳng khác nào bộ não của con người.

Ngoài ra họ quạt điện còn có vỏ bọc bên ngoài thường làm bằng nhựa để cách điện, chống điện ở bên trong rò rỉ ra ngoài gây nguy hiểm khi sử dụng. Trên thân của chúng tôi còn có bộ phận điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió và hẹn giờ. Ở quạt bàn và quạt cây thường có quai xách gần với lưới bảo vệ để tiện vận chuyển còn ở quạt trần và quạt treo tường còn có móc treo gắn tường, ở cạnh chúng tôi các bạn sẽ luôn được an toàn, ở một số anh em trong họ quạt điện còn có chân hình bánh tròn để dễ xê dịch. Nhưng các bạn ạ, chúng tôi sẽ luôn phục vụ tốt các bạn nếu các bạn biết giữ gìn những anh quạt điện. Các bạn nhớ phải lau chùi thường xuyên cho thân hình chúng tôi được sạch sẽ. Có thế chúng tôi mới được mọi người để ý. Các bạn đừng quên lau dầu để chúng tôi hoạt động hiệu quả nhé.

Mặc dù quạt máy rất hiện đại và hữu ích nhưng không phải vậy mà xem thường quạt thủ công. Tuy được kết cấu đơn giản, vật liệu thô sơ chỉ bằng giấy hoặc nan tre chẻ mỏng nhưng cũng được nhiều người tin dùng. Từ xa xưa khi công nghệ chưa phát triển quạt thủ công đã gắn liền với người nông dân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các bạn cũng đã trông thấy trong các dịp lễ hội thường thấy chúng tôi xuất hiện trên tay các cụ già và những người dâng hương. Họ quạt giấy chúng tôi chỉ mặc một lớp áo mỏng bằng giấy hoặc nan tre và cũng có thể làm bằng vải lụa. Bộ xương mềm mại dẻo dai nhưng cũng rất rắn chắc của chúng tôi làm bằng tre. Với đời sống hiện đại khi khoa học kỹ thuật phát triển quạt thủ công ít được dùng trong khi có rất nhiều loại quạt điện. Nhưng trong những lúc mất điện thì quạt thủ công lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Họ hàng quạt thủ công chúng tôi còn được vẻ vang hãnh diện hơn khi sau những câu quan họ mượt mà đằm thắm.

Không chỉ vậy chúng tôi còn được dùng để trang trí trong những căn nhà hoặc lễ hội. Tôi rất buồn vì họ quạt thủ công có tuổi thọ không cao. Nhưng chính vì vậy mà mọi người lại càng phải giữ gìn cẩn thận hơn. Tôi nghe nói ngày nay còn phát minh ra cả máy điều hoà nữa chứ nhưng không phải vậy mà chúng tôi thất nghiệp đâu vì con người luôn cần đến chúng tôi mà, phải không các bạn?

Chúng tôi hy vọng sẽ dốc hết sức mình phục vụ con người để không phụ lòng tin tưởng của các bạn. Nếu các bạn đối xử tốt với chúng tôi thì tôi tin chắc cuộc sống của các bạn sẽ thêm vui tươi, sảng khoái hơn bao giờ hết.

Họ quạt chúng tôi rất tự hào với chính mình bởi chúng tôi đã là một phần trong cuộc sống của các bạn. Được các bạn tin dùng và sử dụng họ quạt đã rất vui rồi. Tôi mong trong tương lai sẽ còn nhiều người biết đến chúng tôi hơn nữa. Thôi chào các bạn nhé, ông chủ đi làm về rồi, tôi phải làm việc đây.

9 tháng 9 2018

k mk đi

ai k mk

mk k lại

thanks

16 tháng 8 2016

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng  là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

thuyet-minh-banh-chung-ngay-tet

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

 

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

16 tháng 8 2016

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.

Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.

Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.

Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…

Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng lọai thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.

Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!

Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.

Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!

Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!

Cây quạt là vật dụng có từ rất lâu đời mà ông cha ta đã sáng tạo ra nó để quạt mát khi trời oi bức, ngoài ra cái quạt cũng còn được vận dụng để làm vật trang trí treo trong nhà, dùng để phục vụ cho các hoạt động văn hóa như múa...

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, vào mùa hè thời tiết nóng bức nên nhu cầu làm mát rất phổ biến, cái quạt ra đời để giúp mọi người xua tan phần nào nóng bức đó.

Quạt nói chung được chia thành 2 nhóm: Quạt bằng tay và Quạt máy.

Về quạt bằng tay có nhiều loại: Quạt nan (làm bằng nan cây tre), Quạt mo (làm bằng bẹ cây cau), Quạt giấy (làm bằng giấy), Quạt bằng tấm xốp (làm từ sản phẩm bìa, xốp)... Để làm một chiếc quạt nan theo kiểu truyến thống, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 8-12 thanh tre vót mỏng, giấy, kéo, keo dán. Xếp các thanh tre lại, thanh nọ chồng lên thanh kia rồi dùi 1 lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng bằng 1 cái trục sao cho chúng dễ dàng tách ra thành hình nan quạt và dễ dàng khi xếp lại. Sau đó tách các nan quạt ra, ướm 2 tờ giấy lên và cắt thành hình cung theo mong muốn, dùng keo dán 2 tờ giấy vừa cắt lên 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan quạt được tách đều nhau. Vậy là chúng ta đã có 1 cái quạt đơn giản có thể mở ra gập vào.

Về Quạt máy (chạy bằng điện) cũng có nhiều loại: quạt để bàn, quạt treo tường, quạt trần, quạt thông gió, quạt không cánh, quạt hơi nước... Để có một chiếc quạt máy, tùy theo nhu cầu làm mát và túi tiền, chúng ta có thể ra siêu thị điện máy hoặc cửa hàng điện để mua 1 chiếc quạt điện với đủ chức năng theo mong muốn. Mang quạt về, chúng ta chỉ việc cắm điện vào, bật quạt lên để làm mát cho cả nhà.

Về tính tiện lợi, quạt bằng máy có thể làm mát mạnh hơn, và vì máy chạy nên chúng ta không cần quạt tay vẫn có gió mát, tha hồ nằm ngủ, ngồi chơi hay làm bất kỳ điều gì mà gió vẫn cứ thổi mát cho chúng ta suốt ngày, không biết mệt mỏi; hơn thế nữa, ta có thể hẹn giờ mở, hẹn giờ tắt cho quạt máy rất tiện dụng. Tuy nhiên, khi không có điện thì quạt máy không hoạt động được, khi đó quạt tay sẽ là cái hữu dụng nhất cho mọi người.

Từ ngàn xưa, trên các làng quê Việt Nam đã có nhiều nghệ nhân làm quạt. Nhiều nhất là ở vùng quê Bắc Bộ. Đã có nhiều làng nghề làm quạt phát triển gắn bó cùng với những thăng trầm của quê hương. Đặc biệt, quạt đã trở thành hình tượng văn hóa nghệ thuật và ăn sâu vào đời sống văn hóa con người Việt Nam qua các câu chuyện cổ tích, thơ ca, hò vè, chẳng hạn như chuyện Thằng Bờm là một ví dụ:

"Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu"

Thật giản dị và cảm động! Có ai trong chúng ta không từng được mẹ quạt đưa vào giấc ngủ. Đúng là chiếc quạt "Nan- ti on- nan" của mẹ không có định giờ, không có chức năng khử độc, không bơm ô xy, không có màng lọc mạ vàng, không công nghệ nano-không có thương hiệu quốc tế, nhưng có tình mẹ bao la.

Ngày nay, em không có cơ hội được mẹ cầm cái quạt nan quát mát đêm ngày như trong thơ, nhưng em vẫn cảm nhận được rằng nếu không có quạt mát (hay máy lạnh) thì mẹ cũng sẽ dùng quạt mo hay quạt nan quạt cho em ngủ khi trời nóng.

CRE:KHONGNHO