K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2017

Người mẹ không ngủ được:

- Trằn trọc nghĩ tới ngày khai trường đầu tiên của con.

- Bồi hồi nghĩ về những kỉ niệm trong ngày khai trường của bản thân.

- Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người.

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

*Người mẹ không ngủ được vì :

- Người mẹ suy nghĩ và lo lắng cho ngày khai trường đầu tiên của con, đó là ngày rất đặc biệt và thật sự quan trọng đối với một đứa trẻ. (cổng trường rộng lớn đang đợi con, những điều mới lạ đang chờ đón con và ngày mai, ngày khai trường đầu tiên chính là lúc đặt một nền móng, một chân trời mới cho kho tàng tri thức của con)

- Sự chuẩn bị và nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên của đứa con làm người mẹ hồi tưởng về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức mẹ cũng từng có như chính đứa con bây giờ trước ngày khai trường.

- Người mẹ suy nghĩ về những điều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến con mình, đó là môi trường nhà trường, về một nền giáo dục bởi “nếu sai một li sẽ chệch đi hàng dặm”

*Chi tiết thể hiện ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:

“Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…… cái thế giới mà mẹ bước vào”. Có thể nói, những cảm xúc đầu tiên về ngày khai trường, đã xếp gọn vào trong miền kí ức của người mẹ trong truyện nói riêng, và cả thực tại mỗi chúng ta.

30 tháng 8 2017

Lí do người mẹ không ngủ được:

Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

  • Ngày đầu tiên trong cuộc đời cắp sách tới trường của con, con đã chính thức bước vào lớp 1, đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất..
  • Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường => kỉ niệm đẹp của cuộc đời.
  • Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
  • Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước.
  • Mẹ cũng bồi hồi trong những bước chân dẫn con tới trường cảm giác thật lạ mẹ như đang tái hiện lại những khoảng thời gian hạnh phúc nhất, người mẹ đã tận tụy và chăm lo cho người con của mình.
    • Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo của con trước ngày khai giảng. Còn điều gì lo lắng nữa đâu, mẹ không lo nhưng mẹ vẫn không ngủ được.Cứ nhắm mắt vào dường như có tiếng bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”.
    • Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng: “Hàng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
    • ==> Đây có lẽ là những chi tiết đặc sắc về ngày lễ khai giảng mẹ tin tưởng ở người con trai của mình, và nhớ lại quãng thời gian là học sinh của mình.

30 tháng 8 2017

Người mẹ ko ngủ đc là vì lo lắng cho người con ngày mai đến trường và nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình

21 tháng 5 2018

Cuộc đời học sinh có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi người.

Bởi vì:

- Học sinh lớp Một được trải nghiệm mọi cảm giác bỡ ngỡ, hào hứng, lo lắng... Điều gì đầu tiên cũng thiêng liêng và ấn tượng.

- Học sinh lớp Một luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi đây là lứa tuổi có sự chuyển biến nhận thức mạnh mẽ khi thay đổi môi trường.

14 tháng 9 2021

Bài tập 1 : 

Những chi tiết biểu hiện tâm trạng của mẹ:

 - Không ngủ được. Mẹ lên giường trằn trọc, đêm nay mẹ không ngủ được dù con đã đi tới trường cách đây 3 năm nhưng năm nay mẹ cảm thấy khác hoàn toàn

 - Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.

 - Nhìn con ngủ… đi xem lại những thứ đã chuẩn bị.

 - Mẹ lên giường trằn trọc… Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.

=> Tâm trạng của mẹ: Thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được. Tâm trạng của mẹ bồi hồi thao thức mẹ lo lắng cho ngày đầu tiên con tới trường, tình cảm của mẹ đối với người con vô cùng lớn.

Những chi tiết biểu hiện tâm trạng của con:

 - Đêm nay con cũng có niềm háo hức.

 - Còn bây giờ giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng.

 - Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm.

 - Không có mối quan tâm nào khác ngoài việc thức dậy cho kịp giờ.

=>  Tâm trạng của con: Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành. Người con vô tư hồn nhiên vẫn có những cảm giác bồn chồn nhưng rồi mọi việc đều được xua tan bởi sự hồn nhiên của đứa trẻ.

Bài tập 2 :

 D. Vì người mẹ trăn trở suy nghĩ về người con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường năm xưa.

Bài tập 3 : 

Văn bản cổng trường mở ra nói về người mẹ lo lắng cho con, không biết con cảm thấy gì trước ngày khai trường. Mẹ lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ muốn từ từ ghi vào lòng còn cảm giác đó để khi con lớn con nhớ lại cảm giác tuyệt vời ấy. Qua văn bản trên ta có thể thấy được rằng tấm lòng của người mẹ thật là cao cả, yêu thương người con bằng cả trái tim dịu dàng.

( Cậu tham khảo ạ )

 

 

14 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bài tập 1:

- Tâm trạng của người mẹ: Thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được. Người mẹ bồi hồi thao thức mẹ lo lắng cho ngày đầu tiên con tới trường của con.

- Tâm trạng của người con: Háo hức như mỗi lần được đi chơi xa. Đứa bé ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành. Người con vẫn có những cảm giác bồn chồn nhưng rồi mọi việc đều được xua tan bởi sự hồn nhiên của đứa trẻ.

Bài tập 2: 

Chọn D.

Bài tập 3: 

Văn bản cổng trường mở ra nói về người mẹ lo lắng cho con, không biết con cảm thấy gì trước ngày khai trường. Mẹ lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ muốn từ từ ghi vào lòng còn cảm giác đó để khi con lớn con nhớ lại cảm giác tuyệt vời ấy. Qua văn bản trên ta có thể thấy được rằng tấm lòng của người mẹ thật là cao cả, yêu thương người con bằng cả trái tim dịu dàng.

23 tháng 8 2016

- Lớp Một là lớp đầu tiên của cấp học trong hệ thống giáo dục 12 năm. Bất cứ cái gì đầu tiên cũng có sự thiêng liêng và ấn tượng đặc biệt.

- Vào lớp Một đó là dấu hiệu chứng tỏ của sự khôn lớn của các bạn ở tuổi nhi đồng và không còn là em bé mẫu giáo nữa.

- Tất cả các bạn vào lớp Một đều được sự quan tâm đặc biệt của ông bà, cha mẹ, thầy cô.

 

23 tháng 8 2016
Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau:- Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh.- Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới.- Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người.
12 tháng 9 2016
Vì ngày khai trường để đưa ta vào lớp Một là ngày đáng nhớ nhất, khó phai mờ trong lòng ta. Đó là ngày ta chấm dứt với những trò chơi ngộ nghỉnh của tuổi thơ để bước vào thế giới kì diệu được  khám phá biết bao điều mới lạ. Ta được mẹ hay người thân đưa đến trường học tập trong niềm vui hân hoan với một tâm trạng bỡ ngỡ, một cảm xúc hồi hộp trước một ngôi trường mới, thầy giáo mới, bạn bè mới vừa lạ, vừa quen. Chính vì tính thiêng liêng của ngày khai giảng này mà nó đã trở thành đề tài cho các văn nghệ sĩ sáng tác nên những bài thơ, bài hát rất hay. Như bài hát: Ngày đầu tiên đi học.  
12 tháng 9 2016

bạn giúp mình bài này đc ko chiều nay mk phải đi hc rồi #Mai Phương Anh

 

21 tháng 6 2021

 undefined

21 tháng 6 2021

em có tán thành với ý kiến đó, vì ngày khai trường để vào học lớp 1 là ngày mà mỗi người chúng ta được làm quen với thầy cô mới, bạn bè mới, ngôi trường mới, kiến thức mới. Vì vậy ngày khai trường để vào lớp 1 là ngày tạo cho chúng ta nhiều ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn con người

22 tháng 8 2017
Ngữ văn Ngữ văn lớp 7

Soạn bài Cổng trường mở ra trang 8 SGK Văn 7

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?
  • Luyện tập bài Cổng trường mở ra trang 9 SGK Văn 7
  • Cảm nhận về bài Cổng trường mở ra của Lí Lan
  • Soạn bài Cổng trường mở ra
  • Soạn bài Mẹ tôi trang 11 SGK Văn 7

Xem thêm: Cổng trường mở ra

1. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Tóm tắt nội dung của văn bản:

Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trong đêm trước ngày khai trường, hai mẹ con là tâm trạng khác nhau, Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, còn con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

Mẹ không ngủ được, một phần do cũng háo hức ngày mai là ngày khai trường của con một phần do nhớ lại những kỉ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình.

Ngày khai trường đã dể lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến nỗi cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

4. Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trong bài này, bà mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai khác. Bà mẹ đang nhìn con ngon giấc và suy nghĩ với chính minh, bất chợt những kĩ niệm cũ tràn về. Cách viết này đã khắc họa tâm trạng cũng như suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.

5. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Câu văn trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hường đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

5. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Câu văn trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hường đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

22 tháng 8 2017

Câu 1: Cổng trường mở ra ghi lại tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bạn thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bươc vào thế giới kì diệu.

Câu 2: Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng "cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ". Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

Câu 3:

a. Lí do người mẹ không ngủ được:

+ Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người.

+ Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường

=> kỉ niệm đẹp của cuộc đời.

+ Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.

+ Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước.

+ Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu.

b. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

Câu 4: Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình – độc thoại nội tâm – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

Câu 5: Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm: "Đi đi con, hãy can đảm lân, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

- Giải thích từ - cụm từ:

+ Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn.

+ Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển.

+ Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp.

=> Ý của cả câu: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.