K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2018

Truyện ngắn có tính chất kí sự, nhưng thực tế đây là hư cấu, do:

   + Tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ việc trước khi Va- ren nhậm chức có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu

9 tháng 10 2018

• “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là một truyện ngắn có tính chất kí sự nên người đọc tưởng như đó là câu chuyện đã xảy ra và tác giả chỉ là người kể lại câu chuyện một cách chân thực nhất mà thôi. Và quả thực, trong khi đọc tác phẩm, cũng sẽ có nhiều người tin rằng đó là câu chuyện có thực, và Va-ren đã có một buổi gặp gỡ với Phan Bội Châu ở Hà Nội và cố gắng thuyết phục ông phục vụ cho thực dân Pháp. Kết quả mà Va-ren nhận lại trong chuyến đi đó, chỉ là sự khinh bỉ, coi thường từ Phan Bội Châu. Nhưng thực tế là câu chuyện này là hư cấu.

• Căn cứ vào sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu, tác giả tưởng tượng và sáng tạo ra buổi gặp mặt kì lạ giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Vừa như một cách để vạch trần bộ mặt của thực dân Pháp, vừa là cách để ca ngợi người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu.

Câu 25: Khi viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của BácB. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giảC. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.D. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.Câu 26: Câu tục ngữ “Thương người như...
Đọc tiếp

Câu 25: Khi viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?

A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác

B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả

C. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

D. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.

Câu 26: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân’’ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

     A. So sánh.          B. Ẩn dụ.                    C. Nhân hóa.       D. Hoán dụ.

Câu 27: Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung tương tự với câu:"Giấy rách phải giữ lấy lề"?

    A. Thương người như thể thương thân.           B. Người sống đống vàng.

    C. Đói cho sạch , rách cho thơm.                   D. Một mặt người bằng mười mặt của.

Câu 28. Câu nào sau đây trái nghĩa với câu: “Uống nước nhớ nguồn ”?

   A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.                            B. Khỏi vòng cong đuôi.

   C. Ăn cây nào rào cây ấy.                                D. Có cứng mới đứng đầu gió.

Câu 29. Nội dung của hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ?

A. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.

B. Hoàn toàn trái ngược nhau.

C. Gần nghĩa với nhau.

D. Hoàn toàn giống nhau.

 

Câu 30. Trong các đáp án sau, đáp án nào là câu chủ động?

A. Truyện cổ tích được trẻ em, người lớn rất yêu thích

B. Nó được mẹ dắt đi sang ngoại.

C. Ta được văn chương luyện cho những tình cảm ta sẵn có

D. Anh em năm nay được 20  tuổi rồi

Câu 31: Cho đoạn văn: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Ngữ văn 7, tập 2)

Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Nghị luận.                                                   B. Biểu cảm.

C. Thuyết  minh.      D.  Miêu tả.

Câu 32: Khi viết về sự giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?

A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác

B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả

C. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

D. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.

1
30 tháng 3 2022

Câu 25: Khi viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?

A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác

B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả

C. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

D. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.

Câu 26Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân’’ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

     A. So sánh.          B. Ẩn dụ.                    C. Nhân hóa.       D. Hoán dụ.

Câu 27: Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung tương tự với câu:"Giấy rách phải giữ lấy lề"?

    A. Thương người như thể thương thân.           B. Người sống đống vàng.

    C. Đói cho sạch , rách cho thơm.                   D. Một mặt người bằng mười mặt của.

Câu 28. Câu nào sau đây trái nghĩa với câu: “Uống nước nhớ nguồn ”?

   A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.                            B. Khỏi vòng cong đuôi.

   C. Ăn cây nào rào cây ấy.                                D. Có cứng mới đứng đầu gió.

Câu 29. Nội dung của hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ?

A. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.

B. Hoàn toàn trái ngược nhau.

C. Gần nghĩa với nhau.

D. Hoàn toàn giống nhau.

 

Câu 30. Trong các đáp án sau, đáp án nào là câu chủ động?

A. Truyện cổ tích được trẻ em, người lớn rất yêu thích

B. Nó được mẹ dắt đi sang ngoại.

C. Ta được văn chương luyện cho những tình cảm ta sẵn có

D. Anh em năm nay được 20  tuổi rồi

Câu 31: Cho đoạn văn: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Ngữ văn 7, tập 2)

Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Nghị luận.                                                   B. Biểu cảm.

C. Thuyết  minh.      D.  Miêu tả.

Câu 32: Khi viết về sự giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?

A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác

B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả

C. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

D. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.

1.Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng, hư cấu?Căn cứ vào đâu để kết luận? 2.Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ “Do sức ép của công luận” đến “Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù” và trả lời các câu hỏi sau: a/ Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu? b/ Thực chất của lời hứa đó là gì? Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả...
Đọc tiếp

1.Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng, hư cấu?Căn cứ vào đâu để kết luận?

2.Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ “Do sức ép của công luận” đến “Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù” và trả lời các câu hỏi sau:

a/ Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?

b/ Thực chất của lời hứa đó là gì?

Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng […] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao” có ý nghãi gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren?

3.Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a/ Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?

b/ Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

c/ Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?

4. Theo em, ví thử chuyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu dừng lại ở câu: “…chi là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu” thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoạn thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên như thế nào?

5*. Ngoài ra còn có T.B(tái bút) với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời T.B này là gì? Có điều gì thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và lời T.B?

6. Sau những phân tích trên,em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.

1
26 tháng 4 2017

Câu hỏi 1: Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng, hư câu? Căn cứ vào đâu đế kết luận?

Gợi ý:

Đây là một tác phẩm tưởng tượng hư cấu, ra đời từ một sự kiện lịch sử có thật lúc bây giờ. Câu chuyện được bắt đầu từ việc tác giả tưởng tượng ra cuộc hành trình của Va-ren từ đất Pháp sang Việt Nam. Đầu tiên đến Sài Gòn rồi qua kinh thành Huế và kê tiếp đến Hà Nội đế thăm Phan Bội Châu.

Sở dĩ chúng ta kết luận như vậy là vì tác phẩm này ra đời trước khi Va-ren đến thăm Việt Nam. Tác phẩm được đăng trên báo Người cùng khổ, phát hành vào tháng 9 và tháng 10 năm 1925, giữa lúc Va-ren xuống tàu sang nhậm chức ở Đông Dương.

Câu hỏi 2: Đọc đoạn đầu tác phẩm và trả lời câu hỏi:

a- Va - ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?

b- Thực chất của lời hứa đó là gì?

Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng [...] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và làm ra sao” có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren?

Gợi ý:

a. Do sức ép và công luận ở Pháp và Đông Dương, ông Va-ren đã hứa nửa chính thức chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

b. Thực chất của lời hứa đó là một sự bịp bợm vì thực tế trong thời gian này Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

Cụm từ “nứa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thư cứ cho rằng [...] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và làm ra sao” có ý nghĩa bộc lộ, vạch trần bản chất dôi trá, bịp bợm đế làm yên dư luận của Va-ren.

Câu hỏi 3: Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu:

a. Số lượng lời văn dành cho việc khắc hoạ tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc hoạ tính cách của từng nhận vật?

b. Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren, trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

c. Qua sự im lặng của Phạn Bội Châu và lời bình của tác giả, nhận xét về khí phách, tư thế của Phạn Bội Châu trước Va-ren.

Gợi ý:

a. Phần lớn từ ngữ dùng đế khắc hoạ tính cách nhân vật Va-ren, còn tác giả nói rất ít về Phan Bội Châu, ông hiện lên lấy sự im lặng làm phương tiện đôi lập. Việc dành khôi lượng từ ngữ nhiều ít cho từng nhân vật, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó là một cách viết thâm thuý và sâu sắc, thế hiện một bút pháp, một lối viết gợi nhiều hơn tả độc đáo và lí thú.

b. Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên là một kẻ thống trị bất lương, là một kẻ tiếu nhân đắc chí, vừa liến thoắng vừa dụ dồ và bịp bợm một cách trắng trợn.

c. Qua sự im lặng của Phạn Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy là một người có bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù

Câu hỏi 4: Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phạn Bội Châu dừng lại ở câu: “...chỉ là vì Phạn Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiếu Phan Bội Châu” thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên như thê nào?

Gợi ý:

Theo em, câu chuyện Những trò lô hay là Va-ren và Phan Bội Châu nếu dừng lại ở câu: “...chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu” thì cũng được rồi. Nhưng nêu dừng lại ở đấy thì tính cách và thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren chưa được bộc lộ lên đến đỉnh điếm và đồng thời người đọc cũng chưa thấy những trò lô lăng của Va-ren rơi vào tình trạng thảm hại.

Do vậy, câu chuyện hẳn không thế dừng lại mà tác giả đã có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm cùa tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên rất nhiều. Tác giá đã tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội châu trước kẻ thù.

Câu hỏi 5: Ngoài ra lại còn tái bút với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời tái bút này là gì? Có điều gì thú vị trọng sự phôi hợp giữa lời kết với lời tái bút?

Gợi ý:

Những trò lô hay là Va-rcn và Phan Bội Châu không chỉ dừng lại ở việc có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả mà còn có thêm lời tái bút với sự quả quyết của nhân chứng thứ hai đã thế hiện một sự chống trả quyết liệt: Nhố vào mặt Va-ren.

Cách viết như vậy vô cùng thú vị, tạo nên một giọng điệu hóm hỉnh nhưng cũng rất sâu cay

Câu hỏi 6: Sau những phân tích trên, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.

Gợi ý:

Bằng khả năng tưởng tượng và hư cấu vô cùng phong phú, với giọng văn sắc sảo, tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Phan Bội châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là” vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. Va-ren là một kẻ gian trá, lố bịch, đại dỉện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.

18 tháng 9 2019

a. Các yếu tố có trong văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận:

b. Đặc điểm nổi bật của văn nghị luận là việc sử dụng các yếu tố luận điểm, luận cứ để lập luận. Tuy nhiên, trong văn nghị luận người ta có thể sử dụng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để làm tăng sức thuyết phục.

c. Các câu tục ngữ trong Bài 18, 19 là nghị luận. Căn cứ vào đặc trưng của từng loại văn để nhận diện đặc điểm của các câu tục ngữ về phương thức biểu đạt. Nếu cho rằng các câu tục ngữ này là một loại văn bản nghị luận thì phải chứng minh được rằng chúng mang những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.

28 tháng 4 2020

đúng

28 tháng 11 2019

Trong truyện, thông qua thủ pháp tương phản đối lập, thông qua cách miêu tả của tác giả khi xây dựng nhân vật và những lời bình luận về Va-ren giúp cho chúng ta thấy rất rõ tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng, cảm phục của tác giả đối với Phan Bội Châu dù trong suốt câu chuyện tác giả không đưa ra bất cứ lời bình luận cụ thể nào về nhà chí sĩ cách mạng.

5 tháng 4 2019

Đáp án: A

19 tháng 9 2021

Người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra có tâm hồn nhạy cảm, hết lòng thương yêu con, muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình và người mẹ ấy không chỉ rất thương yêu con mà còn hiểu rẩt rõ vai trò của giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con người.

 

19 tháng 9 2021

tưởng đứa con mới có tâm hồn nhạy cảm chứ anh

C) Hoạt động luyện tập 1. a) Đọc gợi ý...ở dưới Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết). (1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây: - Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa. - Em rất thích đọc...
Đọc tiếp

C) Hoạt động luyện tập

1.

a) Đọc gợi ý...ở dưới

Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết).

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.

- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.

- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

b) So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a) với các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong bản nghị luận.

- Chống nạn thất học.

- Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước.

- Sách là người bn lớn của con người.

(Gợi ý: Do luận điểm có vai trò quan trọng ... sắp xếp chặt chẽ.) Bài tập Ngữ vănBài tập Ngữ vănc) Đọc văn bản sau và tra lời các câu hỏi bên dưới. Bài tập Ngữ văn

(1) Văn bản nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.

(2) Văn bản có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận đc sử dụng trong bài. Bài tập Ngữ văn

6
25 tháng 1 2017

Mình giúp bạn một ít thôi nhé, dài quá à ^^

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.

- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.

- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.

Chú ý: Những câu mình in đậm ở bên trên là luận cứ

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.

Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. không có luận cứ thì không có kết luận, Luận cứ hay nói cách khác là nguyên nhân còn kết luận là hậu quả, kết quả

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Có (bạn có thể xem qua những VD tương tự ở mục (1))

Còn câu cuối mình có làm nhưng không biết có đúng hay không nên bạn tham khảo trước các câu kia nhé ^^

3 tháng 2 2017

Đúng rồi bạn, mình đã nêu rõ ở phần chú ý bạn đọc kĩ lại nhé ^^