K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

- Các phương pháp nhân giống vô tính và các loài thực vật phù hợp với từng phương pháp:

Tên phương pháp

Các loài thực vật phù hợp

Giâm cành

Hoa hồng, sắn, mía, rau ngót,…

Chiết cành

Nhãn, vải, ổi, cam, bưởi,…

Ghép

Hoa hồng, cam, chanh, bưởi,…

Nuôi cấy mô tế bào thực vật

Hoa lan, chuối, thanh long, sâm, rau xanh, cây cảnh,…

- Cơ sở khoa học của các phương pháp nhân giống vô tính là dựa trên quá trình sinh sản sinh dưỡng của thực vật và tính toàn năng của tế bào thực vật.

- Gợi ý: Em đã từng thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính như: giâm cành, chiết cành,…

- Gợi ý: Gia đình em thường trồng những loại cây như: rau ngót, rau muống, cà chua, cam, chanh, bưởi, hoa hồng, hoa lan,… Sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính như giâm cành, chiết cành,…

- Nguyên tắc của sự thụ phấn: Hạt phấn phải tiếp xúc với đầu nhụy của hoa cùng loài.

- Ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Nhân giống vô tính

- Nhân nhanh giống cây trồng, giữ được đặc tính quý của cây mẹ, rút ngắn thời gian bắt đầu ra hoa của cây trồng.

- Nuôi cấy mô tế bào còn cho phép nhân giống sạch bệnh, tạo cây đơn bội, sản xuất nhanh sinh khối thực vật,…

- Không đa dạng về kiểu hình.

- Dễ chết hàng loạt khi gặp điều kiện môi trường thay đổi.

- Phương pháp nuôi cấy mô tế bào đòi hỏi trình độ và chuyên môn cao; chi phí cao.

Nhân giống hữu tính

- Tạo ra nhiều kiểu hình đa dạng, thích nghi với điều kiện môi trường sống thay đổi.

- Đòi hỏi thời gian lâu hơn để cây con thu được sản phẩm.

- Khi mật độ cá thể thấp thì khó tạo ra thế hệ mới.

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

 

Ưu điểmNhược điểm
Giâm cànhTạo được số lượng lớn cây con có chất lượng đồng đều trong thời gian ngắn.Với các cành giâm lấy từ cây mẹ lâu năm, cây giống tạo thành thường nhanh già cỗi.
Chiết cànhCho tỉ lệ sống của cây con cao (có thể lên tới 100%), cây thấp, tán lá gọn, sinh trưởng nhanh và khoẻ nên thuận tiện cho quá trình chăm sócHệ số nhân giống không cao, thường chỉ ứng dụng ở quy mô sản xuất nhỏ, tuổi thọ của cây giống thấp.
GhépCây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao.Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, kém chịu hạn.Các bệnh trên cây mẹ, nhất là do virus có thể lây qua cây con qua nhiều thế hệ.Cây nhanh cổi, chu kì khai thác ngắn.Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.Đòi hỏi phải có chuyên môn, tay nghề thành thạo, phải có các dụng cụ chuyên dùng như: dao ghép cành, kéo cắt cành, băng keo ghép cây, ....

Nhân giống in vitro

Nhân nhanh và tạo ra số lượng lớn các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh, ...Các cây con được tạo ra đề đồng nhất về mặt di truyền (không có tính đa dạng) nên khi gặp một điều kiện bất lợi như bệnh do virus, sâu hại … thì tất cả các cây con có thể không chống chọi được và chết hết.
12 tháng 12 2019

      Những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính:

      - Tạo ra số lượng lớn cây trồng trong một thời gian ngắn.

      - Cây con giữ được nguyên bản các tính trạng tốt của cây mẹ

      - Giâm,chiết cành giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng ở một số cây ăn quả, giúp chúng có thể sớm tạo quả.

      - Nuôi cấy mô tế bào còn giúp tạo giống cây trồng sạch bệnh, phục chế các giống bị thoái hóa.

26 tháng 4 2017

Những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính là: giữ nguyên được các tính trạng tốt mà ta mong muốn, sớm cho kết quả, giá thành thấp. Đặc biệt, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật sản xuất được số lượng lớn cây giống với giá thành thấp. Tạo được giống sạch bệnh , phục chế được các giống tốt bị thoái hoá, hiệu quả kinh tế cao.
 

26 tháng 4 2017

Những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính là: giữ nguyên được các tính trạng tốt mà ta mong muốn, sớm cho kết quả, giá thành thấp. Đặc biệt, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật sản xuất được số lương lớn cây giống với giá thành thấp. Tạo được giống sạch bệnh virút, phục chế được các giống tốt bị thoái hoá, hiệu quả kinh tế cao.

Tham khảo!

- Để nhân giống vô tính một cây bưởi với nhiều đặc tính quý, người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (chiết cành). Vì cơ sở của biện pháp nhân giống vô tính (chiết cành) là dựa trên hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cơ thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan của cơ thể mẹ, nhờ đó giữ được đặc tính quý của cây.

20 tháng 10 2018

- Các phương pháp nhân giống vô tính có và không có ở trên hình 43:

    + Có ở hình 43: Ghép cành, chép chồi.

    + Không có ở hình 43: giâm cành, giâm lá, triết cành, trồng củ, nhân giống vô tính trong ống nghiệm từ mô của cây.

- Ở cành ghép các mô mạch đang tổn thương nên quá trình vận chuyển nước bị ảnh hưởng do đó cần bỏ hết lá ở cành ghép để giảm quá trình thoát hơi nước qua lá đồng thời tập trung nước nuôi các tế bào ghép.

Tham khảo!

A. Đúng. Phương pháp chiết cành thường được áp dụng ở thực vật thân gỗ khó ra rễ, do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được chất dinh dưỡng từ cây mẹ nên có tỉ lệ sống cao.

B. Đúng. Thụ phấn chéo là hiện tượng hạt phấn phát tán và tiếp xúc với đầu nhụy của hoa khác.

C. Sai. Ở cây Hai lá mầm, hạt không có nội nhũ.

D. Đúng. Hạt được phát triển từ túi phôi đã được thụ tinh.

Tham khảo!

- Các giống cây trồng ở địa phương được nhân giống bằng hình thức vô tính: Cây cam, cây bưởi, sắn, mía, khoai lang, dâu tằm, ổi, rau ngót, …

- Các giống cây trồng được nhân giống bằng hình thức hữu tính: lúa, ngô, đậu tương, lạc, cây mai, đu đủ, …       

14 tháng 7 2023

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng những phương pháp:

- Giâm cành: mía, khoai lang, sắn dây, dâu tằm,...

- Chiết cành: cam, quýt, chanh, bưởi,...

- Ghép cành: Xoài cát ghép với xoài tượng, Cây táo chua ghép với táo ngọt,...

- Nuôi cấy mô tế bào thực vật: Nhân giống việt quất bằng nuôi cấy mô dưới ánh sáng nhân tạo,...

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Phương pháp nhân giống phù hợp cho cây bưởi là phương pháp chiết cành: hình thành rễ từ vết khoanh vỏ một cành bánh tẻ trên cây mẹ. Dưới tác dụng của auxin, các tế bào tại vết cắt sẽ phân hoá thành mô sẹo, mô sẹo này phân hoá để hình thành rễ bất định. Khi hệ rễ phát triển đầy đủ, cành chiết được tách khỏi cây mẹ và mang đi trồng. Đây là phương pháp phù hợp với cây ăn quả thân gỗ.