K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2020

.Tác giả đăt nhan đề như vậy giống như một cách đảo ngữ, giúp cho người đọc thêm tò mò, lôi cuốn, cũng như để làm nổi bật lên hình ảnh "cốm" trong bài văn.đồng thời cũng để nhấn mạnh từ " Cốm " một đặc sản của Hà Nội và thức quà của chất tinh khiết, quý sạch của trời -Lúa non

học tốt

26 tháng 1 2021

ai giúp mik vs

mai mik nộp bài r

 

27 tháng 1 2021

undefined

25 tháng 1 2021

Thạch Lam- nhà văn với quan niệm: cái đẹp man mác khắp vũ trụ luôn kiếm tìm những vẻ đẹp bình dị, nhỏ bé mà lẫn khuất đâu đó trong cuộc sống này. Đến với tập tùy bút "Hà Nội băm sáu phố phường" của ông, ta như thấy hiển hiện trước mắt dáng hình của một Hà Nội xưa cũ thuở nào. Đó là những chuyện phố, chuyện phường, chuyện đời sống dân sinh, đặc biệt là những thức quà bình dị quen thuộc chỉ nơi đây mới có. "Một thứ quà của lúa non: cốm" là một sáng tác tiêu biểu trong tập tùy bút ấy.

Mở đầu bài tùy bút, cảm hứng của nhà văn được khơi gợi và dẫn dắt từ cơn gió mùa thu hạ, từ vùng sen bên hồ. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu ấy báo hiệu mùa về của "một thức quà thanh nhã và tinh khiết". Lời văn kéo người đọc trở về với không gian của mùa thu, với hương đồng gió nội và bao thức quà quen thuộc của làng quê bình dị. Nhưng thức quà gì thì chưa rõ, nhà văn để người đọc tự tưởng tượng và đoán định ra. Qua ngòi bút của nhà văn, ta như cảm nhận được "cái mùi thơm mát" phảng phất "hương vị mùi hoa cỏ" của bông lúa nếp non đầu mùa. Cội nguồn, gốc rễ của cốm được nhà văn miêu tả và cảm nhận bằng một thái độ vô cùng nâng niu, trân trọng, thể hiện sự quan sát tinh tế cùng tâm hồn nhạy cảm, đắm say của người nghệ sĩ. Thạch Lam tiếp tục dẫn dắt người đọc thưởng thức sự tài hoa, khéo léo của những đôi bàn tay làm nên cốm làng Vòng. Nhà văn không miêu tả kĩ lưỡng nhưng đủ để chúng ta hình dung ra sự vất vả, công phu khi làm ra thức quà quê ấy. Và cùng với cốm, hình ảnh những "cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ" hiện ra trong sự thân thương, trìu mến.

Mạch cảm xúc của nhà văn chuyển từ tiền thân và sự hình thành của cốm đến giá trị của nó. Nhà văn không tiếc lời ca ngợi cốm: "Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam". Thứ quà đồng quê đã được nâng tầm trở thành bản sắc của dân tộc Việt Nam, biểu tượng cho hạnh phúc mãi mãi bền lâu của đôi lứa. Những lời bình luận của Thạch Lam giúp cho ta hiểu sâu sắc hơn về một phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc: dùng cốm làm quà siêu tết, trong các lễ nghi. Trân trọng những truyền thống ấy, ông nhẹ nhàng phê phán những kẻ học đòi kệch cỡm đang làm mất dần đi giá trị của cốm và bắt chước người người ngoài.

Kết thúc bài tùy bút, nhà văn chia sẻ với người đọc về cách ăn và thưởng thức cốm: "Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ". Ăn cốm đã được Thạch Lam nâng lên tầm nghệ thuật. Thưởng thức cốm để cảm nhận "mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ". Cốm là kết tinh của bao nhiêu sản vật làng quê Việt Nam, vậy nên "phải kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa". Đó là lời đề nghị chân thành, tha thiết của một tâm hồn gắn bó sâu nặng với những sản vật của quê hương, với những nét đẹp bình dị của mảnh đất kinh kì thuở xưa.

Bằng tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng nâng niu trân trọng những sản vật quê hương, nhà văn đã phát hiện được nét đẹp của văn hóa dân tộc qua: cốm- thứ quà quê bình dị, dân dã. Cốm không chỉ là thức quà riêng người Hà Nội mới có mỗi khi thu đến, nó đã gói gọn cả tâm hồn của mảnh đất kinh kì cũng như của biết bao con người Việt Nam.

1 tháng 4 2017

Cốm - nhắc tới món ăn thanh nhã mang đậm những hương vị đồng quê như thế này chúng ta không thể không nghĩ tới hình ảnh của Hà Nội với những ngọn gió heo may mỗi khi thu về. còn gì vui và hạnh phúc hơn khi được cầm trên tay những thứ quà quý giá ấy ngày còn nhỏ xíu, mỗi lần đi chợ, tôi thường bảo mẹ phải mua cho mình những gói cốm được bọc bằng lá sen. Lúc đo chưa biết được những ý nghĩa thực sự của những chiếc lá sen bọc bên ngoài những hạt cốm xanh mướt mà chỉ biết rằng nếu như cốm mà được đượm hương thơm của những lá sen thì không còn gì tuyệt với bằng Có lẽ vì cũng hiểu được điều đó mà nhà văn Thạch Lam đã viết lên tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường và nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích” một thứ quà của lúa non –cốm”.

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bong lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. ” chỉ với một số những câu văn mở đầu mà chúng ta đã cảm nhận được cái nét thanh nhã của những hạt gạo, rồi qua biết bao những bàn tay làm ra, mới có thể thành những hạt cốm xanh mượt như ngày hôm nay. Những hạt cốm được tạo nên bởi những tinh hoa của đất, của trời. Tất cả nhưng điều đó càng làm cho những hạt cốm tuy nhỏ bé nhưng chúng lại mang trong mình rất nhiều giá trị mà chinh bản thân chúng ta cũng không thể ngờ tới. Những cơn gió mang theo những hương thơm nồng nàn với những nét thanh tao và dịu nhẹ của đất trời Hà Nội. Những cơn gió ấy mang theo những nét đặc trưng đượm mùi hương sen của Hà nội. Và nhắc tới món Cốm- một trong những đặc trưng văn hóa của Hà Nội thì tại nơi đây Cốm làng Vòng có thể coi là một trong những món ăn mang nhiều tinh hoa của văn hóa nghệ thuật nhất. Cốm làng Vòng không những mang tới cho những người đam mê ẩm thực bằng màu sắc tinh tế với những sắc xanh dịu nhẹ mà còn gây đam mê bởi mùi hương quyện cùng mùi lá sen. Chúng ta phải cảm nhận một cách cẩn thận mới thấy mùi hương ấy lan tỏa trong không gian, một mùi hương đặc trưng mà chúng ta chỉ cần được thưởng thức một lần là sẽ nhớ mãi không quên.

Để làm ra được những hạt cốm tinh tế, người làm cốm- cũng có thể được coi là những nghệ nhân làm cốm đa bỏ vào đó rất nhiều những công sức mà không phải ai cũng có thể làm ra được những hạt cốm. Cốm chia làm hai loại là cốm dẻo và cốm giòn. Mỗi loại cốm lại có những cách thưởng thức khác nhau. Nhưng nếu như là người Hà Nội thì chúng ta sẽ biết ăn cốm là một nghệ thuật. nếu như chỉ ăn cốm một mình thì sẽ không thể cảm nhận được hết những hương vị nồng nàn lúa non của cốm. Nhưng chỉ cần kết hợp cốm với những loại quả như hồng chín hay những quả chuối ngự thì lập tức hương vị sẽ trở nên khác biệt. Những hương vị ấy không chỉ làm cho con người có được những sắc hương mà còn làm cho lòng người cảm thấy ấm áp- đó là những hương vị của quà quê. Cách ăn này không chỉ có ít người biết mà đó đã trở thành một thói quen của nhưng người hay ăn cốm. Có thể tưởng tượng ra cảnh mỗi buổi sớm đầy sương mai và gió lạnh, chúng ta lại được cầm trên tay những gói cốm vẫn còn ấm nóng, vừa mới được lấy ra rồi bọc vào trong những chiếc lá sen to bản, xanh thẫm. Mùa hương lúa mới, mùi dừa nồng đượm lại hòa cùng với mùi của lá sen tại thành mùi thơm rất đặc biệt- mùi Cốm làng Vòng. Và người ta cùng không dùng thìa, dùng đũa để xúc cốm và phải dùng tay, bốc từng vốc nhỏ. Có như vậy thì hương vị có mới được tròn vẹn.

Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

1 tháng 4 2017

có gì nhắn tin với mình nhé bạn. mình chuyên Văn

21 tháng 12 2017

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ và mỗi nhà văn lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói. Khác với ngôn ngữ không có tính nghệ thuật, chỉ nhằm mục đích chủ yếu là thông tin, truyền đạt một điều gì đó chính xác, nội dung được giới hạn chặt chẽ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy một lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của nhà văn, nói cách khác là ngôn ngữ mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ.

Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Thạch Lam mang một dấu ấn rất riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như Nguyễn Công Hoan, không triết lý như Nam Cao. Thạch Lam nhẹ nhàng và tinh tế. Ngôn ngữ và giọng điệu trữ tình cũng vì thế là đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Thạch Lam. Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu sắc của tình người. Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, Thạch Lam hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện. Ông luôn đi sâu vào khám phá đời sống tâm linh của nhân vật bằng một ngòi bút rất tinh tế, rất hiểu sự đời - đó là những vẻ đẹp lẩn khuất bên trong tâm hồn con người: tình thương, sự cảm thông, lòng vị tha giữa người với người, giữa người với vật. Thật cảm động trước tình thương mà bọn trẻ dành cho lũ chim non trong cơn giông tố, sự sám hối bởi một phút giận dữ đã gây bất hạnh cho một con người, sự cảm thông với số phận nghèo khổ của những tấm lòng cao cả, những tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của những em bé nghèo nơi phố huyện… những con người nhỏ bé, bình thường ấy bỗng vút cao trong tác phẩm Thạch Lam, gợi sự ám ảnh về nhân cách và tình người cao cả. Ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam là lối ngôn ngữ dư ba, có sức đọng lớn:

“…Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao mình hãy còn là người lương thiện, không phải là kẻ ăn cắp, cái đó cũng không khiến tôi lấy làm ngạc nhiên hơn. Mà còn là người lương thiện, tôi tự thấy mình cũng chẳng có gì là đáng khen. Tôi nhớ rõ lúc đó không một ý nghĩ nào về danh dự, về điều phải, điều trái ngăn cản tôi, và khiến tôi đi vào con đường ngay, như người ta vẫn nói. Không, không có một chút gì như thế. Cái gì đã giữ tôi lại? Tôi không biết… có lẽ chỉ có lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy, về phía này hay phía kia, đã khiến tôi có ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới hai bên…” (Sợi tóc)

“Bà Cả hình như không nghe thấy gì nữa. Mắt bà đờ ra như đang theo đuổi một ước vọng xa xôi, bà đang nghĩ rằng không bao giờ bà biết được những nỗi lo sợ ấy, bởi không bao giờ bà được bồng đứa con trên tay, nâng niu ấp ủ một cái mầm sống trong lòng. Không bao giờ… giá bà đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con…” (Đứa con).

“… Hình như có những cái lẽ tối tăm làm cho nàng sợ hãi, không dám nhận lời. Liên lờ mờ thấy rằng nàng không đủ can dảm làm một việc như thế, không đủ quả quyết với mình để chống lại những cái cay nghiệt gây nên xung quanh nàng. Không phải vì nàng quyến luyến đứa con lên sáu: nàng không yêu nó vì nó xấc láo như bố. Nhưng bỏ chồng bỏ con để lấy Tâm, để được sung sướng riêng lấy mình nàng, Liên cho như là một sự việc không bao giờ có thể làm được.” (Một đời người)

Thạch Lam không gân guốc, không đao to búa lớn mà luôn thâm trầm kín đáo. Và đằng sau những dòng chữ lặng lẽ ấy là bao nhiêu những dằn vặt của sự thức tỉnh nhân cách con người. Mỗi người ai rồi cũng sẽ có tình huống phải lựa chọn, những phút giây chống chếnh bên bờ vực của sự sa ngã nhân cách. Nếu không sáng suốt và bản lĩnh để chiến thắng người ta sẽ ngã, sẽ tự đánh mất mình. Truyện ngắn Thạch Lam với những lời văn nhẹ nhàng và kín đáo, như những khúc tâm tình giúp người ta sáng suốt để lựa chọn cho mình lối đi đẹp nhất cho cuộc đời. Thuở sinh thời, Thạch Lam luôn tâm niệm: “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên…, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.” (Theo dòng)

Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng có sức ám ảnh lớn. Là lối truyện tâm tình, không có cốt truyện, toàn truyện không hề có hành động phát triển xung đột mà chỉ toát lên một tâm trạng, một không khí nhưng lại rất thực, rất đời. Truyện ngắn Thạch Lam như một tấm gương sáng mà ai soi vào đó cũng thấy có mình, thấy ưu điểm, nhược điểm để hiểu mình hơn, hiểu người hơn, để cảm thông hơn và sống đẹp hơn.

“… Tôi rùng mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta sẽ phải vay trả cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh mới trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ đánh đập vì thù hằn?

Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu càng khinh bỉ tôi bấy nhiêu. Qua ô Yên Phụ, nhìn thấy những thợ thuyền tấp nập làm việc dưới ánh đèn trong những căn nhà lá lụp xụp, tôi rảo bước đi mau, hình như trông thấy tôi họ sẽ biết cái hành vi khốn nạn và nhỏ nhen đáng khinh bỉ của tôi ban nãy… sự hối hận thấm thía vào lòng tôi…” (Một cơn giận).

Thạch Lam là vậy đó, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, hiểu lòng mình để hiểu về người khác. Ông đã đặt mình vào vị trí nhân vật để nói lên cảm nghĩ về số phận những kiếp người nhỏ bé trong xã hội và để từ đó toát lên sự cảm thông sâu sắc với những cảnh đời nghiệt ngã, khổ đau. Thạch Lam đã từng nói: “Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực; tức tìm thấy tâm hồn của mọi người qua tâm hồn của chính mình, đi đến chỗ bất tử mà không tự biết và qua tâm hồn ta, chúng ta có thể đoán biết được tâm hồn mọi người. Và chỉ khi nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm lý người ngoài.” Cái hiện thực nhà văn quan tâm bậc nhất là hiện thực tâm trạng, là lối nghĩ, lối cảm ẩn khuất bên trong mỗi con người và nhà văn dùng nó để khám phá thế giới. Cảm xúc tâm trạng của nhà văn bao giờ cũng xuất phát từ thế giới hiện thực, nhưng được biểu hiện qua bút pháp lãng mạn, làm cho Thạch Lam vừa gần gũi với các nhà hiện thực, vừa mang vóc dáng lãng mạn, trữ tình.

Là một thành viên của Tự lực văn đoàn, Thạch Lam có ảnh hưởng của trường phái lãng mạn. Song trong cái lãng mạn của Thạch Lam có vẻ tươi sáng của ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay, nó thức tỉnh trong sâu thẳm con người một chút mơ mộng, một niềm vui sống. Giọng văn Thạch Lam có sức sôi cuốn kỳ diệu là vì vậy. Càng đọc càng say, càng đọc càng bị cuốn hút. Nó như kiểu “lạt mềm buộc chặt”, càng đi sâu vào người đọc càng không thể dứt ra. Chất giọng ấy đã diễn tả một cách tinh tế những cung bậc tình cảm của con người. Một nỗi buồn khe khẽ, vơ vẩn, mơ hồ của một cô bé trong cảnh chiều tàn nơi phố huyện.

“Chiều. Chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen: đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần vào cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” (Hai đứa trẻ)

Sự xúc động khi nhìn thấy người em gái xưa: “…Một sự bâng khuâng nhẹ nhàng dìu tâm hồn người đến những tình cảm man mác, tôi bỗng thấy cả người xúc động vì nhận ra trong bọn người lác đác ở bến một cái xe đỗ vội, và trên xe bước xuống một người con gái ngơ ngác nhìn về phía tôi.” (Tình xưa)

Tất cả đều thật kín đáo, dịu dàng và tinh tế biết bao. Cuộc sống phong phú và đa dạng sẽ phải có những khoảnh khắc buồn, những thoáng vui, những phút giây cảm động và tiếc nuối về một cái gì đó, về một ai đó. Những xúc cảm thầm kín, những khoảnh khắc đẹp ấy luôn lẩn khuất trong tâm hồn con người mà không phải ai cũng thấy, cũng cảm nhận được. Phải rất tinh tế và nhạy cảm Thạch Lam mới chộp được những phút giây rung động thẳm sâu trong đời sống tâm linh ấy của nhân vật, ghi lại được những thoáng chốc, những lát cắt tâm trạng nhân vật trong sự tương tranh giữa không gian, ngoại cảnh và lòng người. Ngôn ngữ văn xuôi Thạch Lam có sức lay động và ám ảnh là vì thế.

Là một nhân vật yêu cái đẹp, luôn đi tìm cái đẹp nhưng khác với những nhà văn lãng mạn đương thời tìm kiếm cái đẹp trong cõi mộng thần tiên, Thạch Lam tìm về những cái đẹp của đời thường, của những tâm hồn bình dị, mộc mạc mà tinh tế. Ông như một nghệ sĩ tâm huyết mải miết đi tìm những hạt ngọc đẹp đang lẩn khuất đâu đây giữa cõi đời thường. Đó là những hạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn con người. Lòng thương yêu đồng loại của những đứa trẻ hồn hậu trong Gió lạnh đầu mùa và cơ sở của tình nhân ái đó bắt nguồn từ một gia phong đẹp, lòng nhân hậu của người mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Lòng thương yêu loài vật, những tiếng kêu thảm thiết của lũ chim non trong cơn giông tố đã lay động tình thương trong lòng bọn trẻ, đã làm cho chúng phải lo lắng, phải thao thức trước những sinh linh nhỏ bé đang bị dập vùi. Là sự sám hối của con người trước tội lỗi, trong cõi đời này ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần có lỗi. Nhận ra lỗi lầm để rồi sám hối là rất khó, xin lỗi và sửa lỗi lại càng khó hơn nhiều. Nhưng Thanh của Thạch Lam đã làm được điều đó. “Những ngày hôm sau thực sự là những ngày khổ sở của tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiện ra trước mắt.

Tôi nhất định đem tiền đến cho người xe kia để chuộc lỗi của mình….” Cho dù đã muộn nhưng thật đáng quý, đáng trân trọng. Một tâm hồn dũng cảm và đầy tình người.

Thạch Lam là người luôn chắt chiu cái đẹp, không chỉ là cái đẹp của hồn người mà còn là cái đẹp của truyền thống, của quá khứ đã qua. Cuộc sống như một dòng sông luôn chảy về phía trước. Và con người, dù rất yêu quá khứ cũng không thể giữ nó mãi bên mình. Nhưng nếu có một trái tim nhạy cảm và một tâm hồn tinh tế, ta có thể lưu giữ lại cho mình những ký ức đẹp của cuộc đời Dưới bóng hoàng lan là một sự trở về, trở về với quá khứ đẹp của tuổi thơ, của một mái đầu bạc hiền từ như trong cổ tích, của tiếng cười trong trẻo từ cô hàng xóm, của mặt đất dưới chân, của mùi hương quen thuộc từ một loài hoa… Để rồi lúc ra đi, chàng thanh niên kia đã mang cho mình những hành trang dịu ngọt, những dư vị quê hương rất cần cho mỗi người trong hành trình đi tới tương lai.

Bằng giọng văn nhẹ nhàng, thủ thỉ, Thạch Lam đã đánh thức miền ký ức của mỗi người, đánh thức những xúc cảm thầm kín nhất, sâu xa nhất về những kỷ niệm yêu dấu đã qua trong tâm hồn mỗi người. Có một điều khiến cho Thạch Lam khác với các nhà văn khác: Ông để cho nhân vật của mình thức tỉnh một cách rất hồn nhiên. Hầu như chẳng phải chịu một thứ luân lý cao siêu nào, cũng như không hề thông qua một cuộc đấu tranh tư tưởng nào. Truyện ngắn Thạch Lam giàu chất thơ vì vậy chỉ thủ thỉ nhẹ nhàng mà không gân guốc, triết lý xa xôi.

Như một khách lữ hành mải miết đi tìm cái đẹp giữa cuộc đời, cái đẹp lẩn khuất bên trong những phức tạp của cuộc sống, thế giới nghệ thuật của Thạch Lam luôn ở trong sự tương tranh của không gian, lòng người, sự giao tranh giữa tối và sáng, làng và phố, nông thôn và thành thị, trần tục và thanh cao… Cái tôi của Thạch Lam là từ sự giao tranh giữa những đối lập ấy, ông tìm thấy cái đẹp và luôn có xu hướng khẳng định chân giá trị của cái đẹp, cái đẹp luôn thắng thế và tồn tại vĩnh viễn.

Cái đẹp lớn nhất mà Thạch Lam đem đến cho mọi người là tình yêu vô hạn của những người phụ nữ hết lòng vì gia đình. Một người mẹ nghèo nàn kiếm từng hạt thóc còn sót lại trên cánh đồng. Tưởng chừng sự đói nghèo khổ sở như thế thì còn lấy đâu ra cái đẹp nhưng dưới cái nhìn của Thạch Lam, cái đẹp chẳng phải là cái gì cao vút mà là vẻ đẹp rất bình dị nhưng thanh cao, đáng quý. Sự vất vả của người mẹ đã được đền đáp bằng sự đầm ấm của gia đình. “Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng, bác Lê đẩy con ra vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét vội thóc, giã lấy gạo. Rồi là một bữa cơm nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi xúm quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh” (Nhà mẹ Lê). Một con người, người chị hết lòng lo cho gia đình, gánh hàng đi từ lúc sương mù còn giăng kín cả bầu trời, trở về nhà lúc mọi nhà đã lên đèn nhưng Cô hàng xén không một lời kêu ca. Lo cho cuộc sống gia đình cô phải hy sinh cả ước mơ của một cô gái mới lớn. Vất vả, nhọc nhằn nhưng nghĩ đến cảnh đầm ấm của gia đình bao nhiêu khó nhọc tiêu tan cả. Vẻ đẹp tâm hồn của Liên thể hiện qua sự dâng hiến, chu toàn của bản thân đối với gia đình.

Những người phụ nữ trong các truyện ngắn Thạch Lam là những người chịu nhiều khổ đau, bất hạnh nhưng họ vẫn hướng tới cái đẹp, vẫn giữ cho mình những nét đẹp trong tâm hồn. Cho dù nhìn bề ngoài những người ấy ta không cảm tình với họ, nhưng Thạch Lam hoàn toàn khác, ông đã mẫn cảm và tìm thấy ở đáy sâu tâm hồn họ những khoảng sáng thanh cao. Liên và Huệ trong Tối ba mươi là những người làm cái nghề dưới đáy cùng của xã hội. Những ngày Lễ – Tết hai cô vẫn nhớ tới quê hương làng xóm với một mái nhà yên ấm, nhớ tới ông bà tổ tiên cùng tuổi thơ trong sáng của mình. Cao hơn nữa là một niềm tiếc hận, khổ đau cho thân phận và cuộc sống của mình. Hai cô vẫn đau đáu ngày trở về trong sự hoàn lương: “… những giọt nước mắt chảy tràn mi, nàng không giữ được; Liên cảm thấy một nỗi tủi cực mênh mang tràn khắp người, một nỗi thương tiếc vô hạn; tất cả thân thể nàng lướt hiện qua trước mắt với những ước mong tuổi trẻ, những thất vọng chán chường” (Tối ba mươi).

Khi viết về những người dân nghèo – tầng lớp dưới đáy của xã hội ngòi bút Thạch Lam cũng ánh lên vẻ đẹp thanh cao của những tâm hồn bất hạnh và khổ đau. Ông đến với những người nghèo bằng cả tấm lòng của mình bằng tình thương đồng loại. Sự thương cảm ấy, nó khác xa kiểu ban ơn của những nhà tiểu thuyết lãng mạn ngả câu bít và vòng tay của mình cứu vớt những con người nhỏ bé. Mọi nguồn cảm hứng, mọi nỗi rung cảm của nhà văn muốn đóng góp cho đời đều bắt nguồn và nảy nở từ những chân cảm đối với người nghèo.

Thương người một cách kín đáo, lại có quan niệm tình thương hết sức tiến bộ Thạch Lam xây dựng các nhân vật khổ sở, nghèo hèn nhưng chưa bao giờ ông coi thường, xem nhẹ. Trái lại, ông luôn nâng niu với tình cảm yêu mến, trân trọng và luôn giúp họ vươn tới cái thiện, cái đẹp.

Lặng lẽ và sâu kín, Thạch Lam viết về những con người bình thường với niềm trắc ẩn mênh mông. Niềm trắc ẩn đó trở nên đặc biệt sâu sắc khi ông nhắc đến thân phận của những người mẹ, người vợ tần tảo, luôn hy sinh thầm lặng cho gia đình, gánh chịu mọi vất vả tủi phận để đem đến niềm vui cho mọi người trong gia đình. Đó là Cô hàng xén tận tuỵ buôn bán để nuôi cha mẹ và các em, đến khi lấy chồng phải lo lắng thêm gia đình chồng, một mẹ Lê cho đến lúc chết vẫn chưa hết lo cho những đứa con thơ dại, một mẹ Hiên dù thoảng qua cũng kịp để lộ ra phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà nghèo khổ nhưng thật thà, tự trọng, một cô Sen rất chịu đựng vì thương mẹ… Thạch Lam lặng lẽ âm thầm phản ánh đời sống hết sức khốn khó của con người với cái nhìn đôn hậu và đầy thương cảm. Ông đã tạo ra những trang văn đẹp giản dị nhưng vô cùng nhân đạo. Những con người dù bị chà đạp vẫn cố gắng vươn tới vẻ đẹp thanh cao, những con người dù khốn khó vẫn tự đấu tranh để vươn tới cái đẹp trong cuộc sống. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống riêng nhưng họ đều có chung tâm trạng dày vò, buồn rầu và lòng khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, cao quý hơn.

Thạch Lam mẫn cảm và nhân hậu, ông đi sâu vào thế giới nội tâm con người, biết quan sát cái bên trong, biết đi sâu vào những bí ẩn tâm lý. Tác giả đã hướng cái nhìn của mình vào những vùng khuất tối nhất trong thế giới nội tâm con người: cái khoảng tối ẩn náu sự hèn hạ, yếu đuối, xấu xa đáng loại bỏ để tìm ra những khoảng sáng thanh cao. Bởi thiếu cái đẹp, cuộc sống trở nên tầm thường biết bao. Thạch Lam từng quan niệm:

“Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường. Công việc của nhà văn là phải hiểu cái đẹp ở chính chỗ mà người ta không ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức.”

Thạch Lam, nhà văn của cái đẹp bình dị mà thanh cao. Văn chương của ông luôn có sự hài hoà giữa thiên nhiên và tâm trạng, giữa cảnh và tình. Bằng lối ngôn ngữ miêu tả giàu xúc cảm và hình tượng, Thạch Lam đưa người đọc trở về với những miền quê êm đềm, yên ả của nông thôn Việt Nam:

“Thanh lách cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người, trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí… Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn… Thanh bước xuống giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào… Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng, lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây bút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: cây hoàng lan!, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi mùi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa…” (Dưới bóng hoàng lan).

Một thế giới hoàn toàn yên bình, tĩnh lặng và đẹp như cổ tích. Con đường gạch, giàn cây, bóng mát và đặc biệt là hương hoa đã xoa dịu tâm hồn con người sau một quãng đường dài đầy bụi bặm. Trở về với quê hương chính là trở về với dân tộc, trở về với những nét đẹp truyền thống được lưu giữ từ thuở xa xưa. Trong khung cảnh ấy, tâm hồn con người trở nên trong sáng hơn, thuần khiết hơn, đẹp đẽ hơn. Lời văn mượt mà, giàu chất hoạ, chất nhạc đã diễn tả một cách hình tượng cảnh thiên nhiên cùng với những tinh tế của tâm hồn con người.

Con người luôn chan hoà với thiên nhiên, ngòi bút trữ tình tinh tế của Thạch Lam đã miêu tả một cách tinh vi, sắc sảo sự vận động của nội tâm nhân vật cùng với sự biến chuyển của thiên nhiên. Chính vì vậy, trong truyện ngắn của Thạch Lam dường như màu sắc âm thanh, hương vị tự nhiên của cuộc sống hoà trộn với nhau và kết hợp với tâm hồn con người tạo nên chất thơ chất nhạc trong văn Thạch Lam: mùi quen của đất màu, mùi bèo ở dưới ao, mùi rạ ẩm ướt, mùi phân trâu nồng ấm, rồi tiếng lá tre khô xao xác, tiếng gió thổi qua đồng trống những chiều đông lạnh giá, tiếng trống thu không của buổi chiều tà… Thạch Lam đã rất nhạy cảm và tinh tế khi diễn tả một cách chính xác và sinh động hương vị tự nhiên của cuộc sống thôn quê ấy.

Cái độc đáo trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam là tiếp cận và khám phá thế giới nội tâm con người. Nhân vật truyện ngắn Thạch Lam là con người tâm hồn với những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác. Với lối văn nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình man mác, giàu xúc cảm, Thạch Lam diễn tả cảm giác của con người với những cung bậc khác nhau.

Đọc truyện Đói ta không chỉ xót thương cho cảnh đớn đau, cơ cực của Sinh mà còn cảm thấy rùng mình khi cơn gió đi qua trong cơn đói lả. Ta cũng cảm thấy mùi thơm ngậy và quyến rũ đến chết người của những thứ đồ ăn đó. Chính cái cảm giác đã tạo nên trong văn Thạch Lam một thứ mật ngon mà đã ăn thì không thể không nhớ. Giọng văn nửa như mơ hồ, nửa như không nhớ rõ thực hay mơ, ngôn ngữ dùng một cách bàng quan của cảm giác: hay là, thoáng qua, thoáng nghe, hình như, mang máng đã diễn tả rất tinh tế tâm trạng của nhân vật.

“Một cơn gió hắt hiu thổi đến làm cho chàng rùng mình. Bỗng nhiên tất cả người chàng chuyển động: chàng vừa thoáng ngửi thấy cái mùi thơm và béo của những miếng thịt ướp mà mỡ còn dính ở tay.

Cơn đói lại sôi nổi dậy như cào xé ruột gan, mãnh liệt, át hẳn cả nỗi buồn. Chàng muốn chống cự lại, muốn quên đi, nhưng không được, cái cảm giác đói đã lẩn khắp cả người như nước triều tràn lên bãi cát. Mỗi lần cơn gió, mỗi lần chàng ngửi thấy mùi béo ngậy của miếng thịt ướp, mùi thơm của chiếc bánh vàng. Mũi Sinh tự nhiên nở ra, hít mạnh vào, cái mùi thơm thấu tận ruột, gan, như thấm nhuần vào xương tuỷ” (Đói).

Đi vào thế giới truyện ngắn Thạch Lam nhiều lúc ta phải giật mình, ta nhận ra được nhiều điều mà từng trước đến giờ phải chăng vì nhỏ qua mà ta chưa khám phá ra? Trước cuộc sống đã có lần ta thắc mắc: “có những ngày mà tự nhiên không hiểu sao ta thấy khó chịu, hay gắt gỏng và không muốn làm gì” (Một cơn giận). Con người bực dọc, rồi không kiểm soát được mình và dẫn đến những sai lầm trong hành động để rồi lại hối hận, tiếc nuối, xót xa. Cái cảm giác hối hận cũng rất thật: “Ngày hôm sau thực là những ngày khổ sở cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng biểu hiện ra trước mặt” (Một cơn giận).

Nhân vật của Thạch Lam là như vậy, luôn hiện lên với đầy đủ cả cái thiện và cái ác, cả mặt tốt lẫn mặt xấu như những con người thực ngoài đời Một đời người khiến ta có biết bao suy nghĩ, trăn trở và lựa chọn. Con người Liên cũng có lúc nghĩ thế, cũng có lúc lại nghĩ khác đi. Liên đã phải khổ sở rất nhiều khi lựa chọn đi với Tâm để được hưởng hạnh phúc ngọt ngào của tình yêu hay ở lại với chồng con để chịu đầy đoạ. Và rồi:

“Liên lờ mờ thấy rằng nàng không đủ can đảm làm một việc như thế không đủ quả quyết với mình để chống lại những cái cay nghiệt gây nên chung quanh nàng. không phải nàng quyến luyến đứa con lên sáu: nàng không yêu nó vì nó cũng xấc láo như bố nó. Nhưng bỏ chồng bỏ con để lấy Tâm, để được sung sướng riêng mình nàng. Liên coi như là một việc không bao giờ có thể làm được” (Một đời người).

Cảm giác dường như là chất liệu trọng yếu để Thạch Lam khám phá thế giới nội tâm con người. Trước hành động không đúng, nhân vật cảm giác mình có lỗi. Trước một nghịch cảnh, nhân vật cảm giác mình khó có thể vượt qua. Trước sự đấu tranh giành quyền hạnh phúc, nhân vật cảm giác mình không đủ can đảm… Cảm giác là cái ngưỡng không cho nhân vật vượt qua ranh giới mong manh của cái thiện để ngã mình sang cái ác, cái xấu xa tội lỗi. Thạch Lam cũng đã để cho nhân vật tự đấu tranh để chọn ra một lối đi thích hợp. Và bao giờ cái thiện, cái đẹp cũng chiến thắng. Con người lại trở về với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Nhân vật của Thạch Lam không tha hoá, không tội lỗi là vì vậy.

Thạch Lam là nhà văn của cảm giác. Trước những biến động của cuộc sống nhà văn đã dùng cảm giác để giữ nhân vật của mình ở lại với cái đẹp. Còn trước đổi thay của thời tiết thì sao? Nhà văn lại cũng đánh thức cảm giác của con người qua một đêm trời trở lạnh:

“Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.

Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt” (Gió lạnh đầu mùa).

Rồi cảm giác về mùi hương cùng tình yêu ở buổi đầu hò hẹn: “… đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương. Mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió mát… có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải” (Dưới bóng hoàng lan).

Ai rồi cũng trải qua mối tình đầu đầy ngọt ngào và thơ mộng. Ai rồi cũng có sự hồi hộp của buổi hò hẹn đầu tiên. Đọc Thạch Lam tất cả những cảm giác về tạo vật, cuộc sống và tình yêu bỗng bừng dậy. Nó thức tỉnh tâm hồn con người, giúp ta yêu hơn, trân trọng hơn những xúc cảm ngọt ngào, những phút giây hạnh phúc đã có và đang có trong cuộc đời.

Để diễn tả những xúc cảm mơ hồ ấy của nhân vật, Thạch Lam rất hay sử dụng từ cảm giác:“chàng thấy một cảm giác mát lạnh tràn lên hai vai” (Trở về); “nhớ lại cảm giác vui mừng khi thấy bông lúa se sắt vào da thịt” (Nhà mẹ Lê); “Dung thấy một cảm giác chán nản và lạnh lẽo” (Hai lần chết).

“Qua kẽ lá của cành bàng, hàng ngàn ngôi sao lấp lánh, một con đom đóm vào dưới mắt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy, rồi hoa rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng hạt. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ khó hiểu” (Hai đứa trẻ).

Và những từ chỉ cảm giác, diễn tả cảm giác như: thoáng trông thấy, lờ mờ, cảm thấy, hình như, hình như cảm thấy, tựa như…

“Thành tựa như thấy trong lòng mưa bụi, buồn rầu và chán nản, một nỗi buồn không sâu sắc, nhưng êm đềm làm tê liệt cả tâm hồn” (Cuốn sách bỏ quên).

“Chàng vừa thoáng ngửi thấy cái mùi thơm và béo của những miếng thịt ướp mà mỡ còn dính ở tay” (Đói).

“Chàng mơ màng yêu cô thôn nữ, và ước mong cùng nhau sống trong cảnh thanh bình dưới một túp lều tranh” (Trở về).

Đi sâu vào đời sống tâm linh nhân vật với những cảm xúc và cảm giác tinh tế, ngôn ngữ Thạch Lam nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình man mác. Cái đẹp của ngôn ngữ Thạch Lam là cái đẹp của thứ ngôn ngữ vừa cho ta nhìn và cho ta cảm. Tâm hồn đa cảm và tinh tế đến độ có thể thu nhận được sự thay đổi về độ ánh trăng hay âm sắc các loại lá khô rụng va vào đất, đã đem đến cho bạn đọc những trang văn đạt đến sự trong sáng, thuần khiết của tiếng Việt, có khả năng diễn tả được một cách đầy đủ những cung bậc khác nhau của đời sống nội tâm con người ở độ tinh vi nhất. Trong mỗi con người dường như ai cũng có một đời sống nội tâm đầy bí mật. Và Thạch Lam, một nhà giải phẫu tâm lý tài ba, đã lách sâu ngòi bút của mình vào mọi ngõ ngách của tâm hồn để khám phá cái bí mật ấy:

“Tôi cảm thấy một cái thú khoái lạc kỳ dị, khe khẽ và thầm lặng rung động trong người, có lẽ là cái khoái lạc bị cám dỗ, mà cũng có lẽ cái khoái lạc đã đè nén được sự cám dỗ. Và một mối nuối tiếc ngấm ngầm, tôi không tự thú cho tôi biết và cũng cố ý không nghĩ đến, khiến cho cái cảm giác ấy của tâm hồn tôi thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc” (Sợi tóc), một cái gì dịu ngọt chăng tơ đâu dây, một sự rung động khẽ như cánh bướm non hay những cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày đang phá hoại cuộc đời…

Trái tim mẫn cảm của Thạch Lam đã thấu hiểu được những xúc cảm sâu kín nhất bên trong tâm hồn con người và ông luôn trân trọng những tình cảm ấy. Tâm hồn đa cảm cũng đã đi vào những trang viết của ông, tạo cho ông một văn phong và cốt cách riêng biệt. Cái nhẹ nhàng lặng lẽ từ cuộc sống dường như nếu bước đi mạnh thì sợ đất đau đã chuyển thành giọng kể nhỏ nhẹ, dịu dàng mà sâu lắng trong văn ông. Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình, cảm giác cỏn con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người mà ông tả một cách thật tinh vi…” Còn giáo sư Phong Lê thì nhận xét rằng: “Thạch Lam có một bút pháp tinh tế, trầm tĩnh, khách quan – nhưng không khách quan chủ nghĩa, luôn luôn ẩn thoáng một thái độ, một tâm sự kín đáo mà có sức thông báo và lan truyền.”

Thạch Lam trầm lặng, cái sự yêu của ông cũng trầm lặng, lắng sâu để rồi giọng văn đậm chất trữ tình. Một con người luôn yêu cái đẹp, chắt chiu từng mảnh đẹp bị vương vãi ở khắp thế gian này đã để lòng mình rung lên, hoà nhập, cảm thông, chia sẻ những đắng cay của cuộc đời cùng những con người bất hạnh. Trái tim Thạch Lam đã không biết bao lần phải thổn thức trước những thâm phận nhỏ bé, khổ đau ở cõi đời này. Và chính vì thế, văn Thạch Lam vừa giản dị trong sáng, vừa gợi lên một nỗi buồn man mác, một nỗi buồn in đậm trong văn Thạch Lam khắc khoải ở chỗ này, bàng bạc ở chỗ khác, trở thành khí quyển tâm trạng bao phủ những cảnh đời mà nhà văn dẫn ta vào.

Nhân vật của Thạch Lam hầu hết đều có một số phận đáng buồn, một cảnh đời nghịêt ngã. Cuộc sống khốn cùng đã khiến cho nhiều thân phận đi đến ngõ cụt và phải tìm đến cái chết như mẹ Lê (Nhà mẹ Lê), Dung (Hai lần chết), Bào (Người bạn trẻ)… Cái chết của họ đã tạo cho âm điệu câu chuyện chùng xuống bởi quá thương tâm:

“… bác Lê lên cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da bác, manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn. Cái nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà Bác, lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi, và từ đấy, nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng giá cứ có người mướn làm thì cũng không đến nỗi bác nhớ lại những buổi khó khăn đi làm, những lúc vui vẻ được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét…

… Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi chợ vắng, những ngày nhịn đói như hôm nay. Bác mơ màng thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác, tinh nghịch của cậu Phúc, con chó Tây nhe nanh chồm lên…” (Nhà mẹ Lê).

Cuộc đời của mẹ Lê dường như chỉ được gói gọn trong chữ nghèo hèn để rồi đã gây ra bất hạnh. Bất hạnh cho bác và bất hạnh cho những đứa trẻ mồ côi. Cuộc đời chúng rồi sẽ ra sao, chúng sẽ đi về đâu khi bên mình không có mẹ, lại tay trắng? Nỗi buồn đau dường như được nén lại rồi toả ra, nén lại trong lòng tác giả để rồi toả ra âm điệu buồn cho người đọc suốt cả câu chuyện.

Thế giới nghệ thuật của Thạch Lam là thế giới của những người nghèo khó cam chịu, thế giới của những người quanh năm phải vật lộn với miếng cơm manh áo, bị ngược đãi đến thậm tệ: Liên (Một đời người), Minh (Cái chân què), Sinh (Đói)… và cho dù chưa phải tìm đến cái chết nhưng những dằn vặt, những khổ đau đã làm cho họ điêu đứng, tàn tạ. Kết thúc câu chuyện Một đời người, giọng điệu buồn man mác lan toả trong lòng người đọc trước tương lai mù mịt của Liên:

“Ngày nọ nối tiếp này kia, Liên phải chịu cái đời khổ sở, đau đớn mọi ngày. Cái mộng cuộc đời sung sướng với Tâm, Liên buồn rầu coi như là những vật tốt đẹp mà nàng thấy bầy trong tủ kính các cửa hàng, những vật quý giá mà nàng tưởng không bao giờ có thể về nàng được” (Một đời người).

Một sự cam chịu đến cùng cực của những con người có độ dư phẩm chất làm người. Và chính vì vậy, khác với con người làm trò, con người đánh rơi phẩm chất làm người trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, con người bị vật hoá, bán dần sự sống như trong sáng tác của Nam Cao, con người hành động cải tạo xã hội vì mục tiêu cá nhân với những ảo tưởng xa vời của Nhất Linh, Khái Hưng.. Tâm hồn Thạch Lam là đối tượng cho nhà văn khám phá miêu tả. Đó là một khối thủy tinh trong suốt, mong manh, dễ vỡ, không quen va chạm với những xung đột, mâu thuẫn khắc nghiệt của cuộc đời. Âm điệu buồn trong truyện ngắn Thạch Lam cũng vì thế rất riêng. Không bi thảm như Nam Cao, không dữ dội như Vũ Trọng Phụng, không tuyệt vọng như Nhất Linh, Khái Hưng… Thạch Lam buồn mà đẹp, buồn nhẹ nhàng nhưng day dứt, ám ảnh khôn nguôi về thân phận làm người.

Với ngòi bút hiện thực giàu tính nhân đạo, hình ảnh những người dân nghèo từ thành thị đến nông thôn, từ những người trí thức đến những cô gái bán thân đều được Thạch Lam miêu tả hết sức chân thật. Kết thúc câu chuyện là tương lai đen tối mờ mịt của những thân phận nghèo khó nhọc nhằn. Và giọng điệu buồn trầm gợi niềm xót xa thương cảm về số phận bấp bênh của con người dưới xã hội cũ là nét đặc trưng của phong cách truyện ngắn Thạch Lam. Một nỗi buồn man mác nhè nhẹ phủ lên và thấm vào đời sống của các nhân vật, nỗi buồn xa xôi, nỗi buồn mơ hồ. Một cô hàng xén, một cô Liên, một cô Dung.. sống buồn bã trong gia đình và cả ở xã hội. Một đứa trẻ cố thức đêm chỉ để nhìn ánh sáng đèn của chuyến tàu đêm với hy vọng được nhìn thấy cảnh náo nhiệt ở sân ga. Thạch Lam gieo vào lòng người đọc sự thương cảm cho những kiếp người nhọc nhằn. hình ảnh người bán bánh giầy giò trong đêm khuya vắng lặng, qua việc miêu tả tiếng rao buồn thảm, yếu ớt và uể oải như mang một nỗi thất vọng cùng lời kết thúc bùi ngùi: “cái đời tối tăm ấy, những đường phố xa, hẻo lánh như không còn mong mỏi chút gì” (Cô hàng xén). Nhà văn với giọng diệu này đã khái quát lên cả một bức tranh hiện thực xã hội đương thời. Tại đó những kiếp người luôn phải sống mỏi mòn, nhọc nhằn, vô vọng… Điều này cho thấy sự kết nối xuyên suốt trong cảm hứng sáng tạo của Thạch Lam. Trong bất cứ thể loại nào, ngòi bút của ông cũng nghiêng về phía những con người nhỏ bé bằng một giọng văn đầy lòng trắc ẩn, cho thấy được những cuộc sống tù đọng, bế tắc của cả đời người. Ngay cả những người lầm lỡ trong chốn bùn lầy của xã hội ông cũng miêu tả họ bằng giọng văn xót xa, buồn chứ không chì chiết, khinh rẻ. Ông còn tìm sâu trong tâm can họ những nét đẹp còn tiềm ẩn trong bản chất của họ.

Thạch Lam đã từng quan niệm: “cái thực tài của nhà văn nguồn gốc chính là ở tâm hồn nhà văn, một nghệ sĩ phải có một tâm hồn phong phú, những tình cảm dồi dào. Nếu không, nghệ sĩ đó chỉ là thợ văn khéo thôi.” Ông đã lặng lẽ tự mổ xẻ mình để xây dựng nên những con người sống động giữa cuộc đời thường. Và từ đó, ngôn ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam là thứ ngôn ngữ được hoà trộn giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật.

“Tâm thấy ngày nay cũng như mọi ngày, ngày kia cũng thế nữa, tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức như tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ mình cô; trong những luỹ tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em.” (Cô hàng xén).

Thật khó có thể phân biệt đâu là ngôn ngữ tác giả đâu là ngôn ngữ nhân vật . Nhà văn đã thực sự đặt mình vào địa vị nhân vật để nói lên suy nghĩ về số phận và cuộc đời những cô hàng xén nghèo khó sớm tối phải tần tảo vất vả vì gia đình. Và Thế Lữ đã rất xúc động khi nhớ về Thạch Lam: “Sự thật tâm hồn Thạch Lam diễn trong văn chương phức tạp nhiều hình, nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, thân mật, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương.” (Thạch Lam và văn chương)

Thạch Lam luôn yêu thương và trân trọng đối với con người, giọng văn của ông cũng vì thế mà mang một hơi thở ấm áp, có sự đồng cảm sâu sắc giữa người với người, giữa nhà văn với nhân vật. Thạch Lam xưng hô với nhân vật rất nhẹ nhàng và thân mật, bằng cách gọi tên: Liên, Tâm, Sinh… hoặc bằng cách gọi trìu mến Mẹ, mẹ Lê, chàng, nàng…. Thạch Lam đã rất đồng cảm với người lao động và dường như cao hơn còn là sự hoà nhập vào dòng người khốn khổ ấy. Nhân vật Thạch Lam luôn có một cái tên rất nhẹ, vần không hoặc vần bằng như chính con người và tình cảm trong suốt, dịu dàng, mỏng manh của họ vậy.

Cùng viết về nỗi khổ, cảnh ngộ của con người trong xã hội: sự bươn chải nhọc nhằn, sự nghèo túng hay những kẻ phải làm cái nghề bán thân mạt hạng nhất trong xã hội nhưng khác với cách kể của Nam Cao lạnh lùng khách quan, hay không trào phúng như Vũ Trọng Phụng… ngôn ngữ Thạch Lam sử dụng có tác dụng xoa dịu nỗi đau, không có ranh giới của đẳng cấp, tầng lớp xã hội.

Tác phẩm Thạch Lam càng đọc càng bị lôi cuốn, càng đọc càng say. Ông đã biết chọn cho mình một lối ngôn ngữ rất riêng, rất độc đáo. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Nhưng không phải bất cứ ngôn ngữ nào cũng là ngôn ngữ của văn học. Chỉ trong ngôn ngữ đời sống được trau dồi, mài dũa kỹ mới chuyển tải được một cách nghệ thuật cuộc sống hàng ngày. Và mỗi nhà văn có phong cách đều để lại một dấu ấn riêng về ngôn ngữ trên văn đàn. Thạch Lam đã lựa chọn ngôn ngữ thể hiện mình bằng ngôn từ giản dị, trong sáng, mượt mà nhưng sâu lắng, đằm thắm và thấm đượm tình người. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng nhưng sức gợi mở lớn và có khả năng khơi sâu tìm vào cảm giác. Ông đã dùng thủ pháp so sánh để miêu tả tâm hồn nhân vật và thiên nhiên: “Tiếng mưa reo và gió thổi như một thứ âm nhạc vui vui, ru ngủ người ta dần dần” (Tiếng chim kêu); “Tâm hồn Thành trơ trọi như một cánh đồng thấp mà lúa đã gặt rồi” (Cuốn sách bị bỏ quên); “bà cụ già lê nhích lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại như có một vết thương chưa khỏi” (Nhà mẹ Lê).

Sử dụng nhiều thủ pháp so sánh nhưng không nhàm chán, ngược lại, rất đắt, rất hay. Nó làm cho câu văn giàu hình tượng và sức biểu cảm. So sánh cùng với cảnh ngắt nhịp câu dài, ngắn nhịp nhàng uyển chuyển tạo cho tác phẩm giàu nhạc điệu:

“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru…” (Hai đứa trẻ); “có cái gì dịu ngọt, chăng tơ đâu đây” (Dưới bóng hoàng lan); “những thứ hàng nho nhỏ, khác nhau và xinh xắn: cuộn chỉ, bao kim, hộp bút, cúc áo, giấy lơ một trăm thứ lặt vạt qua lại trên ngón tay nhỏ bé của thiếu nữ, vừa quý báu lại vừa ít ỏi” (Cô hàng xén)… tất cả đều tạo nên một âm thanh dịu nhẹ, trong trẻo, man mác khiến cho lòng người vừa thanh thản, bằng lặng vừa níu kéo, ám ảnh khôn nguôi.

Trong truyện ngắn Thạch Lam, nhân vật thường sống bằng thế giới cảm giác với những khoảng không gian, thời gian mang tính tâm trạng, khơi mạch tâm trạng và thường tìm vào thế giới nội tâm chìm khuất bên trong của những con người nhỏ bé, đời thường trong sự bủa vây của cuộc sống tàn úa, mòn mỏi để lột tả những biến thái tinh vi sâu sắc của cuộc đời mà vẫn giữ được vẻ đẹp thanh cao. Và vì vậy, giọng điệu ở đó thường là giọng điệu trữ tình êm ái với lối ngôn ngữ biểu cảm, giàu hình tượng.

Thạch Lam ra đi ở tuổi sung sức nhất của một người nghệ sĩ sáng tác. Mẫn cảm trước số phận ngắn ngủi của cuộc đời phải chăng đã giúp ông yêu hơn cuộc sống này. Là nhà văn luôn trân trọng và chắt chiu cái đẹp, Thạch Lam đã để lại một dấu ấn đẹp trên văn đàn: phong cách độc đáo của nhà truyện ngắn tâm tình.

14 tháng 12 2016

Ý nghĩa : Bằng ngòi bút tinh tế , nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã làm nổi bật một nét đẹp văn hóa ẩm thực của dân tộc trồng thứ sản vật giản dị mà đặc sắc : cốm . Và từ đó tác giả đã nói lên sự yêu quý , trân trọng và tự hào của mình về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

3 tháng 12 2018

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.

Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.

Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.

Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.

Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.

Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.

Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.

Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.

Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.

Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.


3 tháng 12 2018

đừng chép nguyên bài văn trên mang tóm gọn ý chính thôi vậy sao người ta nhớ nổihihahiha

muốn giúp thì giúp cho trót đừng giúp nửa vời học thế học sao nổiohooho

6 tháng 11 2017

Thạch Lam (1910 -1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn (tổ chức văn chương khá nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám với các tên tuổi quen thuộc thời bấy giờnhư Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo,...). Lúc đương thời, văn Thạch Lam không nổi tiếng như các nhà văn khác nhưng một nhà văn đàn anh đã nhận xét rất tinh tếvà chính xác: mai sau, cái còn lại với đời chính là văn của Thạch Lam chứ không phải là ai khác. Điều này đã được kiểm chứng qua thời gian. Cho đến bây giờ, nói đến Nhất Linh, Khái Hưng,... ít người biết nhưng tên tuổi Thạch Lam còn mãi với những hương vị bâng khuâng, ngọt ngào từ Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Hà Nội băm sáu phốphường,...

Văn Thạch Lam rất ít sự kiện, hầu như không có những sự kiện nổi bật, gay cấn,... thường là phương tiện để các nhà văn cuốn hút người đọc. ấn tượng sâu sắc mà những câu văn Thạch Lam đểlại chính là những dư vị"thấm sâu vào tận gốc lưỡi" trong từng câu văn, từng hình ảnh nhẹ nhàng mà đầy rung cảm. Mỗi câu văn của Thạch Lam đều có khả năng làm rung lên những sợi tơ đàn êm ái trong tâm hồn người đọc, người nghe.

Một thứ quà của lúa non: Cốm được viết theo thể tuỳ bút. Dựa vào các yếu tố, hình ảnh, sự vật cụ thể như thể kí nhưng bài viết thiên về cảm xúc trữ tình, chú trọng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng, vấn đề của đời sống.

Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thểlấy làm thứbiểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễvật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vịtất cảcái mộc mạc, giản dịvà thanh khiết của đồng quê nội cỏAn Nam”. Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứquà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dịnày thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thểnào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộctrời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

Có thể thấy sự tinh tếcủa ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tảvà bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc vềsựhài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn vềcách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trịcủa một thứ quà bình dị mà thanh khiết,độc đáo như vậy.