K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2022

tham khảo******** các vùng núi cao như Tây Nguyên và miền núi phía Bắc, do trong khẩu phần ăn hằng ngày có lượng i-ốt rất thấp nên tỉ lệ bệnh bướu cổ khá caoNhững năm gần đây, việc sử dụng muối i-ốt đồng loạt có tác dụng tốt trong phòng bệnh bướu cổ và đần độn  trẻ em cho phần lớn cư dân ở vùng này.

8 tháng 5 2022

Tại sao tỉ lệ những người dân tộc ở miền núi bị mắc bệnh bướu cổ cao hơn nơi khác ?

- Vì đa số là họ chưa đủ kinh tế để mua muối iot, muối iot bán ở đó rất ít và kiến thức sinh học về bệnh tật đang còn thấp nên chưa biết hậu quả và cách phòng bệnh bướu cổ

14 tháng 1 2017

bởi vì ở miền núi, cuộc sống còn có nhiều lạc hậu, không như ở đồng bằng , người dân đa số không dùng muối I-ốt dẫn đến thiếu hàm lượng i-ốt trong cơ thể gây bướu cổ=> tỉ lệ mắc bướu cổ ở miền núi cao hơn đồng bằng

22 tháng 12 2020

Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì:

                + Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm.     

                  + Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .

22 tháng 12 2020

giúp mk nhanh vs các bạn ơi

 

3 tháng 5 2023

- Nguyên nhân: Nguyên nhân thường gặp là cơ thể của người bệnh thiếu i-ốt trầm trọng. Bên cạnh đó, bệnh bướu cổ cũng có thể hình thành từ những lý do khác nhau, ví dụ như bệnh Graves, bệnh Hashimoto, ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp, mang thai, thuốc...
- Biểu hiện chính:
+ Xuất hiện u ở phía trước cổ.
+​Cảm giác căng tức vùng cổ họng.
+Khàn giọng.
+Nổi tĩnh mạch cổ.
+Cảm giác chóng mặt khi giơ cánh tay lên trên đầu

3 tháng 5 2023

-Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới căn bệnh bướu cổ là do cơ thể bị thiếu hụt lượng i-ốt nhất định. Tuy nhiên việc điều trị không phải cứ bổ sung thêm i-ốt là có thể điều trị khỏi. Lý do được đưa ra là bởi các tác nhân gây bệnh lý còn liên quan tới hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác. Tuyến giáp thông thường sẽ thực hiện hấp thụ i-ốt thông qua quá trình ăn uống. Khi không nhận được đầy đủ lượng i-ốt từ thì tuyến giáp sẽ tự sản sinh hormone để bù đắp. Điều này dẫn tới việc tuyến giáp phồng to kích thước, tạo ra tình trạng bướu cổ mà bạn có thể nhận thấy bằng mắt thường. Một số nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng bướu cổ được thống kê sau đây:
+Sử dụng thuốc cản quang, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc thấp khớp, muối lithi trong chuyên khoa tâm thần.
+ Ăn quá nhiều các nhóm thực phẩm bao gồm: Măng, rau họ cải, khoai mì làm chức năng tổng hợp hormone bị ức chế.
+ Mắc chứng rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh hoặc tiền sử gia đình có người bị rối loạn tuyến giáp. +Bên cạnh các nguyên nhân nói trên, người bệnh có thể bị bướu cổ do nghiện thuốc lá, viêm giáp hoặc thay đổi nội tiết tố nữ,...
-Bệnh lý bướu cổ biểu hiện rõ ràng nhất là việc tuyến giáp phình to với kích thước lớn. Trường hợp tình trạng nhẹ hơn việc quan sát sẽ khó khăn hơn do phải sờ nắn mới có thể thấy.Một số dấu hiệu để có thể nhận biết:
+Khi nuốt nước bọt hoặc đồ ăn họng của bệnh nhân bướu cổ sẽ cảm thấy khó chịu, giống như đang vướng một vật gì đó, rất khó nuốt. Bệnh nhân cảm thấy khó thở khi nằm.
+Thường xuyên có cảm giác hồi hộp, một số người có thể xuất hiện những cơn đau tim thoáng qua.
+ Cân nặng giảm bất thường, có thể đổ mồ hôi thường xuyên và xuất hiện các dấu hiệu thừa hormone.
+Căng thẳng thần kinh, trí nhớ giảm, hay bị lạnh và tiêu hóa kém hơn khi thường bị táo bón.
+Ngoài ra, khi bệnh nhân ở giai đoạn nặng, bướu cổ phát triển với kích thước lớn hơn thì việc nhận biết sẽ rõ ràng, trực quan hơn bằng mắt thường.
*Tuy vậy một số trường hợp đặc biệt mà người bệnh cần hết sức chú ý:
Bướu cổ ở trong lồng ngực sau xương ức: Tình trạng này còn được gọi với tên gọi khác là bướu giáp chìm. Người bệnh thường xuyên gặp khó khăn trong việc thở và nuốt.
+Bướu cổ nhưng lại ở dưới lưỡi: Trường hợp này chỉ xuất hiện ở phụ nữ khiến người mắc khó nuốt và nhai, ảnh hưởng rất nhiều tới việc nói chuyện của người mắc.

29 tháng 4 2017

- Ăn muối I- ốt và 1 số thức ăn có chứa nhiều I-ốt như hải sản , trứng, sữa... Không dùng kéo dài các thuốc , thức ăn ức chế hấp thu i-ốt

- Bổ sung i-ốt hằng ngày thông qua sử dụng muối i-ốt.

29 tháng 4 2017

chú trọng ăn muối iot hoặc ăn các thức ăn có nhiều iot như trứng cá sữa ... bổ sung iot vào các bữa ăn hàng ngày

18 tháng 5 2019

Vì i ốt là thành phần cấu tạo của hoóc môn tuyến giáp trạng (tyroxin và tridotyronin), giữ vai trò chuyển hóa quan trọng. Khẩu phần ăn đủ iốt là một trong các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự tiết hoóc môn của tuyến giáp. Khi thiếu iốt trong khẩu phần, tuyến giáp dưới sự kích thích của tuyến yên sẽ tăng hoạt động, cố gắng bù chỗ thiếu từ nguồn i ốt đang có và vì thế phình ra, gây bệnh bướu cổ.

18 tháng 5 2019

Vì i ốt là thành phần cấu tạo của hoóc môn tuyến giáp trạng (tyroxin và tridotyronin), giữ vai trò chuyển hóa quan trọng. Khẩu phần ăn đủ iốt là một trong các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự tiết hoóc môn của tuyến giáp. Khi thiếu iốt trong khẩu phần, tuyến giáp dưới sự kích thích của tuyến yên sẽ tăng hoạt động, cố gắng bù chỗ thiếu từ nguồn i ốt đang có và vì thế phình ra, gây bệnh bướu cổ.Chuc bao hok tot!!!

4 tháng 6 2019

- Nhu cầu dinh dưỡng của Trẻ em > người trưởng thành > người già vì:

   + Trẻ em cần được cung cấp lượng dinh dưỡng cao cần cho sự phát triển của cơ thể.

+ Người trưởng nhu cầu dinh dưỡng để hoạt động , lao động

   + Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì khả năng vận động là kém hơn

- Trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao vì chất lượng cuộc sống và dân trí ở những nước này còn thấp

- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố: độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lý của cơ thể.

6 tháng 8 2019

Vì nếu trộn I với gạo mà nấu nên Iốt sẽ làm Iốt phân hủy làm mất tính chất của nó nhé

11 tháng 5 2019

Thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn gây bướu cổ vì :

-Nếu khẩu phần ăn thiếu i-ốt sẽ ảnh hưởng đến sự tiết hoocmon của tuyến giáp. Thiếu i-ốt trong khẩu phần thì tuyến giáp cần làm việc nhiều hơn để bù vào chỗ thiếu từ nguồn i-ốt, vì thế phình to, gây ra bướu cổ. Khi bướu cổ có kích thước to, có thể chèn ép đường thở, đường ăn uống lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe

11 tháng 5 2019
  • Nếu trong khẩu phần ăn của bạn thiếu iot có thể ảnh hưởng đến sự tiết hormone của tuyến giáp. Thiếu iot thì tuyến giáp sẽ kích thích tuyến yên hoạt động để bù vào chỗ thiếu từ nguồn iot.
  • Trong cơ thể, có tới hơn 75% iot tập trung ở tuyến giáp để tổng hợp hormone tuyến giáp T3 (tri-iodothyronin) và T4 (thyroxin). T3 và T4 sẽ giúp cơ thể phát triển bình thường và chuyển hóa năng lượng.
  • Nếu khẩu phần ăn thiếu iot sẽ ảnh hưởng đến sự tiết hormone của tuyến giáp. Thiếu iot trong khẩu phần, thì tuyến giáp cần làm việc nhiều hơn để bù vào chỗ thiếu từ nguồn Iot vì thế phình ra, gây ra bệnh bướu cổ. Khi bướu cổ kích thước to, có thể chèn ép đường thở, đường ăn uống lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2013 – 2014 thì tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi là 9,8%.
  • Ngoài ra thiếu iot sẽ gây ra nhiều hậu quả khác. Với phụ nữ mang thai thiếu iot có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra dễ bị đần độn, câm điếc và các dị tật bẩm sinh khác.
  • Trẻ em thiếu iot sẽ dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, bị điếc, bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển, học tập.