K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2015

Về cấu tạo của thân cây thì:

- Đối với cây hai lá mầm: cả cây non (mới có cấu tạo sơ cấp) và cây lớn (có cấu tạo thứ cấp) thì mạch rây luôn ở ngoài và mạch gỗ ở trong. Đó là cấu trúc đã hình thành và phát triển trong quá trình tiến hóa của thực vật.

- Đối với cây một lá mầm: thân chỉ có cấu tạo sơ cấp mà không có cấu tạo thứ cấp.Các bó mạch phân bố rải rác, trong mỗi bó mạch thì mạch rây cũng luôn ở ngoài và mạch gỗ ở trong.

Để giải thích tại sao thân non lại có mạch rây ở ngoài và mạch gỗ ở trong thì đây là cấu tạo đã đạt được trong quá trình tiến hóa, nó có một sự kết nối liên tục với mạch của cành và lá. Ở lá, mạch rây cũng ở phía dưới.

1 tháng 11 2017

nó sinh ra đã như vậy rồi

10 tháng 1 2018

Chọn đáp án A.
Có phát biểu đúng, đó là I, III, IV.

Phát biểu II sai vì tĩnh mạch có huyết áp thấp nhất (huyết áp giảm dần ở tĩnh mạch).

12 tháng 12 2019

Các phát biểu đúng về gen ngòi nhân là : 

(1) Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.

(3) Các gen ngòi nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.

(5) Tính trạng do gen ngòi nhân quy định sẽ vẫn tồn tại khi thay nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.

Đáp án : C

Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ...
Đọc tiếp

Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng (P), thu được F1 có 100% cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Các cá thể F1 giao phối tự do, thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 1,25%. Biết không xảy ra đột biến.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F2, có 28 kiểu gen và 12 loại kiểu hình.

II. Ở F2, kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm 52,5%.

III. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 2,5%.

IV. Nếu cho ruồi đực F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm 10%.

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

1
15 tháng 12 2018

Đáp án B

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án B.

(Đối với bài toán lai có lời văn diễn đạt phức tạp thì các em phải chuyển lời văn phức tạp của đề thành kí hiệu kiểu gen; Sau đó dựa vào kí hiệu kiểu gen để giải bài toán).

- P có kiểu hình tương phản, thu được F1 có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng. → P thuần chủng, F1 dị hợp 3 cặp gen. → Kiểu gen của F1 là 

- F1 giao phối với nhau: , thu được F2 có kiểu hình B-vvXDY chiếm 1,25%.

→ B-vv chiếm tỉ lệ = 1,25% : 1/4 = 5% = 0,05. → Kiểu gen b v b v  chiếm tỉ lệ = 0,25 – 0,05 = 0,2 = 0,4 × 0,5.

(I) đúng. Vì ruồi giấm đực không có hoán vị gen nên B V b v × B V b v  sẽ sinh ra đời con có 7 kiểu gen; X D X d × X D Y  sẽ sinh ra đời con có 4 kiểu gen. → Phép lai có 28 kiểu gen.

(II) đúng. Vì kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ (B-V-D-) có tỉ lệ = (B-V-) × D- = (0,5 + 0,2) × 3/4 = 0,525.

(III) đúng. Vì ruồi cái F1 có kiểu gen B V b v X D X d  nên sẽ cho giao tử BvXD với tỉ lệ = 0,05. → Khi lai phân tích sẽ thu được ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ = 0,05 × 1/2 = 0,025 = 2,5%.

(IV) sai. Vì ruồi đực không xảy ra hoán vị. Cho nên ở đời con, ruồi cái thân xám, cánh giá, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 25%.

30 tháng 12 2015

a.     Chim họa mi ở quần đảo Galapagos đa dạng hơn chim họa mi ở trên đất liền vì, ở đây đã diễn ra quá trình tiến hóa phân li, từ một số dạng ban đầu, do đột biến, do giao phối tạo ra biến dị tổ hợp,… do chọn lọc trong các điều kiện môi trường sống khác nhau ở mỗi đảo trong quần đảo mà đã tạo nên nhiều loài chim họa mi khác nhau thích nghi với những điều kiện sống đa dạng ở quần đảo.

b.    Các loài chim sống trên các đảo hiện nay không còn giao phối với nhau nữa, điều này chứng tỏ chúng đã trở thành các loài khác nhau. (đã hình thành các loài mới)

c.     Cách phân biệt giới tính chim họa mi:

http://kythuatnuoitrong.edu.vn/chim-canh/cach-phan-biet-hoa-mi-duc-cai.html

3 tháng 1 2019

Chọn đáp án B.

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. Giải thích:

• I đúng vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến; nếu alen đột biến là alen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện.

• II sai vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.

• III đúng vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế bào.

• IV sai vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần số đột biến khác nhau.

13 tháng 9 2017

Đáp án A

Máu ở mao mạch chảy chậm hơn động mạch là vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với động mạch

15 tháng 3 2018

Đáp án D

Hệ sinh thái là một hệ thống gồm quần

xã sinh vật và môi trường sống của nó.

Vì vậy, trong 4 tổ chức sống nói trên

thì chỉ có hệ sinh thái mới có thành

phần của môi trường. Xác sinh vật là

chất hữu cơ, nó thuộc môi trường vô sinh

nên nó là một thành phần cấu trúc 

của hệ sinh thái.

12 tháng 2 2019

Đáp án C

Kích thước quần thể là số lượng

(hoặc khối lượng hoặc năng lượng)

cá thể phân bố trong khoảng không

gian của quần thể.

Quần thể nào có số lượng cá thể nhiều

hơn thì có kích thước lớn hơn

Quần thể

Số lượng cá thể

A

800. 34 = 27200

B

2150. 12 = 25800

C

835. 33 = 27555

D

3050. 9 = 27450

11 tháng 4 2019

Chọn đáp án B.

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. Giải thích:

Quá trình hô hấp sẽ tạo ra nhiệt, thải CO2 và thu lấy O2. Hạt đã luộc chín không xảy ra hô hấp; hạt khô có cường độ hô hấp rất yếu; hạt đang trong nhú mầm có cường độ hô hấp rất mạnh; số lượng hạt đang nảy mầm càng nhiều thì cường độ hô hấp càng tăng.

Ở bình 3 chứa hạt đã luộc chín nên không xảy ra hô hấp. Do đó, trong bình 3 sẽ không thay đổi lượng khí CO2→ I đúng và IV sai.
Bình 1 có chứa lượng hạt đang nhú mầm nhiều nhất (1kg) cho nên cường độ hô hấp mạnh nhất.

Bình 1 và bình 4 đều có hạt đang nhú mầm cho nên đều làm cho lượng khí CO2 trong bình tăng lên.