K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2022

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

 

- Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Hoàn cảnh sáng tác: thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông

- Mặc dù cuộc sống ở Pác Bó thật sự rất khó khăn,thiếu thốn,điều kiện làm việc như vậy,thế nhưng Bác vẫn làm tốt công việc của mình.Dù khó khăn đến thế nào thì Bác vẫn cho công việc Cách Mạng của mình thật là "sang".Vì thế,với bác niềm vui lớn nhất đó là được làm Cách Mạng,trực tiếp lãnh đạo Cách Mạng nước nhà cho dù có gian khổ,vất vả,thiếu thốn về vật chất nhưng trái lại bác còn cảm thấy thế là đủ,là "sang".

30 tháng 3 2021

tham khảo

Cuộc đời cách mạng được nhấn mạnh, Bác hoạt động cách mạng, một công việc không hề dễ dàng và đơn giản, đặc biệt trong hoàn cảnh gian khổ như vậy, thế mà người nghệ sĩ, chiến sĩ vẫn cảm thấy “sang”.“Sang”- sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác luôn cảm thấy thoải mái, sang trong và vui thích Chữ “sang” thể hiện niềm vui, niềm tự hào khi thực hiện được lí tưởng của Bác. Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống  đây chính là nhãn tự của bài thơ (từ quan trọng thể hiện, nổi bật chủ đề cả bài) và cũng chính là của cuộc đời Bác.

13 tháng 12 2017

 - Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

  - Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

   + "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

   + "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

   + "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

   → Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

  - Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

   + Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

   + Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

   + "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

   → Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

31 tháng 3 2020

- Sang: sang trọng, giàu có.

- Câu thơ thể hiện một cách nói, một lối sống, một quan niệm và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”.

- “Sang” vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp mà Người đang theo đuổi, sang vì lí tưởng và vì đời sống tâm hồn phong phú, sang vì phong thái ung dung tự tại dù hoàn cảnh sống và chiến đấu có gian khổ khắc nghiệt đến đâu.

3 tháng 4 2020

+ Giọng điệu bài thơ: bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.
 
Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước. 
 
+ Cảnh sống và tinh thần của Bác:
 
- Cảnh sống:
 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 
Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.
 
Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: sáng ra - tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.
 
-Ăn uống:
 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 
• Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.
 
• Cháo bẹ (cháo ngô) rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.
 
- Tinh thần làm việc:
 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 
“Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.
 
Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
 
- Cuộc sống gian khổ thật là sang
 
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 
Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?
 
Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước.
Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.
 

16 tháng 2 2023

Cách hiểu 2

Cô trường mình dạy vậy nha

Em nghĩ rằng cái "sang" ở đây là "sang" về tinh thần được làm việc, cống hiến cho cuộc kháng chiến cứu nước. Cuộc đời ấy thật "sang" bởi đó là cuộc sống hạnh phúc của một người làm cách mạng. 

23 tháng 3 2023

Em nghĩ rằng cái "sang" ở đây là "sang" về tinh thần được làm việc, cống hiến cho cuộc kháng chiến cứu nước. Cuộc đời ấy thật "sang" bởi đó là cuộc sống hạnh phúc của một người làm cách mạng. 

Câu 11: Tên bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” có thể hiểu theo cách nào?A. Cảm xúc của Bác trước cảnh Pác BóB. Bác ngắm cảnh Pác Bó mà nảy ra ý thơC. Cảm xúc của Bác trước cuộc sống ở Pác BóD. Những tình cảm của Bác với Pác BóCâu 12: Thú lâm tuyền của Bác trong bài “Tức cảnh Pác Bó” được hiểu như thế nào?A. Được sống giữa núi rừng bao laB. Tìm đến với núi rừng, thiên nhiênC. Hưởng niềm vui sống giữa núi rừngD....
Đọc tiếp

Câu 11: Tên bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” có thể hiểu theo cách nào?

A. Cảm xúc của Bác trước cảnh Pác Bó

B. Bác ngắm cảnh Pác Bó mà nảy ra ý thơ

C. Cảm xúc của Bác trước cuộc sống ở Pác Bó

D. Những tình cảm của Bác với Pác Bó

Câu 12: Thú lâm tuyền của Bác trong bài “Tức cảnh Pác Bó” được hiểu như thế nào?

A. Được sống giữa núi rừng bao la

B. Tìm đến với núi rừng, thiên nhiên

C. Hưởng niềm vui sống giữa núi rừng

D. Niềm vui sống, làm việc cách mạng ở nơi rừng núi

Câu 13: Dòng nào phân biệt rõ nhất sự khác biệt giữa thú lâm tuyền của Bác Hồ với người xưa?

A. Sống ẩn dật, xa lánh đời ở chốn rừng xanh

B. Vui với cái nghèo, cảm thấy nghèo mà sang

C. Sống giữa rừng xanh để làm việc giúp đời

D. Thú lâm tuyền hòa hợp với niềm vui được làm cách mạng

Câu 14: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” cho em hiểu gì về tâm hồn Bác?

A. Yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu đời

B. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng

C. Lạc quan, yêu đời

D. Tâm hồn yêu thiên nhiên

Câu 15: Bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Bác Hồ ở Pháp

B. Khi Bác Hồ ở Việt Bắc

C. Khi Bác Hồ ở Hà Nội

D. Khi Bác Hồ bị Quốc dân đảng Trung Quốc bắt và giam trong nhà lao.

Câu 16: Bài thơ “ Ngắm trăng” được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Lục bát

D. Tự do

Câu 17: Nguyên văn bài thơ “ Ngắm trăng” được viết bằng chữ nào?

A. Chữ Pháp

B. Chữ quốc ngữ

C. Chữ Hán

D. Chữ Nôm

Câu 18: Nhận xét nào sau đây đúng với những nét nghệ thuật chính của của bài thơ “Ngắm trăng”?

A. Bài thơ cổ điển mà hiện đại

B. Bài thơ sử dụng thành công nghệ thuật đối và nhân hóa

C. Bài thơ sử dụng đề tài và thi liệu cổ

D. Cả A, B, C

Câu 19: Nhận xét nào dưới đây đúng với những nội dung chính của bài thơ “ Ngắm trăng”?

A. Bài thơ thể hiện một tình yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời cũng thể hiện một phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ

B. Bài thơ phản ánh tâm trạng uất ức, ngột ngạt của Bác Hồ khi phải sống trong cảnh tù tội

C. Bác lo lắng cho vận mệnh đất nước đến không ngủ được nên được ngắm trăng

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 20: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của tác giả trong bài “ Ngắm trăng”?

A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền

B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước

C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa

D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác

0