K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2022

- Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất (đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa…

2 tháng 1 2023

Những điều kiện tự nhiên ở sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến văn minh Ấn Độ là:
+Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông
 

+Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a

+Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn

+Ở sông Ấn chịu khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc

+ Ở lưu vực sông Hằng đất đai màu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

28 tháng 9 2021
Tham khảo

Giới thiệu về kim tự tháp Ai Cập

Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc.

Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqqara, phía tây bắc Memphis. Trong số đó, Kim tự tháp Djoser là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630→2611 TCN ở Vương triều thứ ba. Kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do kiến trúc sư Imhotep thiết kế, và được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người.

Những kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất nằm ở Giza, ngoại ô Cairo. Một số kim tự tháp Giza được xem là nằm trong số những công trình vĩ đại nhất từng được xây. Kim tự tháp Khufu tại Giza là kim tự tháp Ai Cập lớn nhất và là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.

28 tháng 9 2021

Em tham khảo vậy chứ em lazy viết lắm

9 tháng 1 2023

– Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,… Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). Trong đó, các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần-vua (Chăm-pa, Chân Lạp,…). VD: thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia),… tục té nước vào Phật để cầu mưa vào dịp Tết ở Cam-pu-chia

– Về Phật giáo: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên.

– Việt Nam: Phật giáo du nhập vào quãng những năm 194-195 và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

– Inđônêxia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, quãng thế kỷ I. Phật giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thời đó. Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại thừa.

– Thái Lan là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam á, Phật giáo Tiểu thừa có mặt quãng thế kỷ sau công nguyên ở Campuchia quãng thế kỷ V và Lào, châm hơn, quãng thế kỷ VII và chính thức Phật giáo có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV.

Phật giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo ở một số nước Đông Nam á.

Câu 10. Người A-ri-a thiết lập chế độ đẳng cấp để làm gì? A. Để hiểu nền văn hóa Ấn Độ. B. Để thống trị nhân dân. C. Để sống hòa hợp với người Đra-vi-đa. D. Để truyền tôn giáo. Câu 11. Vào năm 221 TCN, ai là người thống nhất Trung Quốc? A. Lưu Bang. B. Tư Mã Thiên C. Lý Uyên. D. Tần Thủy Hoàng. Câu 12. Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài: A. 1000 năm. B. 2000 năm. C. 3000 năm. D. 4000...
Đọc tiếp

Câu 10. Người A-ri-a thiết lập chế độ đẳng cấp để làm gì? A. Để hiểu nền văn hóa Ấn Độ. B. Để thống trị nhân dân. C. Để sống hòa hợp với người Đra-vi-đa. D. Để truyền tôn giáo. Câu 11. Vào năm 221 TCN, ai là người thống nhất Trung Quốc? A. Lưu Bang. B. Tư Mã Thiên C. Lý Uyên. D. Tần Thủy Hoàng. Câu 12. Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài: A. 1000 năm. B. 2000 năm. C. 3000 năm. D. 4000 năm. Câu 13. Vì sao thời cổ đại ở Trung Quốc các nước thường xuyên xảy ra chiến tranh? A. Muốn thôn tính lẫn nhau. B. Vì mâu thuẫn tôn giáo. C. Vì mâu thuẫn dân tộc. D. Vì tranh chấp biên giới. Câu 14. Tần Thủy Hoàng đưa ra nhiều chính sách mới nhằm: A. Chia cắt đất nước. B. Thống nhất và phát triển đất nước. C. Chống lại kẻ thù. D. Phân biệt giai cấp.

1
9 tháng 1 2023

* Giải thích: Ấn Độ là một cường quốc kinh tế hiện nay nhưng vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa, do: 
- Đời sống tinh thần của cư dân Ấn Độ chịu sự chi phối, ảnh hưởng rất sâu sắc của các tôn giáo, đặc biệt là Hin-đu giáo.
- Sự phân hóa giàu – nghèo ở Ấn Độ rất cao, đa phần những người Ấn Độ thu nhập thấp (những người nghèo, cực nghèo) có trình độ học thức còn thấp (lại bị chi phối bởi tôn giáo) nên trong nếp sống của họ vẫn duy trì nhiều phong tục cổ xưa.
* Vai trò của các con sông đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ:
+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.
+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.
+ Bồi tụ nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cũng đặt ra vấn đề trị thủy => thúc đẩy đời sớm của các nhà nước cổ đại ở Ấn Độ.
+ Các dòng sông lớn, đặc biệt là sông Ấn và sông Hằng có vị trí rất linh thiêng trong tâm thức của người Ấn Độ, vì họ cho rằng: các dòng sông này từ trên trời đổ xuống, nước của các dòng sông này có khả năng thanh lọc tâm hồn và rửa trôi mọi tội lỗi của con người.
* Đóng góp của cư dân Ấn Độ cho nền văn minh nhân loại:
- Lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo, như: Phật Giáo, Ấn Độ giáo; Jaina giáo…
+ Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là: Phật giáo và Ấn Độ giáo.
- Lĩnh vực chữ viết: Cư dân Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là chữ Phạn (San-krít).
- Lĩnh vực văn học: Ấn độ có một nền văn học phong phú, với nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi, với 2 bộ sử thi nổi tiếng là: Mahabharata và Rammayana.
- Lĩnh vực kiến trúc:             
+ Các công trình kiến trúc của Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định.
+ Cư dân Ấn Độ xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo, ví dụ: chùa hang A-gian-ta…
- Lịch pháp học: cư dân Ấn Độ đã biết làm ra lịch: chia 1 năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, sau 5 năm có thêm 1 tháng nhuận.
- Toán học: sáng tạo ra các chữ số hiện nay đang sử dụng, trong đó quan trọng nhất là chữ số 0.

15 tháng 12 2021

20. Đẳng cấp nào chiếm số ít nhưng có địa vị cao nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Ksa-tri-a

B. Bra-man

C. Su-đra

D. Vai-si-a

21. Câu nào sau đây là câu sai

A. Phía bắc Ấn Độ được bao bọc bởi dãy Hi-ma-lay-a

B. Khu vực Nam Ấn có sơn nguyên Đê- can

C. Lưu vực sông Hằng nhiều mưa, cây cối tươi tốt

D. Lưu vực sông Ấn khí hậu mát mẻ

17 tháng 12 2021

B

D

8 tháng 3 2022

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại

Thành tựu

Nội dung

Tôn giáo

- Bà la môn là tôn giáo cổ xưa nhất ở Ấn Độ đề cao sức mạnh của các vị thần, sinh ra các đẳng cấp.

- Phật giáo được sáng tạo từ thế kỉ VI TCN, nội dung căn bản là luật nhân quả, chủ trương mọi người đều bình đẳng

Chữ viết và văn học

Người Ấn Độ dùng chữ Phạn. Các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa và hai bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta,…

Khoa học tự nhiên

- Các số từ 0 đến 9 được người Ấn Độ phát minh và sử dụng ra sớm.

- Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh

Kiến trúc và điêu khắc

- Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu làm bằng đá, còn lại đến ngày nay là chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp Sanchi.



 

8 tháng 3 2022

Tham khảo

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là:

• Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo.

• Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn.

• Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi.

• Công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đồ sộ, được xây dựng nhiều nơi

• Người Ấn Độ biết làm ra lịch, tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn còn đang sử dụng.

Phật giáo chủ trương mọi người bình đẳng.

VD: 10+10=20

3 tháng 3 2022

c1 :- tất cả nhưng chữ cái của các nước ĐNÁ dựa theo hệ thống chữ viết của người Ấn Độ để tạo ra chữ viết của riêng họ 

- riêng nước VN ta dựa theo hệ thống chữ viết của người Hán 

c2: chịu ảnh hưởng lớn đến các nước ĐNÁ , nhất là 2 văn bản  Ra-ma-ya-na, Ma-ha-bha-ra-ta.