K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2023

Có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân bởi vì khi trò chuyện với cây cau, đó sẽ là một cách giúp các nhân vật tự nhìn nhận lại để hoàn thiện bản thân hơn. Bởi mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” về cây cau sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, suy nghĩ khác nhau.

11 tháng 3 2023
 

Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình. Em kết luận nhưu vậy vì nhân vật “tôi” tuy hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận câu trả lời cho mình

 
12 tháng 3 2023

Theo em, việc khám phá và hoàn thiện bản thân có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Bởi đó là hành động không ngừng học tập, lao động, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, đồng thời góp phần làm cho xã hội trở nên hiện đại, phát triển.

Để thực hiện việc khám phá và hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phải:

- Tự nhận thức đúng bản thân

- Có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân

- Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện

- Xác định những thuận lợi, khó khăn quyết tâm thực hiện

11 tháng 3 2023

Theo em, những cây cau đặc biệt ở chỗ nó mọc thẳng tắp, cao vút thẳng lên bầu trời. Sự ngay thẳng, vươn cao của cây cau đã khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,...”

Trở thành một người như thếTôi được tặng một chiếc xe đạp ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.- Chiếc xe này của bạn đấy à?- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy.-Tôi trả lời không giấu vẻ tự hào mãn nguyện.-Ồ, ước gì tôi- Cậu bé ngập ngừng.Dĩ nhiên là...
Đọc tiếp

Trở thành một người như thế

Tôi được tặng một chiếc xe đạp ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à?

- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy.-Tôi trả lời không giấu vẻ tự hào mãn nguyện.

-Ồ, ước gì tôi- Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé ước gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.Cậu ấy nói chậm rãi và giương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi. nới có một đứa em nhỏ tật nguyền và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

a, Xác định phương thức biểu đạt chính của Văn bản trên?

b, Câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?

c, Truyện sử dụng ngôi kể nào? Vai trò của việc sử dụng ngôi kể đó?

d, Nêu cảm nhận của em về nhân vật cậu bé trong chuyện ( khoảng 6 dòng)

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Đáp án: A. Từng bước hoàn thiện bản thân

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Em đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà”. Vì vẻ đẹp của món quà không nằm ở giá trị vật chất, cách trao tặng và đón nhận một món quà thể hiện con người chúng ta, chính tình cảm yêu thương chân thành khiến cho món quà trở nên quý giá…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023
Bài viết tham khảo:

Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy.

Kim Đồng là một người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc.Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.

Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ.

11 tháng 3 2023

Các cuộc         hỏi - đáp

Hỏi

Đáp

Giữa “ông” với “bố”

“Nhìn lây cây cau con thấy điều gì?”

“Con thấy bầu trời xanh”

Giữa “ông” với “tôi”

“Nhìn lên cây cau cháu thấy   gì?”

“Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là      triết lí của ông phải không ạ?”

Giữa “tôi” với  “ông”

“Vậy nhìn lên cây cau, ông  đã thấy gì ạ?”

“Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”

Giữa “tôi” với     hàng cau

“Ở trên đó cau có gì vui?

 Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra

 “Cau có thấy bầu trời cao       rộng?”

 Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc

10 tháng 11 2016

Câu 1:Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Đặc điểm của thể thơ:

+Số câu:4 câu,mỗi câu 7 chữ,hiệp vần gieo vần câu 1,2,4,ngắt nhịp 4/3,3/4.....

Câu 2:Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Câu 3:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

10 tháng 11 2016

link: /hoi-dap/question/122955.html

Chúc bn học tốt