K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2019

- Thuận lợi:

   + Diện tích đất phù sa lớn.

   + Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha (chiếm 30% diện tích đổng bằng), rất màu mỡ.

- Khó khăn

   + Phần lớn diện tích của đổng bằng là đất phèn, đất mặn.

   + Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

6 tháng 5 2019

Đáp án B

13 tháng 10 2017

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

− Thuận lợi

+ Diện tích lớn, đất phù sa.

+ Nhiều loại, có loại đất phù sa màu mỡ nhất ở dọc sông Tiền và sông Hậu (1,2 triệu ha).

− Khó khăn

+ Đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.

+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng…

b) Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất nhiễm mặn?

− Địa hình thấp, sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển nhưng không có đê bao, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.

− Mùa khô kéo dài sâu sắc làm cho mực nước và nước ngầm hạ thấp, tạo thuận lợi cho nước biển xâm nhập sâu vào đồng bằng.

22 tháng 4 2019

Đáp án D

7 tháng 4 2019

Đáp án cần chọn là: A

Đáp án: Mùa khô kéo dài làm mực nước sông hạ thấp gây nên tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, cùng với đó hiện tượng xâm nhập mặn cũng diễn ra mạnh hơn.

=> Trong điều kiện diện tích đất phèn đất mặn lớn và mở rộng + thiếu nước trong mùa khô khiến việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của vùng.

6 tháng 2 2016

a) Thuận lợi :

- Diện tích lớn (khoảng 4 triệu ha)

- Đất là tài nguyên quan trọng nhất với ba nhóm đất chính .

- Nhóm đất phù sa ngọt màu mớ nhất (chiếm 30% diện tích đồng bằng), phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, tổng số giờ nắng chiếu, chế đọ nhiệt độ cao, ổn định; lượng mưa lớn

- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng

b) Khó khăn

- Mùa khô kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.

- Đất phèn, đất mặn chiếm phần lớn diện tích đồng bằng, gặp khó khăn trong việc sử dụng và cải tạo (do thiếu nước trong mùa khô). Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

 

 

6 tháng 2 2016

sorry , em chỉ mới học lớp 6 thôi bucminh

2 tháng 4 2018

Đáp án cần chọn là: A

Đáp án: Mùa khô kéo dài

=>  làm mực nước sông hạ thấp -> thiếu nước ngọt cho sản xuất + xâm nhập mặn diễn ra mạnh

=> Trong điều kiện diện tích đất phèn đất mặn lớn và mở rộng + thiếu nước trong mùa khô => việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của vùng.

11 tháng 6 2017

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

3 tháng 4 2018

- Thuận lợi:

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp đới, đa dạng hoá cơ cấu nông nghiệp.

+ Đất đai: chủ yếu là đất feralit thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,... Đất đai khu vực trung du, cao nguyên thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh, đồng cỏ chăn nuôi gia súc.

- Khó khăn:

+ Khí hậu: khô hạn, rét đậm, rét hại về mùa đông,...

6 tháng 2 2016

- Thuận lợi :

  + Đồng bằng châu thổ rộng nhất nước ta, gần 4 triệu ha, bao gồm phần thượng châu thổ, hạ châu thổ và đồng bằng phù sa ở rìa

  + Khí hậu nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo khá ổn định thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

  + Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc có giá trị nhiều mặt (giao thông, thủy lợi, thủy sản...)

  + Đất phù sa có 3 loại chủ yếu : đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là tốt nhất; đất phèn (Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cần Thơ), đất mặn (nam Cà Mau, duyên hải Gò Công, Bến Tre) có khả năng cải tạo để mở rộng diện tích đất nông nghiệp

  + Sinh vật là tài nguyên quan trọng : rừng ngập mặn, rừng chàm, các loại động vật như cá, tôm, chim...

- Khó khăn : 

  + Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt để cải tạo đất phèn, mặn....

  + Những tai biến do thời tiết, khí hậu đôi khi xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

6 tháng 2 2016

Khó quá hà .

bucminh