K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2017

Cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lí nhân sinh.

Đáp án cần chọn: A

15 tháng 4 2017

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị bởi:

- Hồn thơ của ông hướng tới cái ta chung, niềm vui lớn của con người, của cách mạng, dân tộc

- Thơ đậm tính sử thi, coi sự kiện chính trị đất nước là chủ yếu

- Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng dân tộc, lịch sử:

    + Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố mạnh mẽ, tác động tới vận mệnh dân tộc

    + Con người trong thơ Tố Hữu là con người sự nghiệp chung với cố gắng phi thường

    + Nhân vật mạng tính tiêu biểu của dân tộc, cộng đồng

- Giong thơ chân thành, tha thiết

- Khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong thơ Tố Hữu

    + Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc

    + Hình tượng trung tâm, sự nghiệp chung, vẻ đẹp dân tộc, cộng đồng

- Cảm hứng lãng mạn:

    + Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, cách mạng

    + Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình

8 tháng 8 2018

Đáp án B

22 tháng 2 2016

I. Tiểu dẫn

1. Tác giả

–       Tên khai sinh: Hồ Thành Công- sinh năm 1946. – Quê: Mộ Đức, Quảng Ngãi. 

–       Sự nghiệp văn chương:

 

+         Có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến.

+         Các tác phẩm: Những người đi tới biển (1977), Những ngọn sóng mặt trời (1984-1982), Khối vuông ru bích (1985).

+         Những năm gần đây: viết báo, tiểu luận phê bình Nhưng đóng góp quan trọng nhất là thơ ca.

–       Đặc điểm thơ:

+         Là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về cuộc sống. 

+       Ông luôn tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mơí mẻ.

2. Tác phẩm

–       Rút ra trong tập" Khối vuông ru bích"

–       Là tác phẩm tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo:Giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tưọng trưng và siêu thực 

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc

2. Tìm hiểu văn bản

Cảm nhận chung:

Bài thơ viết theo thể tự do thể hiện cảm xúc mãnh liệt của tác giả trước cái chết của Lor-ca qua hàng loạt hính ảnh mang tính biểu tượng. 

a. Hình tượng Lor-ca

–       Các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đều mang tính biểu tượng.

–       Các dòng thơ không có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người vẫn hiện lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh (tiếng đàn) màu sắc (áo choàng đỏ gắt),trạng thái (chếnh choáng, mỏi mòn)…

+        Như vậy ngay ở khổ thơ đầu chúng ta đã bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với hình ảnh áo choàng đỏ gắt -áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót -Một biểu tượng của Tây Ban Nha. 

+       Đồng thời người đọc không thể không nhận thấy cuộc hành trình của con người: đi lang thang về niềm đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngưạ mỏi mòn "đó là những cuộc độc hành của con người -Cuộc độc hành của Lorca (một anh hùng Tây Ban Nha).

–       Vẻ đẹp của Lor-ca và cái chết của Lor -ca:

–       Tác giả khắc hoạ nhân vật giữa một không gian hoang dã đậm chất Tây Ban Nha: "Tây Ban Nha /hát ngêu ngao /bỗng kinh hoàng/áo choàng bê bết đỏ" Tiếng hát ngêu ngao của những người Di-gan, áo choàng của võ sĩ đấu bò tót đã trở thành biểu tượng – cho sự đổ máu, cái chết và sự cầu khấn cho linh hồn. 

+         Trên nền ấy là hình ảnh Lor-ca:"bị điệu về bãi bắn – chàng đi như người mộng du " Một lần nữa chúng ta lại được chứng kiến Lor-ca với cuộc hành trình của anh -Cuộc hành trình đến với cái chết.

–       Trước cái chết: Lor-ca "đi như một người mộng du" -> Đó là thái độ bỏ quên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề từ đó để thấy được dũng khí của Lor-ca -Một con người đã dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì tự do. 

+         Hình ảnh: dòng sông, Lor-ca bơi sang ngang, đường chỉ tay đứt" lại một lần nữa miêu tả cuộc hành trình đi tới cái chết của Lor-ca. Cuộc đời dài rộng như dòng sông và Lor-ca "Bơi sang ngang" trên "chiếc ghi-ta màu bạc "cùng với hình ảnh "đường chỉ tay đứt"chính là những biểu tượng, những ẩn dụ về cái chết, sự nghiệt ngã của định mệnh về số phận ngắn ngủi.

+         Cũng cần phải thấy sự lô-gíc giữa các hình ảnh:Lor-ca bơi sang ngang /chiếc ghi -ta màu bạc Cuộc đời của Lor-ca là chuỗi dài những đam mê trong đó có niềm đam mê đàn ghi -ta. Và do đó "đàn ghi-ta"đã trở thành biểu tượng của cả cuộc sống nhiều hoài bão, màu sắc và thanh âm của Lor-ca.

–       Các hình ảnh "Hát nghêu ngao, đường chỉ tay đứt, lá bùa cô gái Di-gan" xâu chuỗi trong một trường liên tưởng về định mệnh, về cái chết, về số phận ngắn ngủi mang đậm màu sắc Tây Ban Nha. 

+         Ở đây động từ "ném" lặp lại hai lần (ném lá bùa, ném trái tim) nó trở thành biểu tượng về cái chết bi thảm nhưng cũng đầy chất bi tráng, dũng mãnh của Lor-ca.Từ đó để thấy được cảm xúc đầy mãnh liệt của Thanh Thảo lẫn với sự mến mộ, tôn vinh, cảm phục 

b. Hình tượng tiếng đàn: Khổ thơ đầy ắp những hình ảnh biểu tượng và siêu thực ở đây, tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn: "không ai chôn cất tiếng đàn", "tiếng đàn như cỏ mọc hoang".

Ở đây Lor-ca không hiện diện mà chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn.Nó trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản trong suốt như giọt nước mắt vầng trănglong lanh trong đáy giếng Lor-ca đã chết (về thể xác) nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi. 

–       Tiếng đàn xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: "Tiếng đàn bọt nước ghi ta đá xanh tiếng ghi ta ròng ròng …"

–       Mang nhiều cung bậc: âm thanh vui tươi chia cắt tan vỡ có khi là âm thanh cái chết có khi là giai điệu tình yêu …

=> Là sự hài hoà của rất nhiều trạng thái cảm xúc Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca Cuộc đời Lor- ca như tiếng đàn ghi ta những âm thanh cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng mạnh mẽ về những ngày chiến đấu sôi nổi , khi trầm lắng…Tiếng đàn ghi ta là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca.

III. Tổng kết

Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.Sử dụng hình ảnh biểu tượng – siêu thực có sức chứa lớn về nội dung Màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.

=> Bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca.

26 tháng 2 2016

I. Kiến thức cơ bản
1. Tác giả Thanh Thảo:
- Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.
2. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca”
a) Nội dung:
- Bằng những nét phác họa mang dấu ấn của thơ siêu thực, tác giả đã làm hiện lên một Lor-ca mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập ghềnh, xa thẳm: con đường cách tân nghệ thuật và con đường hướng tới tự do.
- Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ, tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca, tiếng đàn - linh hồn của người nghệ sĩ - vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau.
- Lời thơ di chúc của Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt.
- Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này.
b) Nghệ thuật :
Tác giả đã sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.

c) Ý nghĩa văn bản : 
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca- nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.

II. Luyện tập :
Bài tập 1: Nêu ý nghĩa lời đề từ của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo)
*Gợi ý:
- "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Đây là câu thơ trích từ bài thơ “Ghi nhớ” thường được coi là di chúc của Lor-ca. Thanh Thảo đã lấy câu thơ này để làm đề từ cho bài thơ của mình.
- Ý nghĩa lời đề từ: 
+ Thể hiện tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ Lor-ca với nghệ thuật và với quê hương xứ sở.
+ Thể hiện khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor-ca. Ông biết thi ca của mình một ngày nào đó có thể sẽ ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã di chúc dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới, để sáng tạo cái mới. 
+ Thanh Thảo đã lấy câu thơ của Lor-ca làm đề từ nhằm bày tỏ niềm thương tiếc, trân trọng và sự đồng cảm của mình đối với Lor-ca và khát vọng nghệ thuật của ông.

Bài tập 2. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo.
*Gợi ý :
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng Lor-ca.
b. Cảm nhận về hình tượngLor-ca
- Lor-ca là người nghệ sĩ, chiến sĩ đấu tranh cho tự do:
Lor-ca là con người ghét sự tàn bạo và bảo thủ. Trong xã hội Tây Ban Nha đương thời, hành trình đi tìm cái đẹp, cái thiện của Lor-ca có phần đơn độc. Tâm trạng ấy được Thanh Thảo thể hiện bằng những hình ảnh đầy ấn tượng (Dẫn chứng và phân tích. Chú ý các hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”, “trên yên ngựa”,…)
- Lor-ca là con người giàu lòng yêu thương: 
Chàng trai Tây Ban Nha này gắn bó máu thịt với quê hương, xứ sở của mình. Tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa, tình người ngấm vào những nốt nhạc tài năng và tiếng đàn ghi-ta huyền thoại (Dẫn chứng và phân tích. Chú ý hình ảnh, chi tiết nghệ thuật : “bầu trời cô gái ấy”;đặc biệt là hình tượng “tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh…” )
- Lor-ca là con người có số phận đau thương: 
Cái chết của Lor-ca mang tính chất bi hùng. Lor-ca ngã xuống trước những thế lực bạo tàn, nhưng Lor-ca bất tử (Phân tích và dẫn chứng. Chú ý các hình ảnh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” và âm thanh của tiếng đàn được nhà thơ hình tượng hóa li-la li-la li-la…) 
- Lor-ca, con người bất tử:
Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này.
c. Đánh giá: 
- Hình tượng Lor-ca cùng với hình tượng tiếng đàn hòa hợp với nhau để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài thơ: ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca.
- Tác giả đã sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi để xây dựng sinh động hình tượng Lor-ca.
Bài tập 3: Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:

những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

 

Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

 

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy...

(Đàn ghi ta của Lor-ca- Thanh Thảo)

*Gợi ý:
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
b. Cảm nhận về đoạn thơ.
- Hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca:
+ Là người nghệ sĩ tài hoa, yêu tự do, lãng du mà đơn độc
+ Là hiện thân của văn hóa Tây Ban Nha.
+ Là nạn nhân của những thế lực phản động với cái chết oan khuất, bi phẫn.
- Hình tượng tiếng đàn.
+ Tiếng đàn là tâm hồn, là vẻ đẹp của nghệ thuật Lor-ca.
+ Tiếng đàn là thân phận của Lor-ca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị.
- Cảm xúc của tác giả: ngưỡng mộ tài năng và tiếc thương cho thân phận của Lor-ca
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Hình tượng thơ có sự song hành và chuyển hóa lẫn nhau giữa hình ảnh Tây Ban Nha, Lor-ca và tiếng đàn.
+ Lời thơ giàu nhạc tính được tạo ra bởi các từ láy, điệp từ, điệp ngữ, chuỗi từ mô phỏng âm thanh.
+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ…
c. Đánh giá chung

Bài tập 4: Bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?
*Gợi ý:
- Bài thơ được kết thúc với câu thơ là chuỗi hợp âm “li-la li-la li-la”.
- Chuỗi hợp âm này được sử dụng kết thúc bài thơ có sự lặp lại để diễn tả sự bất diệt của tiếng đàn.
- Chuỗi hợp âm được đặt ở vị trí cuối bài thơ để khẳng định tiếng đàn là bất tử, nghệ thuật là bất tử và hình ảnh Lor-ca sẽ sống mãi với thời gian...

21 tháng 11 2021

Bạn tham khảo:

Sự khác biệt trong cảm nhận và biểu hiện: Mỗi người đều có những khám phá riêng về Đất nước của mình.

+, Với "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, cảm nhân về đất nước của ông mở rộng từ quá khứ tới tương lai về một đất nước kiên cường, bất khuất, vươn dậy trở thành "những anh hùng áo vải", đem đến một tương lai huy hoàng. Bài thơ của Nguyễn Đình Thi mang màu sắc hiện đại, trẻ trung, pha chút u buồn, trầm lắng, nhưng không thiếu đi nét dân tộc, truyền thống. Tính dân tộc trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh của mùa thu xử sở với gió heo may, với "hương cốm mới", với cảm giác "chớm lạnh" giữa "những phố dài" của Hà Nội thủ đô. Mạch nguồn của truyền thống kết nối với hiện tại để làm nên một đất nước anh hùng. Truyền thống đó được lớp lớp người con Việt Nam kế cận, không chỉ là về văn hóa, phong tục mà còn về truyền thống anh dũng, quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương mình

+, Nguyễn Khoa Điềm lại vẽ lên hình tượng một đất nước với đầy màu sắc văn hóa dân gian. Không như Nguyễn Đình Thi dùng mùa thu để nói về hình tượng đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã dùng chất liệu dân gian, của ca dao và thần thoại để tạo nên hình tượng đất nước, đồng thời thể hiện tư tưởng "đất nước của nhân dân". Đây là một tư duy tư tưởng vừa mới mẻ lại vừa hết sức quen thuộc. Bởi dân gian cũng chính là nhân dân, nhân dân là phần cơ bản nhất, rõ ràng nhất để nhận ra đất nước. Nhưng nó cũng vô cùng mởi mẻ bởi chất liệu dân gian dựng lên hình tượng đất nước gợi ra một đất nước bình dị, gần gũi, hiền hòa, đầy chất thơ, luôn sống mãi cùng con người và dân tộc.

23 tháng 6 2019

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : Hình tượng đất nước trong hai bài thơ

2. Thân bài:

- Làm rõ đối tượng thứ nhất: Hình tượng đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

- Làm rõ đối tượng thứ hai: Hình tượng đất nước trong Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật

Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ:

   Nguyễn Đình Thi khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trở đi thì mùa thu vui – mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước.

   Khởi đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp mùa thu giúp cho Nguyễn Đình Thi có được những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mái hơn.

   Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng.

   Đất nước được nhìn qua chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước được xác định bởi những không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người.

   Hình tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó được đặt trong 2 mối liên hệ này.

   Về phương diện nghệ thuật: hình tượng đất nước trong 2 bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng.

   Vì đây là hình tượng đất nước được khắc họa trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình tượng cảm xúc, cho nên cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.

   Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau.

   Đấy là một đất nước vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều, với cái cảnh "bát cơm chan đầy .... còn giằng khỏi miệng ta". Tuy nhiên đất nước chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực.

Xing xích chúng bay .... ....Lòng dân ta yêu nước thương nhà

   Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về.

   Đấy là tiếng nói hình ảnh của đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

   Còn ở trong bài thơ đất nước của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời.

   Để viết nên bài thơ đất nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình.

   Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước.

   Đó là những đóng góp từ nhỏ nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm

   Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.

   Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.

   Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: "đất nước này là đất nước của người dân", mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, nó buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát.

   Điều này là rất dễ giải thích bởi vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có một cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hóa dân gian… để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ.

   Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học ...

- Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.

   Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường… Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.

- Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.

   Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.

   Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.

3. Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

2 tháng 6 2019

- Sai

- Bài thơ "Đất nước" ra đời sau Cách mạng Tháng Tám

27 tháng 1 2019

Những khám phá riêng của hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm

- Nội dung:

    + Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước: đặt trong mối quan hệ với quá khứ, tương lai

    + Nguyễn Khoa Điềm đưa ra quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân

Nghệ thuật:

    + Đất nước (Nguyễn Đình Thi) hiện đại, có cảm hứng sử thi với giọng trầm hùng, sau lắng, hình ảnh đẹp…

    + Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): đậm màu dân gian với nhiều góc cạnh văn hóa: lịch sử, địa lý, phong tục, mang tính triết lý, suy tư