K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2018

Hàng năm mỗi độ xuân về, tôi lại hồi hộp chờ bữa cơm mẹ nấu vào sáng ngày mùng Một tết. Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà được thưởng thức bữa cơm do chính tay mẹ nấu.

Có thể các bạn sẽ ngạc nhiên vì muốn ăn cơm mẹ nấu lúc nào mà chẳng được, chỉ cần mè nheo một chút mẹ sẽ chiều mình thôi. Nhưng với gia đình tôi thì khác, gần như cả năm nhà chúng tôi mới được ăn cơm mẹ nấu một lần vào ngày mùng một. Và cha tôi thể nào cũng sẽ nói điều gì đó về bữa cơm khiến mẹ tôi phải hét lên, như: “món canh mặn quá!”, “món thịt kho tàu trắng quá, thịt chưa mềm”, “cơm hơi khô!”… Các bạn đừng vội lấy điều đó để đánh giá về mẹ, coi chừng lầm to, bởi mẹ tôi không vì thế mà thiếu đảm đang trong nhà. Mẹ là người phụ nữ “vừa xây nhà, vừa xây tổ ấm”!

Mẹ tôi hiếm khi nấu cơm do quá bận rộn với việc bán tạp hóa tại nhà. Hoặc nếu có nấu, mẹ chỉ phụ “vòng ngoài”, nhặt rau, vo gạo hay đặt cơm. Hầu như cả năm, mẹ chưa bao giờ có thời gian để chăm chút cho một bữa ăn trọn vẹn. Nhìn mẹ tất bật, chúng tôi vừa thương vừa giận. Thương bởi mẹ suốt năm suốt tháng gắn chặt với cái quán, giận bởi vì mẹ không biết thương… mẹ. Chúng tôi chưa bao giờ phát hiện ra mẹ ghiền cái gì ngoài quán tạp hóa đó. Đi đâu mẹ cũng vội về ngay với nó, kể cả những ngày tết, chỉ ngoại trừ buổi sáng mùng 1 hiếm hoi. Thời điểm chị em tôi tốt nghiệp đại học, đứa nào cũng muốn mẹ chia vui, gọi về nói mẹ tranh thủ đi thành phố một ngày, nhưng mẹ nói ngay, không hề suy nghĩ: “đi thì ai coi quán”! Nhiều khi chúng tôi… ganh tỵ cả với cái quán tạp hóa. Vậy mới thấy giá trị bữa cơm mẹ nấu mùng Một tết, chỉ buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi thật sự được thảnh thơi để nấu ăn cho cả nhà.

Những ngày thường nhật, mẹ dậy từ 4g30 sáng để chuẩn bị 5 giờ đi chợ đầu mối cùng với cha tôi, 7 giờ mẹ về, ăn qua quýt một chút rồi lao vào bán lai rai cho đến 22 giờ đêm. Lúc không có khách thì mẹ phân hàng, xếp rau quả và đồ bán lại cho ngay ngắn, không lúc nào ngơi tay. Buổi trưa vắng khách, mẹ vừa nằm võng ngủ… vừa bán hàng. Khách đến gọi là mẹ dậy một cách ngon ơ, đang ăn có khách mẹ tôi cũng đứng lên, đang ngủ có khách gọi cửa mẹ cũng phải dậy bán… “Người ta đến mua hàng lắt nhắt: điếu thuốc lẻ 500 đồng, cục nước đá 1000 đồng, bịch đậu phộng 2000 đồng, không đáng công mình đứng lên ngồi xuống. Nhưng những thứ đó người ta đang cần, không lẽ người ta đã đến quán mà mình không bán?”. Những năm tháng trẻ trâu, tôi không hiểu chuyện bởi đi học đi làm cả tháng trời ở xa về, muốn ăn với mẹ một bữa cơm cho tử tế, cũng không xong vì đang ăn mẹ lại đứng dậy bán hàng. Tôi làm mình làm mẩy: “mẹ thương cái quán hơn con!”, rồi chạy ra đằng sau mà khóc.

Ừ thì khóc, mẹ chẳng bao giờ dỗ. Không chỉ mình tôi mà ba chị em tôi đều như vậy, tủi thân tự khóc rồi tự nín, nhiều lúc yếu lòng lại đi giận cái quán của mẹ. Nhưng hơi sức đâu mà mẹ để tâm dỗ dành chúng tôi. Mẹ đã lo hết cho cái “nồi cơm – manh áo” của gia đình thông qua cái quán tạp hóa này rồi. Thời buổi khó khăn, những năm 90 của thế kỷ trước mà con đứa nào cũng đòi học… đại học. Chúng tôi hạnh phúc nhất là cha mẹ cho chúng tôi toàn quyền lựa chọn ngành nghề mình thích, cha mẹ cứ vờ như vô tâm, tụi bây muốn làm gì thì làm, muốn học ngành nào thì học, cha mẹ lo điều kiện cho tụi bây học được là mừng lắm rồi. Nên chị em tôi tự tìm tòi, tự bảo ban nhau học hành, học những ngành mình yêu thích để khỏi chán mà “bỏ ngang hông!”

Còn chuyện nấu ăn thì khỏi phải bàn, tôi là chị lớn trong nhà nên phải chu toàn tất cả, tôi không nhớ mình biết nấu ăn từ khi nào, nhưng toàn một mình tôi đảm nhiệm. Đi học về, dù trưa trật hay tối mịt, chui vào bếp nấu ăn là nhiệm vụ hàng đầu, nếu trễ quá thì có mẹ tôi phụ lặt rau (vừa lặt rau vừa trông quán), khi tôi đi học xa, thì đến em gái út, em gái út đi học xa luôn thì nhiệm vụ này giao cho cha tôi. Ông vừa là tài xế của bà chủ hàng tạp hóa, vừa làm ở Ủy ban nhân dân phường và kiêm luôn việc nấu ăn. Nhiệm vụ hàng đầu của mẹ tôi vẫn là cái quán! Cái quán ồn ào, cái quán thị phi, cái quán là nguồn nuôi sống của cả gia đình tôi. Tôi ghét nó hay yêu nó cũng không quan trọng! Quan trọng là nó đã khiến mẹ tôi bận suốt cả năm trừ sáng ngày mùng Một tết.

Ngay cả thời khắc gần giao thừa, khi tôi đã sắp bánh trái, hoa rượu lên bàn để hối mẹ vào cúng Tất niên, tôi vẫn còn phát bực… với khách của cái quán ấy. Họ cứ lắt nhắt đến mua hàng: lúc ít rượu, lúc ít giấy tiền vàng bạc, lúc vài lon gạo, lúc ít dầu hôi… vân vân và vân vân… nhà họ hết cái gì họ liền chạy đến cái quán của… mẹ! Nó chỉ thiếu mỗi quần áo và thịt bò là thành cái chợ! Nhưng cũng chính cái quán ấy và sự bận rộn của mẹ, làm cho tôi phải tự biết mọi điều trong cuộc sống. Hình ảnh bươn chải của mẹ đã làm cho tôi trở nên mạnh mẽ khi thất bại, biết mím môi lại lúc khóc, biết tự lau nước mắt mà đứng lên. Tôi học được từ mẹ, ai cũng từ tay trắng mà làm nên, cần kiệm và bền chí thì có cơ nghiệp, dù nhỏ hay lớn thì nó cũng là do chính mình tạo dựng.

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC

by Mgid

Cương cứng cả đêm! Chỉ với vài giọt

Một cô gái từ Cần Thơ kiếm hơn 30 triệu đồng trong một ngày!

Tất cả những điều đó từ mẹ làm cho bữa cơm vào buổi sáng mùng 1 thật ý nghĩa! Dù cho mẹ có nấu mặn món canh, thịt kho tàu không nhừ hoặc quên bỏ tiêu, hay cơm có hơi khô do cả năm không nấu ăn, thì đó cũng là bữa cơm ngon nhất trong năm của gia đình tôi, và là kí ức đẹp của tuổi thơ tôi cho đến bây giờ. Sáng sớm ngày mùng một, tôi nằm ngủ nướng trên chiếc giường nhỏ cùng cái gối mềm, không phải nghe tiếng mẹ lách cách bận rộn chuẩn bị đi chợ sớm. Cha mẹ cũng ngủ nướng một chút, vì hôm qua thức cúng giao thừa và những ngày bận rộn buôn bán trước đó. Cả 4 cha con chúng tôi, có thể đã thức nhưng cứ đua nhau nằm. Mẹ sẽ dậy trước nhất và nấu cơm cúng. Sau đó mẹ lấy đồ tôi đã để sẵn trong tủ lạnh từ tối hôm qua ra… chế biến và nấu. Cả năm không nấu ăn, buổi sáng mùng một mẹ nấu… một mình (vì rất có thể 1 trong 4 cha con tôi mà dậy, vai trò bếp trưởng của mẹ sẽ yếu đi). Và chỉ có hôm đó mẹ tôi không “la”, mẹ dịu dàng, mẹ từ tốn. Trước khi ăn cơm, mẹ ấm áp phát tiền lì xì cho chúng tôi, chúng tôi chúc tết, nếu đã đi làm có tiền rồi thì chúng tôi mừng tuổi lại cho cha mẹ. Mẹ cả năm không nghe lời ngọt ngào, ngày tết nếu nghe sẽ đỏ mặt vì… mắc cỡ. Cha tôi có cái tật hay đùa, biết mẹ tôi thế nào cũng mắc cỡ nên khoái trêu chọc. Thế là cả lũ ba đứa chúng tôi được thể cười vang.

Ngày trước, khi chúng tôi chưa đi học xa thì không sao, cũng ít khi để ý đến việc biểu lộ tình cảm của mẹ dành cho mình. Nhưng khi ở xa… nhớ lắm. 1 tuần tôi gọi về, 2 tuần tôi gọi về, rồi 1 tháng tôi gọi về… mẹ nhận điện thoại cũng không bao giờ thắc mắc tại sao ít gọi. Tôi đâm nổi quạu, “mẹ không nhớ con?! Con không gọi, mẹ cũng không sốt ruột mà gọi cho còn à?” –  “nhớ nhung cái gì, lo mà học đi!”… tôi tủi thân mắc khóc. Nghe lũ bạn kể chuyện nó được mẹ âu yếm, vuốt ve, nói ngon nói ngọt mà thèm, nhưng mẹ mình là mẹ mình. Mình yêu mẹ bởi mẹ là chính mẹ. Tôi cũng không biết từ đâu, mẹ có thể cứng cỏi được như vậy, nên là con gái mẹ, cũng sớm biết chân cứng đá mềm!

Thằng em tôi thì không chịu vậy. Có lần nó về nhà, đi học xa về nên sà xuống ôm ngang hông mẹ. Mẹ tôi la lối đẩy nó ra, “ôm iếc gì, cái thằng này! Đi ra cho tao bán quán” – “Này thì bán quán!” – Em trai tôi lúc đó học năm nhất đại học, cao lớn nên không chịu thua như tôi, nó canh giữa lúc quán đông người, nó ẵm mẹ tôi lên! Chao ôi, mẹ tôi mắc cỡ đỏ cả mặt, sau “la” thằng nhỏ cả tuần trời. Nhưng tôi lén nhìn, khi ở một mình, mẹ lại tủm tỉm vì hành động đó của thằng con trai tinh nghịch.

Việc biểu lộ tình thương của mẹ với lũ chúng tôi cũng vô cùng đặc biệt, không lời ngọt ngào, không cử chỉ âu yếm, không nấu ăn ngon hay chăm sóc nọ kia. Nhưng cả ba chúng tôi đều biết, mẹ đã quên mình chỉ để sống cho chúng tôi và cha. Bằng cách này hay cách khác, chúng tôi biết, mẹ không can thiệp ý muốn của mình vào nghề nghiệp, bạn bè hay việc chọn người yêu, chồng/ vợ của chúng tôi. Mẹ gốc là nông dân phương Đông, cả đời không đi khỏi nơi mình sống, nhưng lại biết ứng xử như những người trí thức phương tây – để các con tự lựa chọn những gì có thể chọn. Mẹ không bao giờ nói ra những điều đó, nhưng mà mẹ đã làm được chúng một cách rất tự nhiên.

Ngày tôi dẫn người yêu đầu đời về nhà ra mắt, cha mẹ tôi vui vẻ đón chào, tôn trọng mọi quyết định của tôi. Sau khoảng thời gian tôi và người đó không hợp nên chia tay, tôi nói với mẹ quyết định này, mẹ mới nói: “mẹ không thích cậu ta”. “Trời, sao mẹ không nói từ đầu để con đỡ mất thời gian”. Mẹ tôi chỉ im lặng… lo bán hàng. Nhưng tôi biết, mẹ tôn trọng mọi quyết định của tôi, dù mẹ có không thích người tôi chọn. Mẹ đã lẳng lặng nhìn tôi lớn lên, đi bằng chính đôi chân và vấp vã bằng chính quyết định của mình, để tôi trưởng thành, và cả hai em tôi cũng vậy. Mẹ tôi quả là người phụ nữ can đảm thì mới làm được như vậy, phải không?

Với mẹ, không có việc lớn hay việc nhỏ, việc nào đến tay thì mẹ làm, rất cần mẫn và tròn vai. Có thể việc lớn là cái quán, việc nhỏ là những bữa cơm thường nhật, nhưng với tôi, tình yêu lớn lao của mẹ đã được thể hiện qua hành động trong suốt cuộc hành trình sống với gia đình, nơi ấy, có bữa cơm ngày mùng một tết mà dù cho tôi có ở đâu, làm công to việc lớn gì cũng mong trở về để được ăn với gia đình.

15 tháng 4 2018

Hàng năm mỗi độ xuân về, tôi lại hồi hộp chờ bữa cơm mẹ nấu vào sáng ngày mùng Một tết. Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà được thưởng thức bữa cơm do chính tay mẹ nấu.

Có thể các bạn sẽ ngạc nhiên vì muốn ăn cơm mẹ nấu lúc nào mà chẳng được, chỉ cần mè nheo một chút mẹ sẽ chiều mình thôi. Nhưng với gia đình tôi thì khác, gần như cả năm nhà chúng tôi mới được ăn cơm mẹ nấu một lần vào ngày mùng một. Và cha tôi thể nào cũng sẽ nói điều gì đó về bữa cơm khiến mẹ tôi phải hét lên, như: “món canh mặn quá!”, “món thịt kho tàu trắng quá, thịt chưa mềm”, “cơm hơi khô!”… Các bạn đừng vội lấy điều đó để đánh giá về mẹ, coi chừng lầm to, bởi mẹ tôi không vì thế mà thiếu đảm đang trong nhà. Mẹ là người phụ nữ “vừa xây nhà, vừa xây tổ ấm”!

Mẹ tôi hiếm khi nấu cơm do quá bận rộn với việc bán tạp hóa tại nhà. Hoặc nếu có nấu, mẹ chỉ phụ “vòng ngoài”, nhặt rau, vo gạo hay đặt cơm. Hầu như cả năm, mẹ chưa bao giờ có thời gian để chăm chút cho một bữa ăn trọn vẹn. Nhìn mẹ tất bật, chúng tôi vừa thương vừa giận. Thương bởi mẹ suốt năm suốt tháng gắn chặt với cái quán, giận bởi vì mẹ không biết thương… mẹ. Chúng tôi chưa bao giờ phát hiện ra mẹ ghiền cái gì ngoài quán tạp hóa đó. Đi đâu mẹ cũng vội về ngay với nó, kể cả những ngày tết, chỉ ngoại trừ buổi sáng mùng 1 hiếm hoi. Thời điểm chị em tôi tốt nghiệp đại học, đứa nào cũng muốn mẹ chia vui, gọi về nói mẹ tranh thủ đi thành phố một ngày, nhưng mẹ nói ngay, không hề suy nghĩ: “đi thì ai coi quán”! Nhiều khi chúng tôi… ganh tỵ cả với cái quán tạp hóa. Vậy mới thấy giá trị bữa cơm mẹ nấu mùng Một tết, chỉ buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi thật sự được thảnh thơi để nấu ăn cho cả nhà.

Những ngày thường nhật, mẹ dậy từ 4g30 sáng để chuẩn bị 5 giờ đi chợ đầu mối cùng với cha tôi, 7 giờ mẹ về, ăn qua quýt một chút rồi lao vào bán lai rai cho đến 22 giờ đêm. Lúc không có khách thì mẹ phân hàng, xếp rau quả và đồ bán lại cho ngay ngắn, không lúc nào ngơi tay. Buổi trưa vắng khách, mẹ vừa nằm võng ngủ… vừa bán hàng. Khách đến gọi là mẹ dậy một cách ngon ơ, đang ăn có khách mẹ tôi cũng đứng lên, đang ngủ có khách gọi cửa mẹ cũng phải dậy bán… “Người ta đến mua hàng lắt nhắt: điếu thuốc lẻ 500 đồng, cục nước đá 1000 đồng, bịch đậu phộng 2000 đồng, không đáng công mình đứng lên ngồi xuống. Nhưng những thứ đó người ta đang cần, không lẽ người ta đã đến quán mà mình không bán?”. Những năm tháng trẻ trâu, tôi không hiểu chuyện bởi đi học đi làm cả tháng trời ở xa về, muốn ăn với mẹ một bữa cơm cho tử tế, cũng không xong vì đang ăn mẹ lại đứng dậy bán hàng. Tôi làm mình làm mẩy: “mẹ thương cái quán hơn con!”, rồi chạy ra đằng sau mà khóc.

Ừ thì khóc, mẹ chẳng bao giờ dỗ. Không chỉ mình tôi mà ba chị em tôi đều như vậy, tủi thân tự khóc rồi tự nín, nhiều lúc yếu lòng lại đi giận cái quán của mẹ. Nhưng hơi sức đâu mà mẹ để tâm dỗ dành chúng tôi. Mẹ đã lo hết cho cái “nồi cơm – manh áo” của gia đình thông qua cái quán tạp hóa này rồi. Thời buổi khó khăn, những năm 90 của thế kỷ trước mà con đứa nào cũng đòi học… đại học. Chúng tôi hạnh phúc nhất là cha mẹ cho chúng tôi toàn quyền lựa chọn ngành nghề mình thích, cha mẹ cứ vờ như vô tâm, tụi bây muốn làm gì thì làm, muốn học ngành nào thì học, cha mẹ lo điều kiện cho tụi bây học được là mừng lắm rồi. Nên chị em tôi tự tìm tòi, tự bảo ban nhau học hành, học những ngành mình yêu thích để khỏi chán mà “bỏ ngang hông!”

Còn chuyện nấu ăn thì khỏi phải bàn, tôi là chị lớn trong nhà nên phải chu toàn tất cả, tôi không nhớ mình biết nấu ăn từ khi nào, nhưng toàn một mình tôi đảm nhiệm. Đi học về, dù trưa trật hay tối mịt, chui vào bếp nấu ăn là nhiệm vụ hàng đầu, nếu trễ quá thì có mẹ tôi phụ lặt rau (vừa lặt rau vừa trông quán), khi tôi đi học xa, thì đến em gái út, em gái út đi học xa luôn thì nhiệm vụ này giao cho cha tôi. Ông vừa là tài xế của bà chủ hàng tạp hóa, vừa làm ở Ủy ban nhân dân phường và kiêm luôn việc nấu ăn. Nhiệm vụ hàng đầu của mẹ tôi vẫn là cái quán! Cái quán ồn ào, cái quán thị phi, cái quán là nguồn nuôi sống của cả gia đình tôi. Tôi ghét nó hay yêu nó cũng không quan trọng! Quan trọng là nó đã khiến mẹ tôi bận suốt cả năm trừ sáng ngày mùng Một tết.

Ngay cả thời khắc gần giao thừa, khi tôi đã sắp bánh trái, hoa rượu lên bàn để hối mẹ vào cúng Tất niên, tôi vẫn còn phát bực… với khách của cái quán ấy. Họ cứ lắt nhắt đến mua hàng: lúc ít rượu, lúc ít giấy tiền vàng bạc, lúc vài lon gạo, lúc ít dầu hôi… vân vân và vân vân… nhà họ hết cái gì họ liền chạy đến cái quán của… mẹ! Nó chỉ thiếu mỗi quần áo và thịt bò là thành cái chợ! Nhưng cũng chính cái quán ấy và sự bận rộn của mẹ, làm cho tôi phải tự biết mọi điều trong cuộc sống. Hình ảnh bươn chải của mẹ đã làm cho tôi trở nên mạnh mẽ khi thất bại, biết mím môi lại lúc khóc, biết tự lau nước mắt mà đứng lên. Tôi học được từ mẹ, ai cũng từ tay trắng mà làm nên, cần kiệm và bền chí thì có cơ nghiệp, dù nhỏ hay lớn thì nó cũng là do chính mình tạo dựng

Tất cả những điều đó từ mẹ làm cho bữa cơm vào buổi sáng mùng 1 thật ý nghĩa! Dù cho mẹ có nấu mặn món canh, thịt kho tàu không nhừ hoặc quên bỏ tiêu, hay cơm có hơi khô do cả năm không nấu ăn, thì đó cũng là bữa cơm ngon nhất trong năm của gia đình tôi, và là kí ức đẹp của tuổi thơ tôi cho đến bây giờ. Sáng sớm ngày mùng một, tôi nằm ngủ nướng trên chiếc giường nhỏ cùng cái gối mềm, không phải nghe tiếng mẹ lách cách bận rộn chuẩn bị đi chợ sớm. Cha mẹ cũng ngủ nướng một chút, vì hôm qua thức cúng giao thừa và những ngày bận rộn buôn bán trước đó. Cả 4 cha con chúng tôi, có thể đã thức nhưng cứ đua nhau nằm. Mẹ sẽ dậy trước nhất và nấu cơm cúng. Sau đó mẹ lấy đồ tôi đã để sẵn trong tủ lạnh từ tối hôm qua ra… chế biến và nấu. Cả năm không nấu ăn, buổi sáng mùng một mẹ nấu… một mình (vì rất có thể 1 trong 4 cha con tôi mà dậy, vai trò bếp trưởng của mẹ sẽ yếu đi). Và chỉ có hôm đó mẹ tôi không “la”, mẹ dịu dàng, mẹ từ tốn. Trước khi ăn cơm, mẹ ấm áp phát tiền lì xì cho chúng tôi, chúng tôi chúc tết, nếu đã đi làm có tiền rồi thì chúng tôi mừng tuổi lại cho cha mẹ. Mẹ cả năm không nghe lời ngọt ngào, ngày tết nếu nghe sẽ đỏ mặt vì… mắc cỡ. Cha tôi có cái tật hay đùa, biết mẹ tôi thế nào cũng mắc cỡ nên khoái trêu chọc. Thế là cả lũ ba đứa chúng tôi được thể cười vang.

Ngày trước, khi chúng tôi chưa đi học xa thì không sao, cũng ít khi để ý đến việc biểu lộ tình cảm của mẹ dành cho mình. Nhưng khi ở xa… nhớ lắm. 1 tuần tôi gọi về, 2 tuần tôi gọi về, rồi 1 tháng tôi gọi về… mẹ nhận điện thoại cũng không bao giờ thắc mắc tại sao ít gọi. Tôi đâm nổi quạu, “mẹ không nhớ con?! Con không gọi, mẹ cũng không sốt ruột mà gọi cho còn à?” –  “nhớ nhung cái gì, lo mà học đi!”… tôi tủi thân mắc khóc. Nghe lũ bạn kể chuyện nó được mẹ âu yếm, vuốt ve, nói ngon nói ngọt mà thèm, nhưng mẹ mình là mẹ mình. Mình yêu mẹ bởi mẹ là chính mẹ. Tôi cũng không biết từ đâu, mẹ có thể cứng cỏi được như vậy, nên là con gái mẹ, cũng sớm biết chân cứng đá mềm!

Thằng em tôi thì không chịu vậy. Có lần nó về nhà, đi học xa về nên sà xuống ôm ngang hông mẹ. Mẹ tôi la lối đẩy nó ra, “ôm iếc gì, cái thằng này! Đi ra cho tao bán quán” – “Này thì bán quán!” – Em trai tôi lúc đó học năm nhất đại học, cao lớn nên không chịu thua như tôi, nó canh giữa lúc quán đông người, nó ẵm mẹ tôi lên! Chao ôi, mẹ tôi mắc cỡ đỏ cả mặt, sau “la” thằng nhỏ cả tuần trời. Nhưng tôi lén nhìn, khi ở một mình, mẹ lại tủm tỉm vì hành động đó của thằng con trai tinh nghịch.

Việc biểu lộ tình thương của mẹ với lũ chúng tôi cũng vô cùng đặc biệt, không lời ngọt ngào, không cử chỉ âu yếm, không nấu ăn ngon hay chăm sóc nọ kia. Nhưng cả ba chúng tôi đều biết, mẹ đã quên mình chỉ để sống cho chúng tôi và cha. Bằng cách này hay cách khác, chúng tôi biết, mẹ không can thiệp ý muốn của mình vào nghề nghiệp, bạn bè hay việc chọn người yêu, chồng/ vợ của chúng tôi. Mẹ gốc là nông dân phương Đông, cả đời không đi khỏi nơi mình sống, nhưng lại biết ứng xử như những người trí thức phương tây – để các con tự lựa chọn những gì có thể chọn. Mẹ không bao giờ nói ra những điều đó, nhưng mà mẹ đã làm được chúng một cách rất tự nhiên.

Ngày tôi dẫn người yêu đầu đời về nhà ra mắt, cha mẹ tôi vui vẻ đón chào, tôn trọng mọi quyết định của tôi. Sau khoảng thời gian tôi và người đó không hợp nên chia tay, tôi nói với mẹ quyết định này, mẹ mới nói: “mẹ không thích cậu ta”. “Trời, sao mẹ không nói từ đầu để con đỡ mất thời gian”. Mẹ tôi chỉ im lặng… lo bán hàng. Nhưng tôi biết, mẹ tôn trọng mọi quyết định của tôi, dù mẹ có không thích người tôi chọn. Mẹ đã lẳng lặng nhìn tôi lớn lên, đi bằng chính đôi chân và vấp vã bằng chính quyết định của mình, để tôi trưởng thành, và cả hai em tôi cũng vậy. Mẹ tôi quả là người phụ nữ can đảm thì mới làm được như vậy, phải không?

Với mẹ, không có việc lớn hay việc nhỏ, việc nào đến tay thì mẹ làm, rất cần mẫn và tròn vai. Có thể việc lớn là cái quán, việc nhỏ là những bữa cơm thường nhật, nhưng với tôi, tình yêu lớn lao của mẹ đã được thể hiện qua hành động trong suốt cuộc hành trình sống với gia đình, nơi ấy, có bữa cơm ngày mùng một tết mà dù cho tôi có ở đâu, làm công to việc lớn gì cũng mong trở về để được ăn với gia đình.

27 tháng 1 2018

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

28 tháng 1 2018

Mỗi dịp Tết đến xuân về đều làm cho mỗi người trong xóm em đầu rộn lên những cảm giác tưng bừng, hào hứng khó tả. Mọi người ai cũng nô nức đi mua sắm Tết. Chiều hôm ba mươi Tết cuối năm, bố em mua về một gốc đào thế thật đep.

Ôi chao, gốc đào này thật đẹp.! Ông em bảo đây là giống đào Nhật Tân. Nó chắc mới trồng được vài năm thôi nên gốc cây không to lắm, Thân gốc to gần bằng cổ tay của em, sần sùi như da cóc, nổi lên những u cục. Ấy thế mà, nó đang có sức sống mãnh liệt lắm đấy! Em thấy hình như trong thân cây có một dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để đi nuôi cây. Cái dáng của nó có chiều quằn, chiều lượn. Bố bảo đấy là dáng long, cong cong như rồng đang bay từ trên đám mây xà xuống mặt đất. Từ thân cây, chia ra các cành nhỏ khẳng khiu, khúc khủy, có vẻ khô cằn, chứa đầy nhựa sống. Trên mỗi mắt đào là bật nhú ra những nụ đào hồng to như những hạt đậu. Kia là những bông đào đã nở, Đào phai năm cánh xếp thành vòng tròn xoay quanh nhụy vàng. Cánh hoa đào mỏng tang như lụa, như cánh bướm non, màu phớt hồng rung rinh trong gió xuân. Hoa đào đẹp tinh khiết và thuần túy. Hoa đào tuy không thơm nhưng có vẻ đẹp quyến rũ lạ thường.

Bố trồng cây đào này vào trong một cái chậu sứ to. Dưới gốc đào, bố trải những viên đá cuội trắng quanh gốc làm tăng thêm vẻ sang trọng cho cây đào. Mẹ về, mẹ cùng bố khiêng cây đào đặt ở nơi gần cửa, nơi đó trang trọng nhất. Bố bảo: "Tết đến xuân về, nhà có cành đào như ước mong một năm đầy lộc mới". Em cũng hi vọng như thế. Cây đào càng lộng lẫy và đẹp hơn khi nó vào buổi tối. Bố giăng những chùm đèn màu nhấp nháy vui mắt. Em cứ đứng ngắm mãi không thôi. Rồi em viết thật nhiều những lời chúc năm mới, mọi điều tốt đẹp nhất vào những mảnh giấy nhỏ rồi cho vào lì xì và treo lên cây đào. Xong xuôi hai bố con nhìn lại thành quả của mình, bật thử đèn nháy và tự cảm thấy tự hào về khả năng trang trí của mình.

Thời tiết đón tết năm nay ấm hơn mọi năm. Mới sáng mồng một tết, Cây đào nở bung ra bao nhiêu là hoa. Ngắm nhìn cây đẹp thật rực rỡ, ánh đèn lấp lánh chiếu vào càng làm cho những bông hoa thêm phần lung linh y như một tòa tháp trong xứ thần tiên. Một cơn gió xuân thoảng qua, cành đào rung rung, những cánh hoa đào như xác pháo rơi lả tả xếp đỏ đầy quang gốc. Đẹp thật đấy! Rồi năm ngày Tết cũng đã qua, nhưng cây đào vẫn còn bao nhiêu là nụ mới, lá lộc xanh non mơn mởn. Bố bảo: "Cây đào này khỏe dáng đẹp, bố sẽ mang ra vườn trồng đợi đến Tết năm sau lại có đào chơi". Em giúp bố đào hố trồng đào.

Cây đào ngày tết nhà em đã tô điểm cho gia đình em mấy ngày Tết. Cả gia đình em, ai cũng thích cây đào này. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn.

K NHA!!!

29 tháng 4 2018

Đề 1:

Hôm đó, khi đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ đưa bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm mười đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Chánh được điểm mười toán thật cơ à?”. Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con à!”

Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căn nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, thầy cô bè bạn,… chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hằng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.

Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.

Giờ đây, tuy đã là một cậu học sinh mười hai tuổi, nhưng tôi vẫn rất thích chạy nhảy, chơi đùa, nghịch ngợm. Nhờ có mẹ, tôi cũng đã phần nào khôn lớn. Tôi biết rằng: Hình ảnh mẹ, ánh mắt mẹ trong những lần tôi phạm lỗi cũng như làm được việc tốt sẽ luôn theo tôi, nhắc nhở tôi không mắc sai lầm trong cuộc sống, giúp tôi có thêm nghị lực vững bước trên đường đời.

Đề 2:

Phượng từ lâu đã trở thành một loài cây gắn bó với nhiều học sinh, chứng kiến biết bao buồn vui của tuổi học trò.Mỗi khi nhớ về thời học sinh ngây thơ, hồn nhiên, chúng ta lại không thể nào quên được hình ảnh cây phượng già đứng giữa sân trường như người bảo vệ thầm lặng.

Có lẽ chẳng ai nhớ phượng được trồng ở sân trường từ bao giờ.Thân cây cao và to, học sinh chúng em vẫn thường dang tay ôm lấy thân, phải hai người ôm mới đo hết được thân của phượng.Tán cây xanh và rất rộng, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ che rợp cả sân trường.Những cây phượng lớn tuổi thì rễ cây trồi cả lên mặt đất, như những chú giun đang bò ngoằn ngoèo.Lá cây nhỏ và có màu xanh như lá me, chỉ cần một cơn gió thổi qua là lá phượng lại rơi lả tả.Cành cây trông như những cánh tay gầy đang vươn tới mây xanh.Mỗi khi nắng chiếu qua tán lá rọi xuống sân trường tạo thành những đốm nắng li ti trông thật đẹp mắt.Hoa phượng được biết đến với tên gọi thân thương: hoa học trò.Mỗi khi hè về, những chú ve đồng hợp xướng khúc ca quen thuộc cũng là lúc hoa phượng bừng nở.Mới ngày nào còn là những nụ hoa chúm chím mà hôm nay phượng đã nở đỏ rực một khoảng trời.Hoa phượng có 5 cánh mỏng như cánh bướm ôm ấp lấy nhụy vàng bên trong.Phượng nở thành từng chùm, vô vàn đóa phượng tạo nên một góc trời đỏ rực, trông xa như những chùm pháo hoa trên bầu trời xanh biếc. Bằng sắc đỏ rực rỡ, phượng thiêu đốt cả một khoảng trời, làm bừng sáng cả một góc sân trường.Vào những buổi sáng ban mai khi mặt trờ chiếu những tia nắng tinh khôi nhất, phượng trông thật tươi mát trong nắng sớm, có thể nhìn thấy cả những giọt sương long lanh đọng lại trên cánh hoa.Sau mỗi trận mưa, màu đỏ của hoa như được dịu bớt, vô số cánh phượng rụng xuống sân trường trong niềm tiếc nuối của học sinh.

Mỗi khi hoa phượng bừng nở là chúng em biết rằng một kì thi nữa lại sắp đến, lòng lo lắng và chăm chỉ ôn bài thật tốt.Phượng đung đưa ngoài ô cửa sổ, thỉnh thoảng ngó vào lớp xem chúng em học bài.Phượng biết cả những nỗi âu lo của học sinh khi mùa thi sắp đến.Giờ ra chơi, học sinh lại chạy ùa xuống sân trường ngồi dưới tán phượng, phượng âu yếm nhìn chúng em học bài hoặc vui đùa những trò chơi tinh nghịch.Mỗi học sinh cuối cấp quên sao được màu hoa phượng ấy khi sắp phải rời xa mái trường thân yêu, chia tay thầy cô, bạn bè và cả cây phượng già.Để rồi khoảnh khắc chia ly dưới gốc phượng sao mà lưu luyến, bịn rịn, trở thành kỉ niệm in sâu trong tâm trí.Người học sinh trao cho nhau những trang lưu bút có ép cánh hoa phượng, những cái ôm ấm áp thay cho lời tạm biệt cuối cùng.Và khi kì nghỉ hè đến, học sinh về hết, chỉ còn phượng đứng lặng lẽ ngắm nhìn sân trường, nhớ làm sao tiếng cười nói trong trẻo của lũ học sinh.

Thời học sinh của mỗi người có lẽ sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi cây phượng với màu hoa đỏ rực như lửa cháy mỗi khi hè đến.Phải chăng vì phượng đã chứng kiến biết bao vui buồn cùng những kỉ niệm đẹp của tuổi áo trắng nên nó trở nên thật đặc biệt trong trái tim của người học trò?Phượng từ lâu đã trở thành một loài cây gắn bó với nhiều học sinh, chứng kiến biết bao buồn vui của tuổi học trò.Mỗi khi nhớ về thời học sinh ngây thơ, hồn nhiên, chúng ta lại không thể nào quên được hình ảnh cây phượng già đứng giữa sân trường như người bảo vệ thầm lặng.

Có lẽ chẳng ai nhớ phượng được trồng ở sân trường từ bao giờ.Thân cây cao và to, học sinh chúng em vẫn thường dang tay ôm lấy thân, phải hai người ôm mới đo hết được thân của phượng.Tán cây xanh và rất rộng, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ che rợp cả sân trường.Những cây phượng lớn tuổi thì rễ cây trồi cả lên mặt đất, như những chú giun đang bò ngoằn ngoèo.Lá cây nhỏ và có màu xanh như lá me, chỉ cần một cơn gió thổi qua là lá phượng lại rơi lả tả.Cành cây trông như những cánh tay gầy đang vươn tới mây xanh.Mỗi khi nắng chiếu qua tán lá rọi xuống sân trường tạo thành những đốm nắng li ti trông thật đẹp mắt.Hoa phượng được biết đến với tên gọi thân thương: hoa học trò.Mỗi khi hè về, những chú ve đồng hợp xướng khúc ca quen thuộc cũng là lúc hoa phượng bừng nở.Mới ngày nào còn là những nụ hoa chúm chím mà hôm nay phượng đã nở đỏ rực một khoảng trời.Hoa phượng có 5 cánh mỏng như cánh bướm ôm ấp lấy nhụy vàng bên trong.Phượng nở thành từng chùm, vô vàn đóa phượng tạo nên một góc trời đỏ rực, trông xa như những chùm pháo hoa trên bầu trời xanh biếc. Bằng sắc đỏ rực rỡ, phượng thiêu đốt cả một khoảng trời, làm bừng sáng cả một góc sân trường.Vào những buổi sáng ban mai khi mặt trờ chiếu những tia nắng tinh khôi nhất, phượng trông thật tươi mát trong nắng sớm, có thể nhìn thấy cả những giọt sương long lanh đọng lại trên cánh hoa.Sau mỗi trận mưa, màu đỏ của hoa như được dịu bớt, vô số cánh phượng rụng xuống sân trường trong niềm tiếc nuối của học sinh.

Mỗi khi hoa phượng bừng nở là chúng em biết rằng một kì thi nữa lại sắp đến, lòng lo lắng và chăm chỉ ôn bài thật tốt.Phượng đung đưa ngoài ô cửa sổ, thỉnh thoảng ngó vào lớp xem chúng em học bài.Phượng biết cả những nỗi âu lo của học sinh khi mùa thi sắp đến.Giờ ra chơi, học sinh lại chạy ùa xuống sân trường ngồi dưới tán phượng, phượng âu yếm nhìn chúng em học bài hoặc vui đùa những trò chơi tinh nghịch.Mỗi học sinh cuối cấp quên sao được màu hoa phượng ấy khi sắp phải rời xa mái trường thân yêu, chia tay thầy cô, bạn bè và cả cây phượng già.Để rồi khoảnh khắc chia ly dưới gốc phượng sao mà lưu luyến, bịn rịn, trở thành kỉ niệm in sâu trong tâm trí.Người học sinh trao cho nhau những trang lưu bút có ép cánh hoa phượng, những cái ôm ấm áp thay cho lời tạm biệt cuối cùng.Và khi kì nghỉ hè đến, học sinh về hết, chỉ còn phượng đứng lặng lẽ ngắm nhìn sân trường, nhớ làm sao tiếng cười nói trong trẻo của lũ học sinh.

Thời học sinh của mỗi người có lẽ sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi cây phượng với màu hoa đỏ rực như lửa cháy mỗi khi hè đến.Phải chăng vì phượng đã chứng kiến biết bao vui buồn cùng những kỉ niệm đẹp của tuổi áo trắng nên nó trở nên thật đặc biệt trong trái tim của người học trò?

29 tháng 4 2018

Bài làm

Đề 1

Thời gian dần trôi, mẹ không bao giờ nhắc lại lỗi lầm của tôi nữa. Nhưng tôi thì luôn tự nhủ phải cố gắng sửa chữa sai lầm và làm nhiều việc giúp đỡ mẹ. Thế rồi điều mong ước cuối cùng cũng đến: Tôi đã làm vui lòng mẹ với điểm 10 môn toán. Tuy đây chẳng phải là một việc tốt lớn lao như việc làm của nhiều bạn khác, song với tôi, nó đã để lại một dấu ấn khó phai. Hình ảnh mẹ lúc ấy đến tận bây giờ tôi cũng vẫn chưa quên được.

Hôm đó, khi đi học về, tôi tung tăng chạy ngay đến bên mẹ giơ bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm 10 đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Lâm được điểm 10 toán thật cơ à?” Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con a!”

Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căn nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, chuyện thầy cô bè bạn,.. chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hàng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.

Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.

Đề 2

Mùa hè, em thích nhất là được ngắm nhìn hàng phượng vĩ trước nhà nở hoa và lắng nghe âm thanh rộn ràng của những chú ve.

Hàng phượng vĩ có từ bao giờ thì chắc chẳng ai nhớ.Cả ông bà em cũng chỉ biết là từ khi dọn về đây sống đã thấy cây sừng sững trước nhà.Từ xa, nhìn hàng phượng vĩ hệt như những chiếc ô khổng lồ,  đang che nắng cho cả khoảng sân trước nhà.Rễ cây dài ngoằn ngoèo trồi hẳn lên mặt đất.Thân cây khoác áo nâu đen, hằn rõ những vết sần sùi, nứt nẻ do thời gian.Cành cây xum xuê và um tùm lá tỏa ra khắp nơi như thể đang dang tay ôm cả khoảng sân trước nhà em vào lòng.Tán lá dày và xanh tới nỗi nắng hè có chói chang đến mấy cũng khó có thể xuyên qua được.Lá phượng nhỏ , xanh non mơn mởn tươi mát vô cùng.

Thế rồi, cơn mưa mùa hạ cũng đến,được dịp,thế là các bông phượng đồng loạt nhú ra,chi chít trên khắp các cành cây, tán lá. Hàng phượng như thay áo mới, chuyển hẳn sang màu đỏ rực rỡ bao trùm lên cả khoảng sân và con đường.Những đóa hoa phượng như hàng ngàn đốm lửa đỏ rực cháy,kết thành từng chùm,tô điểm thêm màu thêm sắc cho vòm trời những ngày hè.Em vẫn còn nhớ như in những ngày nhỏ, em và các bạn trong xóm hay cùng nhau quây quần bên những gốc phượng trò chuyện, nô đùa.Khi đó, gốc cây như một thế giới khác, kì diệu, hấp dẫn và cuốn hút em vô cùng.Cho đến tận bây giờ, đôi khi em lại chờ , lại nhặt những cánh hoa rơi và ép chúng thành cánh bướm để nhớ lại một thời tuổi thơ êm đềm bên những cánh phượng,để lưu lại một điều gì đó cho mùa hè đầy lưu luyến này.

Mùa phượng trổ hoa cũng là lúc những nhạc công ve sầu râm rang tiếng hát.Những nhạc công thầm lặng, nép mình sâu trong bụi lá, tán hoa cùng thiên nhiên tấu lên một bản hòa âm du dương tuyệt vời.Âm thanh thôi thúc, giục giã như gọi mời em cùng hòa mình vào bản nhạc mùa hè

Ôi, hoa phượng đỏ rực và cả tiếng ve rộn ràng, tất cả đã tạo nên một mùa hè tuyệt vời,một mùa hè mà sẽ mãi khắc ghi trong tim em như một hồi ức tuyệt đẹp của tuổi thơ.

24 tháng 1 2018

Nếu hỏi rằng em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời là "mẹ". Mẹ là người nuôi nấng em đến bây giờ, mẹ dạy cho em cách ăn, cách mặc, cách chào hỏi lễ phép. Hôm nay là ngày chủ nhật, gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu đây. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt.

Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ không cao lắm nhưng hợp với dáng người cân đối của mẹ. Mẹ thường vận  những bộ quần áo hợp thời trang và lịch sự khi đi làm. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để dễ làm việc nhà. Tuy vậy, khi đi làm và ở nhà mẹ đều chọn những chiếc áo màu nóng tôn lên làn da trắng hồng, nõn nà. Hôm nay, sau khi đi chợ về. Khuôn mặt trái xoan của mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi trông thật đẹp. Nó càng rực rỡ hơn nhờ đôi mắt đen hai mí chớp chớp của mẹ. Đôi mắt ấy không còn đẹp như trước nữa, nó đã xuất hiện những vết chân chim và vết quầng thâm đen. Nhưng đôi mắt ấy vẫn biết khóc, biết cười, biết yêu thương và dạy bảo con cái, đôi mắt ấy vẫn toát lên nghị lực, mạnh mẽ vì chồng vì con, vì gia đình của mẹ. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi đỏ hồng ấm áp. Đôi môi ấy dạy em cái tốt, cái xấu, đôi môi ấy đã đưa em vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ tích thần kỳ hay bài hát ru ấm áp, hiền dịu. Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ rồi rửa sạch sẽ. Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt. Rồi mẹ rửa rau, em phụ mẹ lặt rau, lặt lá úa, cọng sâu. Từng cọng râu được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ lặt một cách nhanh, khéo. Bàn tay ấy đã làm biết bao công việc khó khăn cực nhọc. Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng đũa khuấy lên cho tơi, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ nấu thế nào mà mùi thơm lan khắp mọi nơi. Bữa tối cũng đã xong. Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. Một bữa ăn tối ngon miệng bắt đầu. Cả nhà quây quần bên nhau thật ấm cúng. Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. Lúc này, em chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, một nụ cười mới đẹp làm sao.

Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Ôi! Người mẹ hiền yêu dấu của em.

                                                                                                   Lào  Cai,ngày 2 tháng 3 năm 2018

Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.

Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vươn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..

Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tỉnh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên mặt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.

Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.

                                                                                                           Kí tên 

                                                                                                   Thiên Bình có 102

2 tháng 3 2018

Hà nội, ngày 23 tháng 11 năm 2017

Lan thân mến,

Nhận được thư của cậu nên tớ rất vui. Cậu có khỏe không? Việc học như thế nào rồi? Tây ngây bây giờ chắc thời tiết khắc nghiệt lắm nhỉ: ban ngày trời nóng như mùa hè, tối lại trở lạnh như mùa đông. Cậu cố gắng ăn uống, giữ gìn sức khỏe nếu không dễ bị cảm lắm đấy.

Chỗ mình bây giờ sang đông rồi, thời tiết hôm nào cũng lạnh. Vì thế, cứ đi ra ngoài là tớ lại bao mình lại như chú gấu vậy.

Mùa đông mang đến những cơn gió lạnh buốt, thi thoảng có một vài cơn mưa làm nhiệt độ lạnh giảm thêm. Hà nội ngày đông lạnh lắm nên tớ chỉ muốn cuộc mình vào chiếc chăn ấm thôi. Bầu trời lúc nào cũng âm u nhưng nhiều lúc mặt trời xuất hiện lại làm cho mọi người vui vẻ hẳn.

Hôm qua tớ cố gắng dậy sớm, đi dạo quanh khu phố gần chỗ tớ ở, nhưng buổi sáng mùa đông rét buốt và yên ả đến lạ thường. Khu chợ tấp nập bây giờ chỉ lác đác vài gian hàng nhỏ. Những khó hoa cũng ủ rũ say sưa trong giấc ngủ dưới đông trông rất nhợt nhạt, không có sức sống. Tiếng chim chào buổi sáng mùa hè nay cũng không còn, tiếng chó sủa đầu ngõ dường như biết mất. Mọi người, mọi vật đang chìm trong giấc ngủ đêm đông, tham lam hơi ấm chiếc giường nhỏ mang đến. Mùa đông đến và mấy ai dậy vào giờ này. Bầu trời đã sáng nhưng chỉ vài tia nắng rất yết ớt rọi xuống chào đón tớ. Dù vậy nhưng tớ cũng cảm thấy rất háo hức.

Trên những chiếc lá còn sót lại là vài giọt sương mai, trông chúng rất đẹp nhưng tớ chẳng dám động vào vì tớ sợ lạnh lắm. Dạo một vòng quanh khu phố mà tớ cảm thấy như ngồi trong phòng điều hòa ngày đông, lạnh như buổi tối ở Tây Nguyên vậy. Sau đấy tớ lại quay trở về nhà để chuẩn bị cho một buổi học mới.

Còn Tây Nguyên như thế nào vậy Lan? Tớ nhớ Lan lắm nên hãy mau trả lời thư cho tớ nhé. Nếu cậu có thể ra Hà Nội chơi và những ngày đông này, tớ sẽ dẫn cậu đi ăn khoai lang nướng, bắp rang bơ và những bát phở nóng hổi đấy.

Cảm ơn vì đọc bức thư của tớ nhé. Chúc Lan và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

Bạn thân,

Mai.

16 tháng 3 2018

Sau khi tiếng trống trường giòn giã vang lên. Cô Ngân bước vào lớp. Hôm nay cũng như bao buổi học khác. Trông cô thật là giản dị nhưng gần gũi và dễ mến.

Cả lớp em đứng nghiêm chào cô. “Cô chào cả lớp, hôm nay chúng ta học bài nhé !. Nụ cười của cô như nụ hoa sớm hé nở mới dịu dàng, dễ mến làm sao! Mái tóc của cô mượt mà đen óng lúc nào cũng thơm mùi hoa bưởi, mùi bồ kết nấu với lá chanh. Khuôn mặt của cô tròn đi cùng với nước da trắng. Đôi mắt cô đen và sâu nhìn chúng em trìu mến. Chiếc áo dài màu hồng hôm nay cô mặc càng làm cho dáng cô thêm mềm mại hơn. Đôi guốc cao gót màu hồng có vẻ như làm cô cao thêm nhiều.

“Tiết học bắt đầu. Hôm nay chúng em học bài” Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.” Cả lớp em còn đang không biết Mĩ Lai ở đâu nên rất tò mò. Cô cầm viên phấn trắng viết lên bảng. Chữ của cô mới đẹp làm sao. Từ tay cô, dòng chữ nắn nót Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai hiện ra trước mắt em . Cô bắt đầu kể , cả lớp em yên lặng nghe cô kể. Giọng cô thật trầm ấm , lúc trầm lúc bổng. Theo lời cô, chúng em như được đang tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau lòng và tàn bạo, vô nhân tính của những người lính Mĩ tàn ác kia. Khi cô kể đến đoạn lính Mĩ xả súng vào đoàn người dân vô tội, giọng cô như nghẹn lại, cô quay mặt đi. Em chợt nhìn thấy cô quay ra cửa, cô đưa tay vội quệt giọt nước mắt lăn trên má. Không gian như chìm xuống. Gió như ngừng thổi để nghe cô kể. Cả lớp em ai cũng rưng. Rồi cô kể đến đoạn người cựu chiến binh Mĩ đến Mĩ Lai kéo những khúc nhạc vĩ cầm như một lời tạ tội với linh hồn những người đã khuất. Giọng cô vui hẳn lên. Nghe nó sao trong trẻo và thánh thiện quá vậy. Lòng em cũng vui sướng biết nhường nào.

Bây giờ đến phần tập kể chuyện. Cô đi xuống dưới lớp ân cần chỉ bảo tận tình chúng em. Bạn Hoa lúng túng, chưa nhớ rõ được nội dung câu chuyện, cô đã gợi ý bằng những lời nhẹ nhàng. Thế là bạn ấy nhớ lại và kể được cả đoạn của mình. Bạn Hùng học giỏi văn lên đã kể trôi chảy và cô rất vui, cho bạn điểm 10. Cả lớp em ai cũng muốn được cô gọi kể trước lớp. Cô khen cả lớp và thưởng cho cả lớp một tràng vỗ tay giòn giã. Cô cười rất tươi. Em ngắm nhìn cô, thấy cô lúc đó thật đẹp. Em biết cô rất hài lòng về những điều cô đã dạy cho chúng em.

Cô Ngân ơi, dù mai em có xa ngôi trường này, em sẽ mãi nhớ bóng hình của cô. Nhớ những điều cô đã kể cho em có một vụ thảm sát ở Mĩ Lai đau thương như thế. Em hứa với cô sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng là học trò của cô. Cô ạ, một ngày không xa em sẽ đến Mĩ Lai, em sẽ thắp nén hương thơm để tưởng nhớ những người dân vô tội. Cô Ngân ạ. Nhờ cô em thêm yêu đất nước mình hơn.

r tk mk đi mỏi tay quá hazz

16 tháng 3 2018

Mỗi con người đều muốn có một bữa cơm gia đình đầm ấm sau một ngày làm việc vất vả,chứa đựng biết bao niềm vui, và tâm huyết của người nấu, và mẹ là người luôn chuẩn bị chu đáo tất cả để gia đình tôi luôn có 1 bữa ăn ngon.

Mẹ rất đảm đang,chu đáo lo mọi việc trong gia đình từ việc nấu nướng đến quần áo,…tất tần tật mọi thứ trong nhà đối với người nội trợ mẹ đều hoàn thành tốt. Mọi món ăn mẹ nấu đều mang sự ngọt ngào cho tôi, thực đơn hằng ngày dựa theo sở thích của mỗi người nên ngày nào cũng được ăn rất đa dạng.

Loading...
Đi làm về, thay bộ đồ xong là mẹ lao vào bếp. Mẹ đã dạy cho em rất nhiều món ăn từ những món đơn giản nhất rồi đến phúc tạp, và em đã học nấu cơm bằng nồi cơm điện đầu tiên, đó là việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng làm sao để vo gạo sạch rồi lượng nước thế nào cho đủ, đó là cái rất khó, và cuối cùng chỉ cần đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút. Trong khi chờ cơm chín, mẹ lấy thức ăn để trong tủ lạnh đã được mẹ chuẩn bị từ sáng ra và đặt lên bàn bếp.Cách mẹ nấu nướng thật khéo léo,nhìn từ việc mẹ chọn thực phẩm hàng ngày cũng để hiểu mẹ luôn chon một chế độ dinh dưỡng thích hợp cung cấp cho gia đình.Nấu cơm xong mẹ nhặt rau, mẹ nhặt nhanh nhẹn, rau bỏ đi được mẹ cho vào túi rác gọn gàng.Thích nhất là lúc mẹ kho cá, một mùi thơm thật tuyệt. Đĩa thịt kho đậu hủ cùng đĩa cá chiên vàng ươm thơm phức đặt cạnh tô canh canh rau ngót, một mùi thơm lan tỏa xung quanh khiến ai cũng cảm giác muốn ăn liền.

Em nhanh nhảu dọn ra để ăn,sắp chén bát ra mời mọi người ra ăn,ai cũng vui vẻ ngồi ăn và khen nức nở món ăn mẹ nấu.Em nhận thấy niềm vui nở trên khuôn mặt mẹ

Bữa cơm gia đình rất quan trọng đối với mọi người, dù có bận gì đến mấy nhưng khi nào cũng phải có mặt để thưởng thức những mọi ăn mẹ nấu, vì trong đó chứa đựng tất cả những tình thương mà mẹ dành cho cả gia đình, và chăm sóc sức khỏe của từng thành viên,không có mẹ ở nhà bố con tôi cũng chẳng biết nấu gì để ăn,có mẹ nấu cho ăn là tuyệt nhất,tôi luôn mong rằng bố mẹ sống thật tốt, luôn bên cạnh tôi để tôi có thêm động lực hướng tới tương lai tươi sáng

:3

28 tháng 12 2021

giúp mk nh

28 tháng 12 2021

kể về gia đình

  Gia đình em có sáu người: ba mẹ, ba chị gái và em. Mọi người trong gia đình em đều rất yêu thương nhau. Ba mẹ em đều là nông dân, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời nên ít khi có thời gian để ở bên cạnh chị em em. Mặc dù làm việc quần quật suốt ngày nhưng ba mẹ luôn dành nhiều tình cảm cho chúng em, ba mẹ chăm lo từng bữa cơm giấc ngủ, chăm lo từng cái quần cái áo. Chị lớn em học lớp 12, chị hai học lớp 9, chị ba học lớp 5 và em năm nay học lớp 3. Ba chị đều rất yêu thương em, có gì ngon cũng để dành phần em nhiều hơn, bài nào em không làm được ba chị đều giúp em giải quyết được hết. Chị của em học rất giỏi, chăm ngoan nữa nên em vẫn luôn tự hào về chị. Đến lớp học em vẫn thường khoe với bạn bè rằng em có chị học giỏi, bạn nào cũng rất ngưỡng mộ em. Gia đình em dù sống vất vả nhưng mọi người đều yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Em yêu gia đình mình nhiều lắm.

28 tháng 12 2021

Tk:

Thiên nhiên:

   Con người luôn tồn tại song hành cùng với thiên nhiên và cũng bởi thế nên thiên nhiên người bạn tốt của con người. Thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy: ao, hồ, sông, ngòi,...Nói thiên nhiên là bạn của con người là hoàn toàn có cơ sở. Bởi những nhu cầu cần thiết nhất của cuộc sống đều được khai thác từ thiên nhiên. Đất được dùng để trồng trọt, chăn nuôi; nước ở các dòng sông, con suối để tắm rửa, sinh hoạt. Rừng lại là một kho tàng khổng lồ cho ta gỗ để xây dựng, cho các vị thuốc quý để chữa bệnh; rừng điều hòa khí hậu, giúp chống bão lũ, tạo không khí trong lành, mát mẻ. Người bạn  thiên nhiên còn  cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Các khu du lịch nghiêng về các giá trị tự nhiên ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, nhu cầu khám phá của con người. Con người ngày nay luôn mong muốn được tìm về với thiên nhiên, với sự mộc mạc, giản dị để có những phút giây thư thái trong tâm hồn. Không thể thiếu, thiên nhiên là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa; là người bạn tâm giao của các nghệ sĩ..Tuy nhiên, ngày nay con người lại đối xử với người bạn này không tốt chút nào bằng các hành động như chặt phá rừng, xả rác bừa bãi, lãng phí nước,..Vì vậy, cần nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người bằng cách tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè, người thân chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hành động thật đúng đắn để giữ mối quan hệ này ngày càng bền vững.

 gia đình:

Nhà em có 3 thế hệ cùng chung sống trong một gia đình. Ông bà nội em năm nay đã ngoài 90 tuổi nhưng ông bà vẫn rất khỏe mạnh, sáng nào hai cụ cũng cùng nhau đi bộ tập thể dục. Bố mẹ em là công nhân viên chức, công việc bố em bận rộn hơn mẹ, bố nói với em là gia đình phải có người dành nhiều thời gian cho gia đình và con cái như mẹ còn bố thì vất vả lo toan kinh tế. Bố em tên là Nguyễn Sơn Tùng, năm nay bố em cũng đã 50 tuổi còn mẹ em tên Hoàng Bảo Trâm, 43 tuổi. Anh trai em tên là Nguyễn Thiên Sơn, anh là học sinh giỏi toàn diện khối 12. Em là con gái út trong nhà, em tên Nguyễn Bảo An, 9 tuổi và đang học lớp 2 tại trường tiểu học Chu Văn An. Em cũng được các bạn và thầy cô khen ngoan ngoãn học giỏi. Em rất yêu gia đình nhỏ bé của mình!

28 tháng 12 2021

cảm ơn bn nhiều

14 tháng 3 2018

đề 1

Trong cuộc sống chắc hẳn ai cũng đã làm được rất nhiều việc có ích.Khi đó chúng ta chắc hẵn sẽ khoe với một ai đó.Những lúc ấy, người luôn ở bên tôi nghe những việc tốt tôi đã làm chắc chỉ có mẹ.

  Mẹ tôi là một người phụ nữ đã ngoài ba mươi tuổi.Bà là một người nội trợ trong gia đình.Tuy công việc nhà bận rộn là thế,nhưng mẹ luôn dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với các con.Bà là một người mẹ cũng là một người bạn thân thiết của tôi.Tôi còn nhớ có lần tôi giúp một bà cụ qua đường mà không biết là mẹ đã đứng từ xa quan sát hành động ấy của tôi.Khi về đến nhà, tôi chỉ sợ sẽ bị mẹ la vì tội đi  mua đồ có tí xíu mà về trễ.Nhưng không lúc đó bà đã ôm tôi vào lòng và nói "Con của mẹ giỏi lắm.Mới nhỏ mà đã biết giúp người khác.Như vậy là rất tốt!Mẹ đã nhìn thấy hành động vừa rồi của con.Mẹ thật sự rất tự hào vì con."Vừa nói khuôn mặt bà vừa đầm đìa nước mắt nhưng đó là những giọt lệ của niềm hạnh phúc, của niềm vui.Vì lẫn trong khuôn mặt đầy nước ấy còn có cả một nụ cười rất tươi.Tôi sẽ không bao giờ quên nụ cười vui vẻ, đầy tự hào, niềm vui sướng ấy của mẹ.

  Tôi muốn làm nhiều hơn nữa những điều có ích cho cuộc sống này.Vì tôi không chỉ muốn giúp đỡ mọi người.Mà còn muốn thấy niềm vui của mẹ do tôi biết giúp đỡ mọi người.

đề 2

Tôi chưa hẳn là đứa con ngoan của mẹ. Bởi cái tính ngang ngạnh của mình mà nhiều lúc tôi khiến mẹ không vừa lòng. Có một lần tôi nhớ mãi, đã hơn một năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.
Đó là những ngày cuối năm học lớp 5. Do sự rủ rê của bạn bè mà tôi thường trốn học đi chơi. Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại, kết quả học tập của tôi sút đi trông thấy. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ.
Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà từ bao giờ. Mọi hôm, mẹ thường về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ra sau nhà, nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, bí quá, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền đòi xem sách vở của con!”. Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại.

Trong đôi mắt mẹ thoáng qua một chút ngạc nhiên. Một chút bối rối. Một chút đau đớn và bực bội. Cái cặp rơi xuống đất sổ tung ra. Những bài kiểm tra điểm 3, điểm 4, những trang vở ghi nghệch ngoạc... như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà.
Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi đi công tác chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô định. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ. Thường ngày mẹ vui tính, lại hay nói hài hước khiến cả nhà cùng cười. Thế mà hôm nay... Chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Nước da đã xạm lại. Gương mặt nghiêm nghị đầy những vết nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước.
Tôi chợt muốn oà khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi, nhưng tôi làm sao có thể ăn nổi. Tôi chỉ muốn thốt lên một câu: “Con xin lỗi...”. Nhưng cái tính ngang ngạch của tôi hay nỗi sợ hãi đã làm tôi không thốt thành lời.
Chỉ ăn hết lưng cơm rồi mẹ đặt bát xuống. Hình như mẹ đang nén tiếng thở dài. Chưa kịp nghỉ ngơi, mẹ đã vội đi làm ca chiều, để tôi một mình ở nhà với tâm trạng lo âu, buồn rẫu. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giấy kiểm tra bị sổ tung ra nền nhà hồi trưa. Ánh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ của tôi thì nhiều. Vắng tiếng cười vui và những câu nói đùa của mẹ, tự nhiên tôi thấy mình đơn độc. Nước mắt cứ thế trào ra.
Tối hôm ấy, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng... Bỗng tôi cảm thấy hơi ấm của mẹ thật gần.
Rồi bàn tay khô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi, con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng như vậy mà mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư? Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ...
Thời gian cứ trôi đi. Tôi dần khôn lớn. Nhưng tôi biết rằng hình ảnh mẹ trong cái lần tôi phạm lỗi ấy sẽ đi theo tôi suốt đời, sẽ nhắc nhở tôi sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Nhất định như vậy, mẹ ạ!

14 tháng 3 2018

Đề 1 : Thế rồi điều mong ước cuối cùng cũng đến: tôi đã làm vui lòng mẹ với điểm mười môn toán. Tuy đây chẳng phải là một việc tốt lớn lao như việc làm của nhiều bạn khác nhưng với tôi, nó đã để lại một dấu ấn khó phai. Hình ảnh mẹ lúc ấy đến tận bây giờ tôi cũng vẫn chưa quên được. 

Hôm đó, khi đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ đưa bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm mười đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Chánh được điểm mười toán thật cơ à?” Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con à!”
 

Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căn nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, thầy cô bè bạn,… chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hằng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.
 

Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.
 

Giờ đây, tuy đã là một cậu học sinh mười hai tuổi, nhưng tôi vẫn rất thích chạy nhảy, chơi đùa, nghịch ngợm. Nhờ có mẹ, tôi cũng đã phần nào khôn lớn. Tôi biết rằng: hình ảnh mẹ, ánh mắt mẹ trong những lần tôi phạm lỗi cũng như làm được việc tốt sẽ luôn theo tôi, nhắc nhở tôi không mắc sai lầm trong cuộc sống, giúp tôi có thêm nghị lực vững bước trên đường đời. 

Đề 2 :Bố em công tác xa tận trên nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nên theo thường lệ chiều thứ bảy cuối tháng là dịp để gia đình em đoàn tụ. Thường thường, bữa cơm diễn ra trong không khí ấm cúng và thân thiết. Mọi người cùng san sẻ những chuyện vui buồn hằng ngày và tìm thấy dưới mái ấm gia đình một nguồn động viên an ủi rất lớn. Vậy mà trong bữa cơm chiều thứ bảy tuần qua, em đã có một hành động sai trái khiến cho cả nhà phải buồn lòng.

Chuyện là thế này:

   Biết chắc là bố em sẽ về nên từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã xách làn đi chợ, mua thịt cá, rau củ và trái cây để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Mẹ không quên mua một bó hồng nhung, thứ hoa mà bố em rất thích, ông nội soạn sẵn bàn cờ tướng để đấu vài ván với bố em.

   Tan học về, em thấy bàn ăn đã được bày biện tươm tất, sẵn sàng. Toàn là những món cả nhà ưa thích: đĩa gà luộc vàng ươm có rắc lá chanh non thái chỉ, bát canh măng nấu nấm, đĩa xúp lơ xào lòng và hấp dẫn nhất là món cá chép rán giòn, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm.

 Mẹ nhắc em tắm rửa rồi ra ăn cơm. Em lí nhí đáp: "Vâng ạ! " rồi cứ ngồi lì trong phòng ngủ; lòng buồn bực vì điểm 3 môn Toán hồi chiều. Cũng tại em hấp tấp, chủ quan nên mới ra nông nỗi.

   - Cháu Hùng đâu rồi?

   - Hùng ơi! Tắm nhanh lên con! Đừng để cả nhà chờ!

   Tiếng ông, tiếng bố thúc giục. Em vẫn ngồi im lặng, vừa xấu hổ, vừa bối rối. Có nên cho cả nhà biết hay không? Nếu giấu thì liệu giấu được đến bao giờ?

   Có lẽ sốt ruột nên bố em đã vào tìm. Thấy em cúi mặt thẫn thờ, bố vội hỏi:

   - Con mệt hả Hùng? Sao không ra ăn cơm?

   Em đáp qua loa cho xong chuyện:

âng! Con mệt! Cả nhà cứ ăn cơm trước đi! Con không muốn ăn!

   Bố đặt tay lên trán em và nói:

   - Trán con vẫn mát. Con có đau ốm gì đâu? Chắc lại xảy ra chuyện gì phải không? Nói cho bố nghe nào!

   Em vẫn khăng khăng:

   - Chẳng có chuyện gì đâu bố ạ! Con không thấy đói!

   Ông bà và mẹ cũng lo lắng, hỏi han. Còn em thì...

   Bữa cơm mất vui. Mọi người tỏ ra khó hiểu trước thái độ không bình thường của em. Em biết mình có lỗi nhưng không thể nói lên lời. Em giận và tự trách mình lười học, bất nhã đã làm cho buổi sum họp của gia đình mất vui. Có lẽ đến sáng mai, em sẽ thú thật với ông bà, cha mẹ. Với lòng khoan dung, độ lượng, chắc mọi người sẽ tha thứ cho em.

Lúc về ngoại, em có đi ngang qua một ngôi nhà, phía sau nhà đó có một khu vườn trồng đủ loại trái cây. Khu vườn râm mát thật. Chợt em nghe có tiếng đọc bài của một cô bé đang nằm võng, chiếc võng được mắc vào giữa hai cây bưởi cạnh nhau.

Người bạn ấy tên gì? Em cũng không biết, nhưng chắc bạn ấy bằng tuổi của em. Hàng mi cong cong hay chớp chớp, chắc cái tật đó nó đã là thói quen từ nhỏ. Đôi mắt to đen lay láy chăm chú theo dõi từng dòng chữ trên trang giấy:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

Giọng đọc của bạn không lớn lắm nên không gây ồn ào làm phiền lòng người khác, chỉ có những kẻ tò mò như em mới chú ý. Giọng đọc hay nhất, trôi chảy nhất là khi bạn diễn đạt cảm xúc thay đổi khi trầm bổng và thay giọng cho những câu đối thoại. Khu vườn đầy bóng mát này cũng là nơi tập hợp những con vật khác nhau. Chú chim sâu nhảy nhốt trên cành cây mận, bọn gà vịt xúm xít quanh nhau làm rộn rã cả một gốc ao. Có lúc chúng lại chay đuổi nhau như các cô bé ưa đùa giỡn. Cô mèo mướp thì nằm lim dim ở trên đống rơm không sợ nắng ban trưa. Trông xa, cái bộ dạng của cô ta giống như tiểu thư đài các ưa làm biếng và ưỡn ẹo. Chú mực đang ngủ, lỗ tai chú cứ hướng về phía góc ao nghe ngóng, giật mình sủa mấy tiếng, rồi chợt nhận thấy mình vô duyên nên lại thôi. Tất cả như im lặng để nghe cô bé đọc:

Thân gầy guộc, lá mong manh…

Chợt có chiếc lá vàng buồn bã rời khỏi cành chao chao rơi xuống đất, một tia nắng từ kẽ hở của lá xiên xuống tập cũng khòng làm cho bạn thôi thánh thót.

Giật mình, em vội vã về nhà ngoại kẻo bà chờ nên em đã từ giã người bạn dưới gốc cây bưởi mà em không hề quen biết mà đã vụng trộm nhìn ngắm. Đi xa rồi, em còn nghe giọng đọc nhỏ dần, rồi im bặt. về nhà, sau khi hỏi ra em mới biết bạn ấy tên Giang, là một học sinh giỏi của trường ở thành phố, hè về thăm nội như em nhưng cũng không quên mang theo sách để ôn bài.

Hình ảnh của Giang cứ ám ảnh em hoài. Em thèm có được giọng tập đọc khi trầm khi bổng, khi lảnh lót bay cao, khi xao xuyến nao lòng người như bạn. Phải chi em được quen với Giang nhỉ. Phải chi em cũng đọc được như Giang? Em sẽ sang kết bạn với Giang. Rồi hai đứa chia ra hai giọng đọc để đọc một bài thơ, để kể một câu chuyện hay, rồi em sẽ tò mò hỏi Giang bao nhiêu điều ở trên thành phố đầy những chuyên hấp dẫn mà em chỉ nghe thôi. "Nhưng cái chính yếu nhất là nhờ bạn bày cho mình cách tập đọc" em nghĩ thế.

Buổi tối cơm nước xong, trăng thanh gió mát, ngoại đang nằm trên võng bỏm bẻm nhai trầu, em sà vào lòng ngoại thủ thỉ nói cái ý định thầm kín của mình. Ngoại mỉm cười ve vuốt tóc em và em ngủ lúc nào không biết.

14 tháng 3 2018

Trong lớp, người bạn thân nhất của em chính là bạn Hoàng. Chủ nhật vừa rồi,em sang nhà Hoàng  chơi. Em thấy bạn đang học bài.  Lúc ấy bạn thật chăm chú.

Lúc đó, trời đã tờ mờ tối. Những tia nắng đã dần dần tắt trên những mái nhà. Bóng tối đang dần bao phủ xuống làng em. Những ánh đèn từ mỗi ngôi nhà đã bắt đầu bật sáng. Đó cũng là lúc Hoàng ngồi học bài. Hoàng có một góc học tập riêng rất ngay ngắn và gọn gàng. Một cái bàn bằng gỗ kê cạnh cửa sổ. Hoàngkéo ghế gỗ vào ngồi rồi  bắt đầu học bài. Ánh đèn điện  thắp sáng,  in bóng bạn trên bức tường trắng. Lúc đó bạn mặc một chiếc áo thun ngắn tay để lộ ra cánh tay chắc nịch, trắng hồng . Chiếc quần bò lửng , ôm lấy vóc hình nở nang của một cậu học sinh  lớp Năm đang lớn. Chiếc quạt thổi nhè nhẹ làm cho mái tóc cắt ngắn bay bay. Bên trái là chiếc tủ làm bằng gỗ chứa rất nhiều truyện cổ tích.. Chúng được bạn xếp ngay ngắn y như một thư viện nhỏ. Bên phải là chồng sách  gọn gàng và chiếc đồng hồ bàn nhỏ nhắn . Dưới chân bàn là một chú cún con rất dễ thương. Chắc bạn yêu quý  thú cưng lắm đây.

Bây giờ, Hoàng lúi húi bên một hộp bút sáp màu. Một tờ giấy trắng tinh đã trải ra trước mặt bạn. Một tay bạn giữ tờ giấy còn tay bên kia bạn đang cầm một chiếc bút chì đưa nhanh thoăn thoắt. Một ngọn núi đã hiện ra trên tờ giấy. Rồi bạn vẽ cánh đồng lúa chín mùa  thu. Bạn vẽ con sông Kiền hiền hòa chảy qua làng bạn. Bạn vươn vai xong lại vẽ tiếp. Bên này là người mẹ thân của Hoàng đang cấy lúa. Bạn vẽ dòng nước xanh mát uốn khúc lượn quanh. Bọn dùng  viên tẩy xóa những nét thừa. Đã đến lúc bạn tô màu. Bạn tô mái nhà đỏ như son. Tô hàng cây xanh tốt tươi, vui mắt. Bạn tô cánh đồng lúa chín rộ. Vẽ xong bạn giơ bức tranh lên hỏi em: “ Bạn thấy tớ vẽ như thế nào.? “ . Em liền reo lên: “ Ôi, Bức tranh này thật đẹp!”.  Bạn mỉm cười sung sướng. Nụ cười thật tươi nở  trên khuôn mặt tròn trịa , trắng hồng của bạn.

Hoàng đúng là bạn tốt của em. Ngắm bạn học bài , em thấy bạn rất siêng năng cần cù.  Hoàng mong ước mơ trở thành họa sĩ .  Em mong  ước mơ của bạn  sớm thành hiện thực. Hoàng của em là thế đó.