K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2018

Bài làm :

Tâm hồn, mỗi con người như một mảnh đất màu mỡ. Nơi đó có một hạt giống đang cựa mình và trỗi dậy. Ai cũng vậy. Và tôi cũng thế. Tôi đã gieo vào tâm hồn mình loài cây của hi vọng và niềm tin - cây xà cừ.

Xà cừ không phải loài cây “hoàn hảo”. Không phải ở đâu nó cũng đẹp, cũng nên thơ. Nhưng, hễ ai nhắc đến xà cừ, tôi lại nhớ đến kỉ niệm lần đầu tiên tôi gặp nó. Trên đường tới trường, tôi thấy những chiếc lá xanh mướt trải dài trên vỉa hè và vương đầy mặt phố. Tôi cúi xuống nhặt một chiếc lá lên, tự hỏi: “Cây nào mà lại có lá đẹp thế này nhỉ?”. Phải mất khá lâu tôi mới biết đó là cây xà cừ. Và... tôi yêu xà cừ từ lúc nào không biết. Tôi yêu xà cừ, yêu vẻ mộc mạc của nó, yêu những chiếc lá mướt xanh mà không phải cây nào cũng có được, tôi yêu những cánh hoa xà cừ mỏng manh và những quả xà cừ xanh thẫm.

Có một nhà văn từng nói: “Mỗi chiếc lá lại có một tâm hồn, tâm tư riêng”. Quả đúng vậy, cứ mỗi lần ngọn gió đi ngang qua xà cừ, tôi lại nghe tiếng reo vui của những chiếc lá. Cũng có khi tôi nghe lá thì thầm đầy trách móc, đó là khi những vết dao, vết rìu,... nhẫn tâm cứa vào cơ thể nó. Tôi hiểu được tấm lòng, tâm tư và tình cảm của những chiếc lá.

Không phải ai cũng yêu, cũng hiểu xà cừ. Nhiều người đã từng nghe cái tên này nhưng lại không biết xà cừ ra sao, hình dáng thế nào, bởi họ đâu có quan tâm đến nó. Còn tôi, tôi yêu loài cây này. Thử hỏi, có loài cây nào có những chiếc lá xanh mướt như xà cừ? Có loài cây nào vừa cao lớn vừa gần gũi hơn xà cừ? Nhiều người nói xà cừ đơn điệu quá, chẳng có gì đặc biệt. Nó không rực rỡ như phượng, không man mác như bằng lăng, không có tán to, lá dày như bàng... Nhưng tôi, tôi lại thích cái “đơn điệu”, mộc mạc đó.

Mùa hè, xà cừ không ngần ngại dang rộng cánh tay toả bóng mát cho người đi đường. Vậy mà, con người đã chẳng hề thương tiếc, chẳng hề “nhìn xa trông rộng”, họ thẳng tay chặt bỏ loài cây mộc mạc thân thương ấy để phục vụ cho một số mục đích không lấy gì làm cao cả lắm của mình. Việc làm này chẳng hề mang lại hiệu quả kinh tế hay thẩm mĩ, ngược lại, nó còn làm khí hậu biến đổi một cách xấu hơn. Biết ai có thể hiểu xà cừ, hiểu cho tâm tư, tình cảm và nỗi buồn của nó?

Tôi thấy xà cừ đẹp nhất là khi ra lá. Không biết tự bao giờ, như một phép màu, những chiếc lá từ đâu đã trở lại cành. Cây đã dồn nhựa sống để những chiếc lá có màu xanh như ngọc. Đối với tôi, được nhìn thấy xà cừ ra lá là một hạnh phúc lớn.

Tôi không biết xà cừ có hiểu tôi không, nhưng tôi biết, tôi hiểu và yêu nó. Tôi có thể dành hàng giờ kể chuyện cho cây nghe. Đôi lúc, tôi nhặt lá cây tung lên trời và vui cười thoả thích dưới cơn mưa của lá xà cừ. Tôi đã gửi tất cả lòng mình vào cây để đến khi trưởng thành, nhìn lại quá khứ, tôi lại thấy xà cừ - người bạn thân thiết của mình - lại thấy những kỉ niệm của tuổi học trò. Lúc đó, tôi sẽ ngồi với cây như trước kia tôi đã từng ngồi, tâm tình về những thành công và thất bại trong cuộc sống. Tôi tin chắc, xà cừ vẫn lắng nghe tôi.

Xà cừ sẽ lớn lên và cùng tôi đi tiếp chặng đường còn lại của cuộc đời.

  1. Ý nghĩa của cây xà cừ

Giống như loài hoa sữa, cây xà cừ được trồng rất nhiều trên những con phố hoặc trong những khu đông dân cư, chính vì vậy tuổi thơ của chúng ta được gắn liền với hình ảnh vui đùa dưới tán cây xà cừ.

Ngày nay cây xà cừ vẫn được trồng rất nhiều, thường có rất nhiều cây cổ thụ nó giống như những hồi ức đẹp đẽ của mỗi chúng ta.

  1. Đặc điểm của cây xà cừ

Cây còn được gọi với cái tên cây sọ khỉ,  có tên khoa học là Khaya senegalensis có quả cứng như gỗ. Cây có nguồn gốc từ các nước Trung phi, Đức và vờ biển ngà. Cây đượ trồng nhiều trên các con phố rộng lớn của thủ đô, của những khu dân cư có nhiều người sinh sống, ở vùng nông thôn cây xà cừ cũng được trồng rất nhiều để làn cây che bóng mát cho nguời dân.

Thân cây xà cừ to lớn và có dáng thẳng đứng, có chiều cao 35-40m, đường kính của cây có thể lên tới 2m nếu là cây cổ thụ sống lâu năm. Lá cây có màu xanh đậm, hình bầu dục, lá cây hay rụng theo mùa. Đến thời kì lá rụng chỉ còn trơ lại những cành cây khẳng khiu. Cây có hoa mọc thành từng cụm có màu trắng, cây xà cù có quả, quả của nó khá cứng giống như thân cây gỗ, quả chín vào tháng 10, khi quả chín nó sẽ bung ra thành 4 mảnh.

  1. Cách chăm sóc cây xà cừ

Để cây phát triển tốt, được xanh tươi quanh năm cần phải chăm sóc tốt và kỹ lưỡng, trước khi đem cây đi trồng cần đào một chiếc hố sâu trước đó 1 tháng.

Trộn đất với phân bón hữu cơ, phân NPK, phân lân, vôi… rồi đem tất cả những hỗn hợp đó đổ xuống hố đã đào trước đó.

Cây cần  được làm cỏ thường xuyên, khi cây còn nhỏ cần nhặt bỏ cỏ quanh gốc để chất dinh dưỡng từ đất cung cấp đầy đủ cho cây xà cừ. Ngoài ra cần ủ gốc giữ ấm cho cây trung bình 45 lần một năm là được.

Đất trồng cây xà cừ không cần phải quá cầu kỳ, cây có thể chịu được trên mọi loại đất, kể cả là đất nghèo dinh dưỡng, thế nhưng để cây phát triển tốt, cho ra nhiều cành lá nên trồng cây vào đất tơi xốp, kết hợp bón phân đầy đủ cho cây được phát triển khỏe mạnh.

6 tháng 10 2016

Tình cờ đi ngang qua một con đường, tôi chợt nhận ra những bông hoa xà cừ đang tỏa nắng trên những vòm lá xanh biên biếc. Bỗng thấy hoa đẹp đến nao lòng, thôi thúc lòng người trăn trở về những tháng ngày hoang dại đã đi qua. Có lẽ hoa giận hờn vì khi xưa, tôi đã không biết bao nhiêu lần đá toạc những đám hoa rụng dưới chân, có khi lại hốt một ít rồi rải lên đầu mấy thằng con trai, để rồi cãi nhau, đánh nhau chảy cả máu mũi.

Ngày đó, tháng 7 hạ về được nửa mùa, sân trường tiểu học là nơi bọn con nít chúng tôi tụ tập phá phách, nhưng ít thèm ngó mắt đến cây xà cừ to lớn sừng sững như cây cổ thụ tưởng như đã có tự bao giờ. Trong suy nghĩ chúng tôi rằng loại cây ấy chẳng có tích sự gì. Hoa, lá và quả đều chẳng thể làm thức ăn cho bọn trẻ. Cái thứ hoa màu trắng vàng mà tôi cho là yếu ớt, mỏng manh chẳng sánh bằng sắc phượng đỏ nồng nàn tươi thắm.

Hoa phượng vừa có thể để làm duyên, lại có thể làm thức ăn. Thế nên xà cừ chỉ để bọn con trai đu từ cành này sang cành nọ, rồi chán chê thì bẻ trái chọi nhau, chơi trò đánh trận. Thân cây xà cừ to bằng mấy người ôm chỉ để chúng tôi ẩn nấp trong trò chơi trốn tìm. Hoa xà cừ rụng chỉ để bọn con gái quét gọn sang một bên rồi vẽ ô trên mặt đất chơi trò ô ăn quan hay chơi nhảy dây, nhảy cò cò dưới khoảng không gian rộng mát. Những đứa con gái chúng tôi ngày ấy đầu còn lấm chấy, chân chẳng màng đến dép thì sắc hoa trắng rung rinh dịu dàng ấy chẳng ăn nhập vào đâu. Tuổi thơ tôi đi qua loài hoa ấy vô tình dửng dưn

Còn nhớ tháng mười năm trước tôi về thăm lại quê, thăm trường cũ, cây xà cừ đã trống gốc tự khi nào? Có lẽ chẳng thể quay ngược lại thời gian để ngắt cành hoa xà cừ nhỏ li ti cài lên tóc. Chẳng thể nào ngắm lá xà cừ vàng rơi giữa mùa nắng hạ, hoa khô yếu ớt bay theo làn gió, rồi bẻ quả xà cừ khô tách vỏ thả vào dòng nước mưa chày xiết. Dù biết chỉ là một chút ký ức nhỏ nhoi thoảng qua nhưng lại đủ làm cho lòng người buâng khuâng, nhớ nhung về những giấc mơ cổ tích. Không có bà tiên hay cô Tấm, chẳng có quả thị thơm lừng cho bà ngửi mà chỉ là những quả xà cừ xù xì cứng nhắc.

Cây xà cừ năm xưa, tôi chẳng biết có in hằn vào được trong trí nhớ của bao thế hệ học trò tiểu học đã đi qua. Có lẽ loài cây ấy vốn dĩ âm thầm che chở cho những chú ve ngân vang suốt mùa hạ. Ve cứ kêu, hạ cứ vàng nắng, hoa vẫn trắng ngợp diệu kỳ. Thế thôi, chỉ một lần viết về loài hoa ấy, loài cây ấy, mà gợi nhắc chuỗi ngày hân hoan. Xà cừ ơi hãy cứ gửi cho đời những bình dị thân thương.

6 tháng 10 2016

thanks

9 tháng 10 2016

trên hoc24 có rồi mà bạn

9 tháng 10 2016

...

13 tháng 10 2016

Với mỗi người, ngôi nhà là tổ ấm yêu thương. Nơi ấy có biết bao người thân yêu đã vun vén cho hạnh phúc cho ta. Nhưng có một ngôi nhà nữa, ngôi nhà ghi dấu một thời  thơ trẻ sôi nổi, đầy hăm hở của tuổi thơ ta. Nó ôm ấp biết bao nhiêu kỉ niệm về tình thầy, tình bạn. Nó chắp cánh cho những ước mơ của ta bay tới chân trời trí tuệ! Ngôi nhà ấy,chính là ngôi trường mà mỗi sáng, mỗi chiều vang vang tiếng trẻ thơ của ta! Với tôi, ngôi trường mang tên người đội viên thiếu niên đầu tiên, nơi tôi từng gắn bó, nơi ấy  mãi mãi đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng trong đời tôi!

Trường tôi đấy! Ngôi trường nằm bên cánh đồng rập rờn sóng lúa. Cổng trường trang nghiêm mang tên anh Kim Đồng mở về hướng nam, nhìn ra con đường xuôi về hướng biển.  Cả sân trường trùm phủ một màu xanh cây lá. Cây xà cừ vạm vỡ vươn những cánh tay lực lưỡng ,với cái nhìn trầm tư, hồi tưởng. Những cây phượng vàng thân sần sùi như cụ già luống tuổi vươn những cành to với những lá li ti căng dày trên cao để những chấm nắng lọt qua như những mắt nhìn tinh nghịch. Hàng bàng đứng trang nghiêm, đêù tăm tắp trước lớp, xoè những chiếc lá to làm thành những chiếc dù lớn như thương yêu, che chở... Và ở nơi ấy, mỗi lớp học như một mái ấm yêu thương! Không biết từ lúc nào tôi đã yêu và gắn bó với ngôi trường đến thế ! Bây giờ đây ngôi trường cứ như thế, giang vòng tay  đón chúng tôi mỗi sớm mỗi chiều. Và cứ như thế, ngôi trường đã là ngôi nhà  biết mấy thương yêu của tuổi thơ tôi !

Đã bao lần ngồi ở lớp học nhìn ra toàn quang cảnh sân trường, trong lòng tôi biết bao xúc động. Nhìn chiếc ghế đá im lìm  dưới bóng râm mát của sân trường như chờ đợi, như nhớ thương, như trông ngóng... Tôi cứ miên man nghĩ về biết bao thế hệ học trò như tôi đã từng gắn bó, từng trưởng thành và đã bay vào cuộc sống bao la với biết bao khát vọng. Phải chăng ở nơi này đây đã có biết bao thầy cô giáo đã gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình bằng tình yêu trẻ thơ để rồi phải chia xa nơi này cùng với bao nỗi nhớ! cũng chính ở nơi ngôi trường thân yêu này, những tuổi thơ như tôi đã được yêu thương, và đã được trưởng thành. Tôi thầm nghĩ, ở nơi này mỗi gốc cây, mỗi chiếc lá đều được ươm niềm hy vọng của thầy cô và mãi mãi xanh màu kỉ niệm .

Trường tôi đẹp lắm! mọi người đều nhận thấy như thế. Riêng với tôi, trường tôi còn đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng bởi ở nơi này tất cả đều lấp lánh một tâm hồn. Viên phấn trắng trên tay thầy  đã dẫn đường cho bao thế hệ nối tiếp nhau cùng trưởng thành để rồi từ nơi này bao thế hệ cùng nhau đi xây đắp vẻ đẹp của cuộc đời. Lời giảng của thầy cô đã không đi vào không gian bao la mà đi đến tâm hồn. Đấy là những lời nhắc nhở, động viên, tin tưởng. Thầy cô đã truyền đến chúng tôi không chỉ kiến thức, không chỉ truyền thống văn hoá của dân tộc mình, một dân tộc đã gìn giữ và xây dựng đất nước này bằng mồ hôi và máu, một dân tộc mà mỗi trang lịch sử nghe sang sảng lời thề cứu nước.Tiếng trống trường như tiếng gọi của con tim, bồi hồi, lo lắng. Bây giờ đây ở những phương trời xa xôi của Tổ Quốc mến yêu, có biết bao tấm lòng đang ngày đêm nhớ về quê hương cùng với hình ảnh  ngôi trường thân yêu này ...

Rồi mai đây ngôi trường này sẽ khác. Những tường gạch rêu phong kia không còn nữa, những cánh cửa, những mặt bàn mặt ghế cùng bao nét chữ mang tên bạn bè tôi, tất cả sẽ không còn nữa. Trường tôi sẽ khác, sẽ được xây mới từ cổng ngõ tường rào, rồi tường vôi sẽ vàng tươi hơn, rồi cành lá ở sân trường sẽ dày lên hơn...Nhưng trong tâm hồn tôi, ngôi trường yêu dấu vẫn không mất đi, bởi  nó gắn với tình thầy, tình bạn rất đổi thiêng liêng !

Đứng ở hàng hiên này đây, tôi nhìn từng cánh phượng thung thăng về bên thảm cỏ, nhìn những công trình đang được hoàn thành, lòng tôi thầm mong ước. Tôi mong sao ngôi trường tôi càng đẹp hơn, mong sao ngôi trường lưu giữ mãi những kỉ niệm tuổi thơ tôi cùng bao bè bạn. Tôi hy vọng mai sau khi chúng tôi trưởng thành, chúng tôi sẽ còn được về trong tình thương yêu của thầy cô như ngày nào còn bé.

Ôi ngôi trường thân yêu của tôi, ngôi trường đẹp và rất đổi thiêng liêng, nơi đã cho tôi tình thương và chắp cánh cho ước mơ của tuổi thơ tôi. Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên tình thầy, tình bạn ở mái trường mến yêu này.

9 tháng 10 2016

Trường của em là một mái trường cấp một rộng lớn và rất đẹp. Vẻ đẹp của ngôi trường không chỉ tạo nên bởi những dãy nhà, những phòng học khang trang, sạch sẽ. Bởi sân trường rộng, bằng phẳng mà chúng em có thể thoải mái vui đùa, chạy nhảy mà còn được tạo nên bởi dáng vẻ cổ kính của những cây cổ thụ già phía trước sân trường. Những cây cổ thụ này có từ bao giờ em cũng không biết, có lẽ nó được trồng từ khi ngôi trường của em được xây dựng. Trong số những cây cổ thụ trong trường, cây cổ thụ mà em yêu thích nhất, cũng là cây cổ thụ đẹp nhất, đó chính là cây cổ thụ phía trước của khu nhà hiệu bộ.

Cây cổ thụ phía trước của nhà hiệu bộ là cây cổ thụ lớn nhất ở trường em. Đây là loài cây sà cừ, thân rất lớn, cành dài và lá thì sum xuê cả một góc sân trường. Em nghĩ đây là cây cổ thụ được trồng đầu tiên ở trường em, không chỉ bởi dáng vẻ cao lớn, mà còn bởi dáng vẻ cổ kính của nó. Khác với tất cả các cây cổ thụ khác ở trong trường, cây sà cừ ở phía trước nhà hiệu bộ này không phát triển theo hướng thẳng đứng. Nó mọc nghiêng về phía Đông, em nghe cô giáo của mình kể, cây xà cừ khi nhỏ đã bị gió bão thổi cho nghiêng, rễ cũng bật một nửa khỏi mặt đất, nhưng nó không ngã xuống mà kiên cường phát triển cho đến tận ngày nay.

Có lẽ vì sự kiên cường ấy, vì thời gian gắn bó với trường lâu đến vậy, nên bao nhiêu lần tu sửa, xây dựng thêm những dãy phòng học mới thì các thầy cô cũng không chặt cây xà cừ đi, thậm chí còn xây dựng một bồn cây rất đẹp xung quanh gốc của nó nữa. Tuy cây bị nghiêng nhưng vô cùng vững chắc, từ trận bão thổi nghiêng cây ấy, bao nhiêu trận gió bão ác liệt hơn cũng xảy ra, nhưng không hề lay chuyển hay quật ngã được cây xà cừ kiên cường ấy. Cây xà cừ cành lá vươn dài, sum xuê, lá của cây nhỏ nên mỗi khi có gió, những chiếc lá này lại đung đưa, như những cánh tay nhỏ xíu đang chào chúng em vậy.

Cây xà cừ có quả màu trắng, hình tròn. Quả xà cừ khá cứng, và chỉ rụng khỏi cây khi quả đã khô. Những quả xà cừ khô nở bung thành các cánh trông rất đẹp mắt. Vì vậy, vào mỗi mùa thu, khi những trái sà cừ rụng xuống, em và các bạn lại tranh nhau cùng nhặt những trái này rất vui vẻ. Vì thân cây bị nghiêng nên những bạn nam nghịch ngợm lớp em rất hay trèo lên thân cây và đùa nghịch ở đó. Khi bị thầy giáo giám thị bắt được và phạt đứng kiểm điểm ở gốc cây thì rất buồn cười.

Với em, cây sà cừ cổ thụ trường em không chỉ là một cây cối thông thường, nó thân thuộc, gần gũi với em và các bạn như chính ngôi trường của mình vậy. Nếu thiếu đi cây sà cừ có lẽ trường em cũng sẽ không đẹp đẽ được như bây giờ. Cây sà cừ không chỉ tôn lên vẻ đẹp của mái trường mà còn rất mạnh mẽ, kiên cường.

 
9 tháng 10 2016

định ơi tớ cũng vừa mới gửi đề bài lên xong 

hihahiuhiu định đúng là nhanh hơn tớ một bước rồi đó nha hahahaha

12 tháng 2 2018

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây hay Uống nước nhớ nguồn .

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.

Câu đầu tiên mượn hình ảnh ăn quả và trồng cây ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.

Đến câu tục ngữ thứ hai Uống nước nhớ nguồn. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ nhớ trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

20 tháng 2 2021

Bạn tham khảo :>

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những bài học đạo đức về lòng biết ơn mà ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu của mình. Hiểu một cách đơn giản, câu tục ngữ này khuyên ta khi cầm trên tay những quả căng mọng, thơm ngon thì hãy nhớ đến người đã dày công vun trồng, chăm bón cho cây. Không dừng lại ở đó, sâu xa hơn, qua câu tục ngữ này, người xưa muốn nhắc nhở con cháu khi được hưởng thành quả nào đó trong cuộc sống thì phải nhớ đến công lao của những người đã tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đã giúp đỡ mình bởi những gì ta đang hưởng thụ không phải tự dưng có mà đó chính là công sức của biết bao người. Hình hài, vóc dáng của ta là do cha mẹ đã chịu bao vất vả sinh thành dưỡng dục, kiến thức ta có là được trau dồi từ thầy cô, bạn bè, cuộc sống yên bình ta hưởng được đánh đổi bằng xương máu của bao vị anh hùng,... Vậy mà buồn thay khi trong xã hội còn nhiều người sống vô ơn bội nghĩa, họ dễ dàng buông lời xúc phạm, ngược đãi bố mẹ hay phải bội lại những người từng giúp đỡ mình,... Chúng ta cần lên án, phê phán mạnh mẽ những kẻ sống như vậy và luôn ghi nhớ công ơn của những người đã giúp đỡ mình bằng những hành động cụ thể như: ngoan ngoãn, nỗ lực học tập, chăm sóc, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

   Ấn tượng của bạn ở trường về cây cối là gì vậy? Còn tôi, mỗi khi nhớ đến câu hỏi này, tôi lại nghĩ về cái cây xà cừ giữa sân trường tôi. Không biết cây được trồng từ bao giờ, tôi chỉ biết khi tôi bước vào lớp 1, bóng mát của cây xà cừ đã che chở cho tôi. Nó đã gắn bó với tôi như một người bạn theo cùng năm tháng.
    Bây giờ, cây xà cừ đã bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? Có lẽ, cây gần trăm tuổi. Nhìn từ xa, cây xà cừ như một người khổng lồ đội chiếc mũ màu xanh thẫm. Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây to cao, sần sùi với những tán lá dày đặc. ở dưới gốc, mấy chiếc rễ lớn chồi lên như mời gọi chúng tôi ngồi trên đó để tránh nắng. Trên cao, cành cây chĩa ra thành nhiều nhánh, không đếm xuể.
   Khi mùa hạ đến, xà cừ cũng ra hoa. Hoa xà cừ nhỏ li ti như những đốm sáng lạ lùng, phải tinh mắt lắm mới nhận ra được. Nụ hoa xanh mướt như chồi non mới nhú, tròn vo giống những hạt tấm lớn màu vàng nhạt. Qủa xà cừ xù xì, màu nâu xám to như vốc tay, tròn như quả bóng bàn đung đưa. Qủa già rụng xuống thường vỡ làm ba, bốn mảnh. Tôi luôn tự hỏi: “Chẳng hiểu sao từ những bông hoa nhỏ xíu, mỏng manh ấy lại kết thành những quả rắn chắc, lạ lùng đến thế
Xà cừ trút lá vào mùa xuân, lúc vạn vật đang đâm chồi, nảy lộc. Chỉ một hai tuần, xà cừ đã thay hết lá, khi chiếc lá vàng cuối cùng rụng xuống thì trên những cành cây khẳng khiu kia vô số chồi non đã giăng đầy.
    Xà cừ đã sống trong tôi với bao kỷ niệm: Giờ giải lao, chúng tôi thường ngồi dưới gốc cây hóng mát, nói chuyện thật vui vẻ. Bóng mát của xà cừ đã theo tôi trong mỗi bước đến trường. Dù mai đây, dẫu phải rời xa mái trường thân yêu, nhưng trong tim tôi vẫn mãi mãi khắc ghi hình ảnh đẹp đẽ về cây xà cừ và những kỷ niệm thân yêu của một thời cắp sách.

Bn tham khảo nha !!!
 

22 tháng 12 2021

Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.

Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.

 

Khi xuân đến, những chồi non như tỉnh dậy sau một giấc ngủ đông thật dài. Tất cả đua nhau đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn. Chính những tia nắng ấm áp của mùa xuân chính là vị thần gõ cửa đánh thức mùa xuân. Muôn loài hoa chỉ chờ đợi đến lễ hội xuân để cùng nhau trẩy hội, cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Sắc xuân khiến cho lòng người thêm hân hoan, vui tươi.

Xuân về cũng là lúc con người đón chào năm mới. Đây cũng là thời điểm có dịp Tết cổ truyền của vô cùng quan trọng của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Đặc biệt nhất là khi cả nhà cùng gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Bố bận rộn dọn dẹp nhà cửa. Mẹ thì đi chợ mua đồ chuẩn bị cho những ngày tết. Anh trai ra chợ hoa mua cây quất, cây đào về trang trí nhà cửa. Em cũng phụ giúp mọi người hoàn thành công việc của mình. Đêm ba mươi, cả nhà em cùng quây quần bên mâm cơm, rồi ngồi xem chương trình văn nghệ. Những ngày đầu năm mới, mọi người mặc quần áo thật đẹp để đi chúc Tết họ hàng. Em cũng chúc Tết ông bà, bố mẹ và nhận được phong bao lì xì đỏ thắm. Không khí hân hoan, vui tươi khiến bao trùm lấy mỗi người.

Mùa xuân - mùa của sự sống, của niềm hạnh phúc và sum vầy. Xuân đến mang bao niềm hy vọng cho mọi người, cho quê hương và đất nước thân yêu của em. Yêu sao mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm.