K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:

   Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

   Số liệu năm 2021:

+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%. 

+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.

=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam:

- Ngày 29/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ (NNHC) để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ. Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án được xây dựng trên cơ sở từ chính thực tiễn, phương thức và định hướng chung của Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Thời gian qua, đã có nhiều mô hình canh tác tiên tiến được thực hiện, ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ, quy trình nuôi trồng quy chuẩn, thân thiện với môi trường và cho năng suất, chất lượng môi trường cao. Chẳng hạn như: Mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Lâm Đồng thu hút nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất và ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất hoa; Hay tại tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng mô hình trồng nấm sạch với hơn 100 trang trại tham gia, sản lượng đạt 500 tạ/năm, mô hình 130 ha rau an toàn cho sản lượng 25.000 tấn/năm.

3 tháng 2 2023

Ví dụ về các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở Nhật Bản:

* Về kinh tế xã hội: 

   Dân cư Nhật Bản đang có xu hướng già hóa. Nếu như người già chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang giảm dần sẽ làm cho quốc gia này mất nhiều chi phí trong an sinh xã hội (nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người già), thiếu hụt nguồn lao động và suy giảm dân số. Nhiều trường học của Nhật Bản phải đóng cửa vì số trẻ em ở đây giảm đi. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động là Nhật Bản nhập khẩu lao động từ các quốc gia có dân số đông, có nguồn lao động dồi dào.

* Về vị trí địa lí: 

  Với một quốc đảo bốn xung quanh tiếp giáp với biển, Nhật Bản rất thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhật Bản nằm trong vùng kinh tế phát triển rất năng động nên rất dễ dàng giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác trong khu vực thông qua giao thông vận tải đường biển.

  Nhật Bản nằm trong vài đai động đất, núi lửa trên thế giới, vì vậy hàng năm quốc gia này phải hứng chịu rất nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần,…. Bên cạnh đó, với địa hình chủ yếu là đồi núi sẽ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và ngành du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, nó lại tạo nên những khó khăn trong giao thông vận tải cũng như sự kết nối, liên kết giữa các vùng với nhau.

* Về điều kiện tự nhiên: 

  Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ bao gồm một lượng nhỏ các loại khoáng sản như than đá, đồng, sắt, dầu khi và một vài loại khoáng sản khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp ở quốc gia này. Để phát triển công nghiệp thì bắt buộc Nhật Bản phải nhập khẩu khoáng sản từ các quốc gia khác ở trên thế giới.

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…

Lời giải chi tiết:

Vai trò của kênh đào đối với sự phát triển của giao thông đường biển trên thế giới:

- Các kênh đào là đường huyết mạch lưu thông hàng hóa từ châu lục này sang châu lục khác, là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển. Góp phần thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa.

- Giúp tiết kiệm được năng lượng, rút ngắn khoảng cách và thời gian vận chuyển, bảo đảm được an toàn hàng hải.

- Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào. Đồng thời, làm tăng mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước, giữa các châu lục,…

7 tháng 11 2023

Vai trò của kênh đào đối với sự phát triển của giao thông đường biển trên thế giới:

- Các kênh đào là đường huyết mạch lưu thông hàng hóa từ châu lục này sang châu lục khác, là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển. Góp phần thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa.

- Giúp tiết kiệm được năng lượng, rút ngắn khoảng cách và thời gian vận chuyển, bảo đảm được an toàn hàng hải.

- Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào. Đồng thời, làm tăng mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước, giữa các châu lục,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

- Khai thác hiệu quả nguồn lực phát triển kinh tế.

- Cung cấp sản phẩm của ngành cho tiêu dùng và sản xuất.

- Thị trường tiêu thụ của các ngành kinh tế khác, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.

- Sản xuất ra các mặt hàng có giá trị, tăng nguồn thu ngoại tệ.

- Vai trò quan trọng trong giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.

26 tháng 8 2018

Đáp án là B

Với sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia nguồn lực có vai trò quyết định là nội lực (các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, vị trí địa lí,...).

28 tháng 9 2017

- Khái niệm: Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. (0,25 điểm)

- Vai trò

+ Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng. (0,25 điểm)

+ Nội thương phát triển góp phần đẩy manh chuyên môn" hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. (0,25 điểm)

+ Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn. (0,25 điểm)

9 tháng 2 2017

a, Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

b, Vai trò

- Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.

- Nội thương phát triển góp phần đẩy manh chuyên môn" hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.

- Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

3 tháng 2 2023

Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội :

- Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: sinh vật, khoáng sản, năng lượng,…

- Môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, GTVT, du lịch,…

- Góp phần điều hòa khí hậu, đảm bảo sự đa dạng sinh học.

3 tháng 2 2023

Vai trò của biển và đại dương đối cới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:

- Đối với kinh tế:

+ Cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản (dầu khí) và hải sản phong phú.

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế: khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển, du lịch, xây dựng cảng biển,…

- Đối với xã hội:

+ Nước ta có 28/63 tỉnh/thành phố giáp biển => biển là nguồn sinh kế quan trọng cho người dân ven biển.

+ Thuận lợi để giao lưu kinh tế, xã hội với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.