K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

    Tác phẩm nghệ thuật mà em yêu thích đó là tác phẩm Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Tác phẩm lấy bối cảnh về một gia đình giàu có thời Tống mà xoay quay nhân vật chính là Giả Bảo Ngọc - một công tử quyền quý, vừa sinh ra đã sống trong cuộc sống xa hoa, phú quý. Toàn bộ tác phẩm là cuộc sống xa hoa, phóng túng của những nhân vật trong truyện, là đời sống hưởng lạc của một thời hoàng kim. Để rồi, khi gia đình đó sa sút, và cuối cùng gia đình đó đã tan tác và không còn gì.

    Toàn bộ truyện đã tái hiện về một thời của lịch sử Trung Quốc, ở đó, con người được sống trong nhung lụa, thỏa sức thể hiện, bộc lộ cá tính của mình và nổi bật trên đó là mối tình đẫm nước mắt của Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc. Kết thúc của câu chuyện tuy không tốt đẹp nhưng nó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về sự sa sút của một gia đình quyền quý ngày xưa. Đặc biệt, nó để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về sự tiếc nuối, thương xót và hoài niệm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài viết tham khảo:

Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".

Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.

Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.

Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát), chúng ta cần lưu ý những điều sau:

- Sử dụng những lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm (truyện thơ hoặc bài hát) đó.

- Về nội dung bài viết cần nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ/ bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.

- Về hình thức bài viết cần đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí. Và đảm bảo bố cục 3 phần.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

- Nội dung đặc sắc của tác phẩm: Thể hiện con người của Thúy Kiều thấu tình đạt lí, quyết liệt lấy lại phẩm giá, quyền sống cho mình. Đồng thời thể hiện sự ngang tàng, chính trực bên ngoài và nồng nàn yêu thương bên trong của Từ Hải. Để lại sự nuối tiếc, đau xót với khung cảnh chàng trai Từ Hải chết. 

- Nghệ thuật đặc sắc: Thể hiện rõ được biến đổi tâm lí phức tạp của Kiều, lối nói vần điệu ngôn từ truyền thống.

- Nhận xét của tác giả về tác phẩm: 

+ Ưu điểm: Có sự lồng ghép tự nhiên câu nói, câu thơ, giản lược một số điển cố điển tích nhằm dễ nghe, dễ hiểu và đi sâu vào lòng mọi người hơn mà không đánh mất đi hồn cốt của tác phẩm. 

+ Hạn chế: Chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và vũ đạo. Vũ đạo hơi nhiều hơn so với mức cần thiết, chưa thực sự mạnh dạn đẩy đến mức phá cách để tạo ấn tượng đậm sâu hơn là những khung cảnh quen thuộc trong tác phẩm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài nói tham khảo:

Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) không đơn thuần chỉ là tác phẩm miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên nước nhà mà đó còn là tác phẩm thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.

Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tùy bút súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Xuyên suốt toàn tác phẩm là hình ảnh con sông Hương xứ Huế vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, êm ả, nhẹ nhàng; vừa mang vẻ đẹp hoang dã, bao la,mênh mông, hùng vĩ. Vẻ đẹp con sông Hương là vẻ đẹp làm xao động lòng người. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên quê hương ấy là tấm lòng thủy chung, son sắt, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê cha đất tổ, vẻ đẹp non nước quê hương của người con xứ Huế - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Văn bản sử dụng ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.Ngôn ngữ giàu hình tượng; văn phong mê đắm tài hoa; chất trí tuệ và chất trữ tình hài hòa thống nhất; am hiểu nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, âm nhạc, thơ ca; cảm xúc dạt dào, tha thiết; cái tôi trữ tình hấp dẫn, lôi cuốn.

Chủ đề bài bút kí rất ấn tượng, kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Mang đến thông điệp vô cùng sâu sắc: Yêu thương, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê hương, xứ sở - Bài học về việc trân trọng, nâng niu, bảo vệ thiên nhiên môi trường.

Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Đời thừa là truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng đề tài về người trí thức. Đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

- Đời thừa đặc sắc về nghệ thuật tự sự.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật, chúng ta cần lưu ý:

- Xác định rõ tư tưởng, quan điểm, ý kiến…. được đặt ra trong xã hội/ tác phẩm.

- Cần diễn đạt một cách rõ ràng, nhất quán và cụ thể.

- Xác định đúng luận điểm, luận cứ và các luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, hợp lí.

- …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài viết đã đáp ứng được những yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bài hát).