K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức.

- Nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức. Năm 2021, ngành công nghiệp chiếm khoảng 26.6% GDP và sử dụng khoảng 24% lực lượng lao động của Cộng hòa Liên bang Đức.

- Các ngành công nghiệp của Đức cũng đóng góp lớn vào GDP ngành công nghiệp của EU. Theo số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng Thế giới, năm 2021, công nghiệp của Đức chiếm khoảng 28.6% GDP toàn ngành công nghiệp của EU.

2. Cơ cấu và tình hình phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Liên bang Đức

- Ngành công nghiệp của Đức có tính chuyên môn hóa cao, công nghệ hiện đại, phát triển và chế tạo được nhiều sản phẩm tinh vi, phức tạp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ mới.

- Các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh của Đức bao gồm: sản xuất và chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô, máy móc cơ khí, thiết bị điện tử, hóa chất, dược phẩm. Đây cũng là những sản phẩm mà Đức có xuất khẩu nhiều ra thế giới. Đa số các sản phẩm xuất khẩu từ Đức được đánh giá có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã và chủng loại…

+ Ngành sản xuất ô tô cũng đạt được những thành tựu ấn tượng: năm 2021, Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia sản xuất ô tô đứng thứ 4 thế giới; trung bình từ 3,5 - 4,0 triệu chiếc/năm; chiếm 90% lượng ô tô xuất khẩu hạng sang trên thế giới.

+ Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành này là 260 tỉ Ơrô, đóng góp đáng kể vào GDP đất nước. Trong đó, 81% máy móc được xuất khẩu.

+ Công nghiệp điện tử - tin học có vai trò quan trọng trong nền kinh tế 4.0, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, đóng góp khoảng 3% GDP và khoảng 10% tổng trị giá xuất khẩu của Cộng hòa Liên bang Đức.

3. Phân bố một số ngành và trung tâm công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức

- Các trung tâm công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Hướng chuyên môn hoá đa dạng với nhiều ngành nghề truyền thống và hiện đại khác nhau cụ thể:

+ Cô-lô-nhơ: điện tử -viễn thông, cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, sản xuất ô tô.

+ Phran-Phuốc: điện tử- viễn thông, hóa chất, thực phẩm, sản xuất ô tô.
+ Muy-ních: cơ khí, điện tử- viễn thông, hóa chất, sản xuất ô tô, thực phẩm, dệtmay.

+ Xtút-gát: điện tử viễn thông, cơ khí, sản xuất ô tô, thực phẩm.

+ Béc-lin: cơ khí, hóa chất, điện tử- viễn thông, thực phẩm, dệt may

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân tác động đến nền kinh tế Nhật Bản:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.

+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế Nhật Bản:

+ Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, chiếm 29% GDP và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Cơ cấu ngành đa dạng, nhiều lĩnh vực công nghiệp có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới.

+ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm 69,6% GDP, cơ cấu đa dạng, nhiều lĩnh vực có trình độ phát triển cao.

+ Nông nghiệp: thu hút 3% lao động, chiếm khoảng 1% GDP, diện tích đất canh tác chiếm 13% diện tích lãnh thổ.

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0
NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số trung tâm công nghiệp và các ngành của trung tâm công nghiệp:

+ Trung tâm công nghiệp Bri-xbên: nhiệt điện, điện tử - tin học, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất.

+ Trung tâm công nghiệp Xít-ni: hóa chất, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may, điện tử - tin học, khai thác than.

+ Trung tâm công nghiệp Men-bơn: sản xuất ô tô, điện tử - tin học, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may.

+ Trung tâm công nghiệp Gi-lông: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, , dệt - may.

+ Trung tâm công nghiệp A-đê-lai: sản xuất ô tô, cơ khí, thực phẩm.

+ Trung tâm công nghiệp Pớc: sản xuất ô tô, cơ khí, khai thác bô-xít, thực phẩm.

- Một số sản phẩm nông nghiệp và sự phân bố:

+ Lúa mì: được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam.

+ Nho: trồng nhiều ở phía nam và tây nam.

+ Cam: trồng chủ yếu ở vùng phía đông và đông nam.

+ Mía: trồng nhiều ở vùng duyên hải phía đông.

+ Ngô: chủ yếu trồng ở phía tây nam.

+ Bông: được trồng ở vùng phía đông và tây nam.

+ Thuốc lá: được trồng ở vùng duyên hải đông nam và duyên hải tây nam.

+ Bò: hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.

+ Cừu: được nuôi ở hầu hết các vùng.

- Một số sân bay, cảng biển, đường giao thông:

+ Sân bay: Đác-uyn, Pho-xait, Xít-ni, Can-bê-ra, Men-bơn, A-đê-lai, Pớc

+ Cảng biển: Gla-xtôn, Bri-xbên, Can-bê-ra, Men-bơn

+ Đường giao thông: hệ thống đường giao thông bao chạy quanh lãnh thổ nối liền các trung tâm công nghiệp và các quặng khai thác khoáng sản.

Câu hỏi 2 trang 134 SGK Địa lí 11 Cánh diều: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a: GDP, tốc độ tăng trưởng, một số ngành kinh tế nổi bật.

Lời giải:

Quy mô GDP: Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển, năm 2020 GDP của Ô-xtrây-li-a đứng thứ 13 thế giới với 1327,8 tỉ USD, đứng thứ 15 về xuất khẩu hàng hóa và đứng thứ 20 về nhập khẩu hàng hóa.

Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm, năm 2019 là 2,1% đến năm 2020 con số này đã về mức 0%, cho thấy tăng trưởng GDP đã chững lại.

- Một số ngành kinh tế nổi bật:

+ Công nghiệp: các ngành công nghiệp chủ yếu là thực phẩm, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng. Ngành khai khoáng đóng góp 5,6% vào GDP nhưng lại chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu năm 2020, phân bố ở nhiều nơi. Ngành công nghiệp điện tử - tin học, chế tạo, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.

+ Nông nghiệp: Ô-xtrây-li-a có nền nông nghiệp phát triển mạnh, lúa mì là cây ngũ cốc hàng đầu, được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam. Các cây trồng quan trọng khác bao gồm: bông, thuốc lá, mía, ngô, nho, cam,… trồng chủ yếu ở các vùng phía nam. Chăn nuôi cừu và bò phát triển mạnh, cừu được nuôi ở hầu hết các vùng, hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.

+ Dịch vụ: ngành dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Ô-xtrây-li-a, đóng góp 66,3% GDP, sử dụng 77,7% lực lượng lao động. Cơ cấu dịch vụ đa dạng, trong đó phát triển mạnh du lịch, tài chính.

 
NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự phát triển các ngành kinh tế:

+ Công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng khá lớn trong GDP (20% năm 2020). Cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm các ngành truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Ngành nông nghiệp ngày càng được phát triển và hiện đại hóa. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 4,0% GDP (2020).

+ Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Nga và có cơ cấu đa dạng, đóng góp 56,3% GDP (2020).

- Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

+ Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 14688 tỉ USD, chiếm 17,4% GDP toàn thế giới. Sau 10 năm (2010-2020) GDP Trung Quốc tăng 2,4 lần.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.

- Dẫn chứng

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…

+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.

- Nguyên nhân

+ Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.

+ Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

+ Phát triển khoa học - công nghệ; thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.

+ Coi trọng thị trường trong nước, chú ý vào thị hiếu tiêu dùng tư nhân, dịch vụ và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách mở.

31 tháng 7 2023

(*) Tham khảo: Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)

- Công nghệ nông nghiệp (AgTech) và chương trình an ninh lương thực của UAE:

+ AgTech bao gồm các phương pháp nông nghiệp tiên tiến, khác biệt với cách canh tác truyền thống, do đó AgTech được xem là một giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE nhằm giảm 90% thực phẩm mà nước này hiện đang nhập khẩu.

+ Chính phủ UAE đã thực hiện các chính sách như canh tác nông nghiệp trong môi trường có kiểm soát (controlled-environment agriculture - CEA), sử dụng công nghệ cao đối với sản xuất thực phẩm, quản lý đầu vào nông nghiệp đúng cách và tối đa hóa sản lượng, kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp với các cơ quan chính phủ để cung cấp các giải pháp về CEA nhằm thực hiện một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự đổi mới.

+ Phổ biến nhất của AgTech trong lĩnh vực nông nghiệp UAE là sử dụng cảm biến làm tăng năng suất cho các dự án nông nghiệp quy mô lớn và các trang trại hữu cơ nhỏ. Các thiết bị GPS trang bị cảm biến được sử dụng để kiểm soát cây trồng cũng như việc tận dụng tối đa đất và nước, và điều tiết ánh sáng bằng công nghệ cho phù hợp với từng loại cây trồng. Nuôi trồng thủy sản, nông trại thẳng đứng, sử dụng cảm biến và sử dụng máy bay điều khiển từ xa… là một số công nghệ đang được sử dụng ở UAE để tối đa hóa sản xuất cây trồng trong khi vẫn đảm bảo tốt các nguồn lực khác.

- Nông trại thẳng đứng được xác định là giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE:

+ Nông trại thẳng đứng là hình thức canh tác với việc thực vật được trồng theo chiều dọc nhiều tầng trong môi trường trong nhà, nơi các yếu tố môi trường có thể được kiểm soát chặt chẽ.

+ Các trang trại thẳng đứng thường sử dụng ánh sáng nhân tạo, điều chỉnh độ ẩm, kiểm soát nhiệt độ và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, cho phép sản xuất rau với số lượng lớn quanh năm mà không cần đất, ánh sáng mặt trời và hóa chất.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Hệ quả tích cực:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

- Hệ quả tiêu cực: làm xuất hiện các vấn đề như: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.