K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2023

* Thành tựu về ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống:

- Giống lúa DR1, DR2: chịu rét, đẻ nhánh khỏe và tập trung, thấp cây, ngắn ngày, năng suất đạt 8 – 9 tấn/ha.

- Nhân giống khoai tây, dâu tây, hoa lan bằng kĩ thuật nuôi cấy mô ở Lâm Đồng

* Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón vi sinh:

- Phân vi sinh cố định đạm: phân Nitragin, phân Azogin

- Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: Phân Photphobacterin, phân lân hữu cơ vi sinh

- Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ: Estrasol, Mana, …

+ Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu: thuốc trừ sâu Bt

- Chế phẩm vi rút trừ sâu N.P.V

- Chế phẩm nấm trừ sâu

25 tháng 8 2023

Phương pháp Real-time RT-PCR hiện đang được sử dụng để chẩn đoán xác định ổ dịch cũng như là phương pháp xét nghiệm chính trong giám sát cúm gia cầm tại các chợ gia cầm

25 tháng 8 2023

- Chế biến thức ăn chăn nuôi nhờ công nghệ vi sinh.

- Chế biến thức ăn chăn nuôi bằng dây chuyền tự động.

25 tháng 8 2023

Mô hình chăn nuôi gà công nghệ cao: nuôi gà ở nhà lầu.

7 tháng 11 2023

Chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ; sản xuất thức ăn, thuốc thú y chất lượng cao, tự động hóa chuồng trại,…

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo hướng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, với các mô hình chăn nuôi chuyên canh quy mô lớn, con giống tốt, áp dụng quy trình VietGAP, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất con giống - bao tiêu thức ăn - tiêu thụ sản phẩm.

25 tháng 8 2023

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn bổ sung nhằm bảo vệ môi trường chăn nuôi:

- Sản suất chế phẩm vi sinh cho vật nuôi

- Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid

- Cân đối khẩu phần sử dụng thức ăn ủ chua; bổ sung lipid, acid hữu cơ cho vật nuôi nhai lại.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Dưới đây là một số ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng trong việc chọn giống vật nuôi:
- Chọn giống trong nuôi cá: Công nghệ PCR (Polymerase Chain Reaction) được sử dụng để phát hiện các loại vi khuẩn và virus trong nước nuôi. Các kỹ thuật di truyền như đột biến ngẫu nhiên được sử dụng để tạo ra các giống cá mới có tính chất kháng bệnh và tăng năng suất.
-  Chọn giống trong nuôi gia cầm: Công nghệ di truyền học và phân tích tế bào được sử dụng để phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe của gia cầm. Chọn giống sử dụng công nghệ đột biến ngẫu nhiên để tạo ra các giống với năng suất cao và khả năng chống lại bệnh tốt hơn.
- Chọn giống trong nuôi lợn: Công nghệ tế bào gốc được sử dụng để tạo ra các giống lợn mới với năng suất cao và khả năng chống lại bệnh tốt hơn. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu cũng được sử dụng để phát hiện các vấn đề sức khỏe và cải thiện chất lượng thịt của lợn.
- Chọn giống trong nuôi bò: Công nghệ di truyền học được sử dụng để tạo ra các giống bò mới với tính chất kháng bệnh và năng suất cao. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu cũng được sử dụng để đánh giá chất lượng thịt và sức khỏe của bò.
 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Công nghệ Internet of Things (IoT - Internet vạn vật) và Artifical Intelligence (AI - trí tuệ nhân tạo) vào giám sát, điều khiển môi trường chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe vật nuôi đã được áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt cho người chăn nuôi. 

25 tháng 8 2023

Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi:

- Công nghệ cấy truyền phôi:

+ Khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản, vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn.

+ Nâng cao năng suất sinh sản, tăng số lượng con sinh ra từ một cái giống cao sản.

+ Dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất, nhập khẩu, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương.

- Thụ tinh trong ống nghiệm:

+ Tạo ra nhiều phôi, phổ biến nhanh những đặc tính tốt của cá thể, của giống, rút ngắn khoảng cách thế hệ.

+ Là cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy chuyển gene.

- Xác định giới tính của phôi: làm tăng hiệu quả của công nghệ cấy truyền phôi khi xác định được giới tính trước khi cấy.

25 tháng 8 2023

Giống bò Sind: Sản lượng sữa cao từ 1.250 - 1.800kg/chu kì. Nếu được chăn nuôi và cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ, giàu dinh dưỡng, một số con có thể cho 5.000kg sữa/chu kì.

Bò vàng Việt Nam: Sản lượng sữa của giống bò vàng Việt Nam chỉ từ 300 - 400kg/chu kì từ 6 - 7 tháng. 

Giống bò sữa Holstein Friesian: Sản lượng sữa từ 5.000 - 8.000 lít/chu kì.

Giống Gà Ri: Năng suất trứng khoảng 90 - 120 quả/mái/năm.