K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6 2018

Chuyện người con gái Nam Xương dựa trên chuyện vợ chàng Trương về cốt truyện , nhưng ở đây tác giả Nguyễn Dữ đã thêm thoắt một vài chi tiết mang màu sắc hoang đường thần kì để câu chuyện trở nên hay hơn

Nguyễn Dữ thêm phần cuối đó là cảnh Vũ Nương ở dưới thuỷ cung gặp Phan Lang- gởi chiếc thoa về cho Trương Sinh- Cảnh nhà Trương Sinh cỏ mọc um tùm không người chăm sóc- Cảnh Trương Sinh lập đàn tràng giải oan và cảnh Vũ Nương hiện về trong chốc lát rồi chia tay, để lại Trương Sinh chìm trong nỗi hối hận.

28 tháng 6 2018

Khác nhau ở chỗ này nè :
Nguyễn Dữ thêm phần cuối đó là cảnh Vũ Nương ở dưới thuỷ cung gặp Phan Lang- gởi chiếc thoa về cho Trương Sinh- Cảnh nhà Trương Sinh cỏ mọc um tùm không người chăm sóc- Cảnh Trương Sinh lập đàn tràng giải oan và cảnh Vũ Nương hiện về trong chốc lát rồi chia tay, để lại Trương Sinh chìm trong nỗi hối hận.

10 tháng 11 2016

Nguyễn Dữ là một nhà văn sáng tạo. Cái kết truyền thống của "Vợ chàng Trương" là Vũ Nương nhảy sông tự vẫn, cuối cùng khi nhận ra nàng bị oan, người ta mới dựng đền thờ nàng gần đấy. Song dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ thì tác phẩm trở nên độc đáo lên hẳn. Ông biết kết hợp cốt truyện truyền thống với các chi tiết kì ảo, làm nổi bật ước mơ của nhân dân ta, như chi tiết kì ảo cuối truyện, Vũ Nương không chết mà được cứu sống, sống dưới thủy cung, hưởng cuộc sống hạnh phúc bất tử vĩnh viễn. Nhưng chính chi tiết này cũng là chi tiết khiến người đọc đau xót. Đây có thật là cái kết vẹn toàn? Vũ Nương khi sống không được hưởng hp trọn vẹn. Đến lúc nàng có được những gì đáng được hưởng thì nó chỉ mờ nhạt, giống như hư ảo (chi tiết Vũ Nương võng lọng hiện lên từ dưới sông cuối truyện)

Mình học truyện này từ năm ngoái, đến giờ cũng chỉ nhớ được có thế, có gì ban nên hỏi các thầy cô giáo để rõ hơn nhé :')

11 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu chuyện ở trần gian đã chấm dứt, tác giả mở tiếp câu chuyện ở thế giới thần linh. Sức hấp dẫn của đoạn truyện này, chủ yếu là ở những yếu tố hoang đường, kì ảo: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh; Phan Lang lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung; Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan. Dù đó chỉ là những yếu tố hoang đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi và chân thực bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử, những chi tiết về trang phục của các mĩ nhân và Vũ Nương; câu chuyện của Phan Lang về tình cảnh nhà Vũ Nương sau khi nàng mất. Sự đan xen giữa yếu tố thực và những chi tiết kì ảo khiến câu chuyện có một sức hấp dẫn và làm thỏa mãn tâm thiện của người đọc. Bởi vì, những yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn thương nhớ quê nhà.

18 tháng 3 2018

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16 trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn.

Nhân vật Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương.

Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Trương Sinh chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương Sinh là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh, sớm đã không màn đến việc đèn sách. Tính cách hay đa nghi, cộng với sự kiêu căng, thất học khiến cho trương Sinh thường có những hành động hồ đồ, thiếu khôn ngoan.

Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng lại luôn thấy tù túng trong một gia đình thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi của Trương Sinh lại gây ra mối tai họa lớn.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì giặc Chiêm phá rối biên cương, triều đình hoang mang tìm người trợ giúp. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy đã có Vũ Nương ở nhà thay chàng chăm lo mẹ già nhưng chàng vẫn canh cánh trong lòng một nỗi hoài nghi lớn

Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc giữ bị phá, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa con giận bấy lâu, không cần quan tâm đến sự giãi bày, biện minh của vợ.

Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng chắc chắc vào điều mình nghĩ là sự thật và sợ nói ra Vũ Nương sẽ tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc.

Bao năm chàng ra trận, sự việc diễn tiến đã đủ sâu sắc, nó lại nằm ngoài sự kiểm soát của chàng cho nên Trương Sinh quyết không nói ra sự tình. Hành động ích kỉ, đê tiện ấy đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng khiến nàng trầm mình trên bến sông Hoàng Giang, chấm dứt nỗi ô nhục trong nỗi dày vò ghê gớm.

Trương Sinh lại là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng nổi trôi phương trời, linh hồn làm ma làm quỷ chốn nhân gian, đời đời kiếp kiếp không được siêu thoát. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ nàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.

Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi, không hề có chút hối hận nào. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải phục vụ ý nghĩ của mình, kể cả những ý nghĩ ngu xuẩn nhất. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác.

Đó là tính cách của một con người gia trưởng, ích kỉ, hèn hạ và vô tình, vô nghĩa. Khi chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về nhưng nàng không trở lại với trần thế nữa bởi vì Trương Sinh vì thiết tha sám hối mà lập đàn giải oan cho nàng nhưng lòng chàng vẫn chưa giải trừ được oan nghiệp, tính hồ nghi vẫn còn, lòng hẹp hoài, ích kỉ vẫn lớn, dẫu có trở về trước sau gì nàng cũng sẽ vướng vào một oan nghiệp khác mà thôi.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh. Chỉ bằng vài dòng khắc học ngắn gọn nhưng nhân vật trương Sinh đã trở nên nổi bậc, làm nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời và số phận Vũ Nương. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ đã gây nên biết bao tấn bi kịch thương tâm trong lịch sử phong kiến nước ta.

13 tháng 7 2021

Tham Khảo !

Nói về truyện cổ tích, từ xưa tới nay đã có rất nhiều câu chuyện hay như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau.. .Và trong số hàng ngàn những câu chuyện cổ tích ấy, có một số truyện được Nguyễn Dữ khai thác và sáng tạo thành tác phẩm viết bằng chữ Hán: Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền). Một trong hai mươi truyện thể hiện sâu sắc tính nhân văn cao cả của tác giả đối với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới ngòi bút tài hoa đầy sáng tạo của Nguyễn Dữ mang tên Chuyện người con gái Nam Xương.

Lấy tích từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương, chắc hẳn ai cũng nhận ra phần sáng tạo của Nguyễn Dữ được thể hiện bắt đầu từ chi tiết xuất hiện thêm nhân vật Phan Lang và Vũ Nương được đưa xuống cung nước của Linh Phi. Với việc sáng tạo thêm những chi tiết hoang đường kì ảo ấy, Nguyễn Dữ đã làm rõ thêm nét đặc trưng, cái đẹp của thể loại truyền kì và đồng thời cũng mở rộng, đan xen vào đó những yếu tố thực hư, thời gian chính xác rõ ràng: “Cuối đời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh mượn tiếng đưa Trần Thiêm Bình về nước phạm vào cửa ải Chi Lăng, nhân dân trong nước, nhiều người phải sợ hãi chạy trốn […]” để khẳng định rằng: đó là một bi kịch có thật. Bi kịch của những con người sống trong xã hội có chiến tranh nói chung và bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền hói riêng. Mặt khác, một lần nữa, Nguyễn Dữ đã lại hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp tâm hồn cho Vũ Nương, đó là: dù đã ở một thế giới khác, Vũ Nương vẫn nặng lòng với chồng con, vẫn mong muốn khát khao được trả lại danh dự, được khẳng định phẩm giá của chính mình và đồng thời cũng thể hiện quan niệm, niềm mơ ước ngàn đời của nhân dân ta về sự bất tử, sự công bằng của con người trong cuộc đời: ở hiền ắt sẽ được gặp lành, người hiền, trong sáng, minh bạch sớm muộn rồi cũng được trời đất soi thấu và cứu giúp.

Trong truyện cổ tích Vợ chàng Trương, đặc biệt không có một lời hội thoại nào giữa các nhân vật nhưng ở Chuyện người con gái Nam Xương, tác giả Nguyễn Dữ đã khéo léo lồng ghép vào đó những lời thoại, lời tự bạch của nhân vật để khắc hoạ rõ nét nhất, chân thực nhất tâm lí, tính cách và thế giới nội tâm phong phú của nhân vật. Với người mẹ chồng của Vũ Nương, bà hiện lên là một người phụ nữ từng trải và nhân hậu. Vũ Nương được miêu tả như một người con gái hiền thục, trong trắng, dịu dàng, mềm mỏng, nhưng có tình có lí ngay cả trong những hoàn cảnh trớ trêu, đáng thương nhất. Những lời thoại giúp bộc lộ rất rõ thế giới tâm hồn và cảm xúc vô cùng phong phú của một người phụ nữ giàu tình cảm, trái ngược hẳn với Trương Sinh: tuy giàu có mà thô lỗ, ít học, cố chấp, mù quáng, ghen tuông,… Cuối cùng là sự thật thà, trong sáng, ngây dại của một đứa trẻ mà cụ thể ở đây là bé Đản – người con trai của Vũ Nương và Trương Sinh, đã vô tình gián tiếp gây ra cái chết bi thương cho mẹ nó.

Mặt khác, nhìn ở một mức độ sâu hơn, ta có thể cảm nhận được hai nét tính cách đối lập nhưng lại nhất quán trong tâm hồn người phụ nữ, đó là rất nhẫn nhục, chịu đựng nhưng cũng biết vùng lên để phản kháng, bảo vệ nhân phẩm và danh dự của mình. Việc Nguyễn Dữ để cho Vũ Nương được Linh Phi đưa xuống cung nước để rồi quay trở về trong kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ có thể hiểu rằng: Vũ Nương trở về một phần vì nhớ quê hương nhưng quan trọng nhất là nàng đã có thể khẳng định phẩm giá, tự minh oan cho mình và phải chăng, sự quay trở về ấy khiến cho một kẻ ít học, ghen tuông mù quáng, gia trưởng như Trương Sinh phải sám hối?

Với sự sáng tạo đầy tính nhân văn ấy, dường như tính bi kịch của câu chuyện được tăng lên rất nhiều, càng động chạm tới nỗi xót xa tột cùng trong sâu thẳm tâm hồn mỗi độc giả. Đó là một kết thúc mang đậm tính bi kịch. Nỗi đau khổ luôn luôn đeo bám con người, đeo bám Vũ Nương. Nàng ở dưới cung nước, sống giữa xa hoa với bầy tiên nữ, ngày ngày được hưởng thụ sung sướng nhưng vẫn không thể không nhớ con, không thể không nhớ về một thời hạnh phúc với gia đình… Nỗi đau khổ ấy, bi kịch cuộc đời ấy luôn đeo bám con người, nhất là người phụ nữ, ngay cả khi họ chết. Đó mãi là bi kịch và hạnh phúc thì mãi xa vời…

Cuộc đời sinh ra chẳng ai mong muốn cái chết. Vậy mà một người phụ nữ giàu tình cảm, hết mực yêu chồng thương con như Vũ Nương lại phải tự mình từ chối cơ hội được trở về bên mái ấm bé nhỏ chốn nhân gian ấy… Có lẽ bởi nàng muốn ở lại chốn cung nước vì coi trọng tình nghĩa, để đền đáp ơn cứu mạng của Linh Phi đã tạo cơ hội cho nàng được tự minh oan cho chính mình. Từ đó, chủ đề của tác phẩm được nâng lên thành lời tố cáo, lời lên án đanh thép, mạnh mẽ đối với xã hội phong kiến thời bấy giờ: con người không thể tìm thấy, không thể khẳng định được danh dự, phẩm giá của mình ở xã hội phong kiến mục ruỗng mà chỉ có thể làm điều ấy ở cõi chết mà thôi. Xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công không biết coi trọng phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ, không có chỗ cho người phụ nữ. Họ không có chỗ trong xã hội ấy, xã hội nơi mà niềm tin, tình yêu, niềm hạnh phúc bé nhỏ của người phụ nữ cũng không thể lên tiếng.

Trong tất cả các tác phẩm văn học ở mọi thời đại, hình ảnh và số phận đáng thương của người phụ nữ luôn là một mảng đề tài gợi nhiều xúc cảm đối với cả tác giả lẫn độc giả. Cũng như vậy, sự cảm thông, bằng tấm lòng xót xa thương cảm sâu sắc cho thân phận người phụ nữ kết hợp với ngòi bút tài hoa, Nguyễn Dữ đã khắc hoạ chân dung nàng Vũ Nương thực sự đáng thương khiến người đọc không khỏi ứa nước mắt…

13 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Chuyện người con gái Nam Xương dựa trên chuyện vợ chàng Trương về cốt truyện , nhưng ở đây tác giả Nguyễn Dữ đã thêm thoắt một vài chi tiết mang màu sắc hoang đường thần kì để câu chuyện trở nên hay hơn

Nguyễn Dữ thêm phần cuối đó là cảnh Vũ Nương ở dưới thuỷ cung gặp Phan Lang- gởi chiếc thoa về cho Trương Sinh- Cảnh nhà Trương Sinh cỏ mọc um tùm không người chăm sóc- Cảnh Trương Sinh lập đàn tràng giải oan và cảnh Vũ Nương hiện về trong chốc lát rồi chia tay, để lại Trương Sinh chìm trong nỗi hối hận.