K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Câu 1 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu và bảy chữ

     + Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Câu 2 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của nước ta:

- Nước Nam có chủ quyền riêng, có hoàng đế trị vì

- Ranh giới, địa phận nước Nam được ghi nhận ở “sách trời” không thể chối cãi được

- Kẻ thù nếu tới xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời

Câu 3 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:

- Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc

     + Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở

     + Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)

- Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang

     + Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”

     + Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

Câu 4 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nghĩa biểu cảm của bài thơ:

- Sự khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi

- Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ

Câu 5 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ có giọng điệu đanh thép, hùng hồn

- Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời có nghĩa là chân lý không thể phủ nhận được

- Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc bại vong

Luyện tập

Bài 1 (trang 65 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ nói “ Nam đế cư” mà không nói “Nam nhân cư (người Nam ở)

- Nói Nam đế cư để khẳng định sự ngang hàng giữa Việt Nam với Trung Quốc. (Trung Quốc luôn cho rằng mình là quốc gia lớn, chỉ có vua của họ mới được gọi là Thiên tử, còn các vị vua ở các nước khác chỉ được phép xưng vương)

- Khẳng định nền độc lập của quốc gia dân tộc, khi tuyên bố nước Nam do vua Nam đứng đầu

→ Ý thức, lòng tự tôn dân tộc và sức mạnh ngoan cường được khẳng định chắc chắn, đầy tự hào.

30 tháng 9 2018

1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Trả lời:

Nguyên văn bài Nam quốc sơn hà là bài thơ chữ Hán được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

- Bốn câu, mỗi câu bảy chữ.

- Vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 3.

2. Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Trả lời:

Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu của nước ta viết bằng thơ. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm. Nội dung Tuyên ngôn Độc lập gồm có hai ý:

- Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu):

Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại "thiên thư" (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là "đế", các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là "vương" (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ "Nam đế" (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với "đế" của nước Trung Hoa rộng lớn.

- Kẻ thù không được xâm phạm (hai câu sau).

Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

3. Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

Trả lời:

- Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc.

    + Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai => chân lí cuộc đời.

    + Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời => chân lí của đất trời.

Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phủ nhận.

- Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.

    + Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa "nghịch lỗ", dám làm trái đạo người, đạo trời.

     + Chúng bay sẽ phải nhận kết cục bại vong.

- Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

4. Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?

Trả lời:

Sông núi nước Nam là một bài thơ, cho nên, tuy thiên về sự biểu ý, nó vẫn có biểu cảm (bày tỏ, cảm xúc) ẩn kín vào bên trong ý tưởng. Vì tác giả không bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp. Người đọc phải nghiền ngẫm mới thấy cảm xúc yêu nước mãnh liệt thể hiện trong đó.

Qua các cụm từ: “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc.

LUYỆN TẬP

1. Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?

Trả lời:

Sở dĩ không nóí “Nam nhân cư”, mà nói “Nam đế cư”, vì nói “Nam đế” là một cách khẳng định đất nước có sông núi bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền. Không có chủ quyền thì không thể có “đế” được. Hơn nữa, xưa kia các vua Tàu chỉ xem nước họ là nước lớn và tự xưng là “đế” còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu chỉ là các nước nhỏ, vua chỉ được gọi là “vương”, vì thế nói “Nam đế” là một cách xem nước ta cũng ngang hàng, cũng có chủ quyền như nước Tàu vậy.

2. Học thuộc lòng bài thơ Sông núi nước Nam (phiên âm và bản dịch thơ).

2 tháng 10 2016

đúng k bạn?

Câu 1.  Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm: - Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt) - Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn) - Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng.

Câu 2. - Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. - Tuyên ngôn độc lập thể hiện qua bài thơ: + Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. + Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. - Ba bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. + Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. + Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai. + Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc.

Câu 3. Nội dung biểu ý của bài thơ: - Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc. + Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời. + Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời. Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận. - Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền. + Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời. + Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo  vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù. - Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Câu 4. Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở: - Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. - Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Tính biểu cảm này không lộ rõ trên bề mặt câu chữ mà ẩn vào bên trong ngôn từ, giọng điệu.

câu 5. Các cụm từ “Tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư” đã làm cho giọng điệu bài thơ dõng dạc, hào hùng đanh thép như âm vang khí phách hào hùng của dân tộc trong thời đại Lí – Trần oanh liệt. II. Luyện tập Câu 1. Nếu có bạn thắc mắc tại sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” thì em sẽ giải thích thế nào? - Nói “Nam đế cư” là để khẳng định sự ngang hàng bình đẳng giữa hai nước và hai vị vua Việt Nam – Trung Quốc. Quan niệm của kẻ thống trị phương Bắc chỉ có vua của họ mới là thiên tử, mới được phép xưng đế, còn các vị vua ở xứ sở khác chỉ được phép xưng vương. - Trong xã hội phong kiến – vua là đại diện cho cả dân tộc, tư tưởng trung quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua.

 

26 tháng 9 2016

I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Ý kiến b và ý kiến c là đúng. - Khác với những bài ca dao trong phần “Những câu hát về tình cảm gia đình” mà chúng ta đã học, thường có lời của một người và chỉ có một phần. Bài ca dao này có hai vế đối và đáp. Phần đầu là lời chàng trai và cô gái. Phần sau là lời người con gái đáp lại lời đô của chàng trai. - Đây là hình thức khá phổ biến trong ca dao – dân ca. Mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng vào những dịp lễ hội hoặc vui chơi trong lao động. Câu 2.  - Chàng trai hỏi đố cô gái chủ yếu là những địa danh nổi tiếng ở vùng Bắc Bộ. - Dùng những đặc điểm về địa danh để hỏi đáp là để thử tài nhau, thử tài về kiến thức địa lí: “Sông nào sáu khúc”, “Nút thắt cổ bồng”… Thử tài về kiến thức lịch sử văn hóa: “Ở đâu năm cửa”, “Đền nào thiêng nhất”, “Nơi nào thánh sinh”… - Đó là sự biểu hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước: từ Hà Nội đến Hải Dương, từ Lạng Sơn, Bắc GIang xuôi về Thanh Hóa, ở đâu cũng có những vẻ đẹp riêng, thơ mộng hữu tình, giàu truyền thống văn hóa. Câu 3.  a. Cụm từ “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa. - Người ta chỉ “Rủ nhau” khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi. - Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích. - Điều mà khiến cho mọi người “Rủ nhau” phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh. b. Cách tả của bài ca dao - Không miêu tả cụ thể mà liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật. - Ý nghĩa: vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng. c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh. - Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người. - Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử. d. Câu hỏi kết thúc bài thơ. - Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo đựng nên thắng cảnh. - Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựn để cho đất nước ngày càng đẹp hơn. Câu 4.  a. Nhận xét về cảnh trí và cảnh tả: - Phong cảnh xứ Huế rất nên thơ, hữu tình làm ngơ ngẩn hồn người, tựa như một bức tranh sơn thủy thơ mộng. - Không miêu tả cụ thể mà dùng thủ pháp so sánh để cực tả vẻ đẹp của cảnh. b. Phân tích đại từ “Ai”. - “Ai” đại từ phiếm chỉ: + Là những người đã quen + Những người chưa quen + Những người có lòng với Huế mến cảnh mến người - Lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô…”: + Lời mời ngắn gọn dừng lại ở câu lục chỉ 6 chữ, thay vì kết thúc một bài ca dao lục bát là câu bát (8 chữ). + Người mời vừa rất chân thành, nhưng vừa rất kiêu hãnh tự hào về xứ Huế nên thơ: “Xứ Huế quyến rũ vậy đấy, đố ai cưỡng nổi lòng mìn” vừa mời vừa thách đố. Câu 5. - Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác. - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: đối xứng, điệp ngữ, đạo từ:  Đứng bên ni đồng – Đứng bên tê đồng - > Điệp từ và đối Mênh mông bát ngát – Bát ngát mênh mông - > Đảo điệp - Ý nghĩa tác dụng: + Làm tăng thêm sự rộng lớn mênh mông của cánh đồng. + Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái. Câu 6. - Phép so sánh: cô gái như chẽn lúa đòng đòng trong buổi sáng mai vừa thể hiện sự trẻ trung đầy sức sống và sự tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai của người con gái. - Sự hài hòa giữa con người và cảnh vật một cách tuyệt đẹp, cánh đồng trù phú mênh mông, lòng người phơi phới rạo rực. Câu 7.  - Có lẽ đây là lời của người con gái; đi thăm đồng một buổi sáng mai, vừa ngắm nhìn cánh đồng tươi đẹp mênh mông vừa nghĩ tới mình với niềm vui rạo rực của tuổi thanh xuân. - Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng đây là lời của chàng trai, chàng trai đang nói về cánh đồng và cô gái đẹp trẻ trung đầy sức sống. - Ý kiến này cũng có sơ sở song chưa thật hợp lí lắm. Bởi vì cụm từ “Thân em như” thường là dùng để người con gái tự nói về mình. Ví dụ như: - Thân em như tấm lụa đào - Thân em như miếng cau khô - Thân em như hạt mưa sa. II. Luyện tập. Câu 1. Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca. - Bốn bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể. + Bài 1 : Lục bát biến thể. Bởi vì có những dòng lục phải 6 tiếng : câu thứ 3 – lối đáp của cô gái. Có những dòng bát không phải là 8 tiếng là 9 tiếng : câu thứ 2 ở lời của chàng trai và câu thứ 2 ở lời đáp của cô gái. + Bài 4 : Hai dòng đầu : 12 tiếng. Dòng 3 : 7 tiếng Dòng 4 : 8 tiếng Câu 2. Tình cảm chúng thể hiện trong bốn bài ca là gì ? - Bốn bài ca dao có những giọng điệu, những vẻ đẹp khác nhau, nhưng đều mang một nét chung là tình yêu quê hương đất nước tha thiết. - Điều này đã cụ thể trong ghi nhớ

1: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU

QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

1. Đáp án đúng là:

b) Bài ca có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.

c) Hình thức đối đáp rất phổ biến trong ca dao.

Ví dụ:

- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng.

        Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng

- Chàng hỏi thì thiếp xin vâng.

       Tre non đủ lá, nên chăng hỡi chàng?...

2. Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.

Những địa danh trong bài 1 là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.

3. Ca dao có nhiều bài mở đầu bằng cụm từ "Rủ nhau": Rủ nhau đi cấy đi cày..., Rủ nhau đi tắm hồ sen... Người ta thường "rủ nhau" khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc gì đó. Điều này là một trong những yếu tố thể hiện tính chất cộng đồng của ca dao.

Trong bài 2 có cảnh Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ. Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ" thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa thủ đô Hà Nội.

Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương.

Câu cuối bài 2 (Hỏi ai xây dựng nên non nước này) là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.

4. Cảnh trí xứ Huế trong bài 3 được tác giả dân gian phác hoạ qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn (non xanh, nước biếc). Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ (“tranh hoạ đồ”) – ngày xưa cái gì đẹp thường được ví với tranh (đẹp như trong tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.

Đại từ “Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi (“Ai vô xứ Huế thì vô”) là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Lời mời ấy vừa có hàm ý tự hào về cảnh thiên nhiên xứ Huế, vừa như muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người. 

5. Trong nhóm bài ca dao này, hầu hết các câu được sáng tác theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể. Riêng hai câu đầu của bài 4 lại có hình thức khác thường. Mỗi câu được kéo dài ra thành 12 tiếng để gợi sự to lớn, rộng rãi của cánh đồng. Bên cạnh đó, các biện pháp điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng giữa câu 1 với câu 2 càng tô đậm cảm giác về một không gian rộng rãi, tràn đầy sức sống.

6. Hai câu cuối của bài 4 có nhiều cách hiểu. Cách hiểu phổ biến hơn cả cho rằng đây là hai câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng "mênh mông bát ngát" đó, và hình ảnh của cô "như chẽn lúa đòng đòng - Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" thật đẹp, vẻ đẹp kết tinh từ sắc trời, hương đất, từ cánh đồng "bát ngát mênh mông" kia.

7. Theo cách hiểu trên thì đây là lời chàng trai đang ngắm cô gái đứng trên cánh đồng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái hồn nhiên, trẻ trung, đầy sức sống. Nhưng ngoài ra, còn có cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái. Đứng trước cánh đồng "bát ngát mênh mông" rợn ngợp, nhìn đâu cũng không thấy bờ, cô gái cất lên những tiếng than về thân phận nhỏ bé, vô định.

2:NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN

1. Người xưa hay mượn con cò để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân. Ví dụ: 

- Con cò mà đi ăn đêm.

   Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...  

2. Trong bài 1, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, hình ảnh lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: bấy nay chứ không phải ngày một ngày hai. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng. Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

3. Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Trong bài này, thương thay được lặp lại 4 lần. ý nghĩa của sự lặp lại là: Mỗi lần là một lần thương một con vật, một cảnh ngộ. Bốn lần thương thay, bốn con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau, nhưng lại cùng chung với thân phận người lao động; Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.

4. Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.

Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

5. Sưu tầm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”, rồi giải thích những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).

6. Đọc câu ca, có thể thấy hình ảnh so sánh có những nét đặc biệt:

- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

3: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

1. Bài 1 “giới thiệu” chú tôi là người hay (nghĩa là giỏi, nhưng cũng có nghĩa là thích, ham, nghiện) nhiều thứ: nghiện rượu, nghiện chè, lại nghiện cả... ngủ trưa! Không những thế, chú còn là người rất "giàu ước mơ" - mà toàn mơ để ... không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt! Bài ca dao này châm biếm hạng người sa đà nghiện ngập và lười biếng trong xã hội.

2. Bài 2 nhại lời nói của thầy bói với người đi xem bói, bài ca dao lật tẩy bản chất của bọn "nói dựa" - thực chất là lợi dụng tâm lí tò mò của người khác để lừa bịp, kiếm tiền. Sự khẳng định của thầy bói nguỵ biện và rất vô nghĩa (về sự giàu nghèo, giới tính của mẹ cha, con cái) vì chỉ khẳng định những điều có tính tất yếu, ai cũng biết. Mặc dù tác giả dân gian không bình luận, nhưng bài ca vẫn toát lên ý nghĩa châm biếm sâu sắc về hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội.

3. Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho một loại người: con cò tượng trưng cho người nông dân, cà cuống tượng trưng cho những kẻ có quyền bính, chim ri và chào mào tượng trưng cho đám lính lệ, chim chích tượng trưng cho anh mõ dưới chế độ phong kiến. Bài ca có tính chất ngụ ngôn rõ rệt, tác giả dân gian đã mượn loài vật để phê phán hủ tục ma chay.

4. Hai câu đầu của bài ca có kết cấu đặc biệt: Cậu cai nón dấu lông gà. Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai. Hai câu là hai định nghĩa, đồng thời là hai "dấu hiệu" nhận biết một con người: thứ nhất,cậu cai = nón dấu lông gà (dấu hiệu quyền lực) ; thứ hai: ngón tay đeo nhẫn = gọi là cậu cai (dấu hiệu giàu sang). Hai dấu hiệu này không có nghĩa thông báo về tâm hồn, tính cách hay phẩm chất của đối tượng. Nếu bỏ hai tiếng "cậu cai" đi, trong hình dung chỉ còn chiếc "nón dấu lông gà" (quyền lực) và "ngón tay đeo nhẫn" (khoe của) có vẻ rất trai lơ!

Hai câu tiếp theo đối lập về số lượng có tính chất gây cười. Pha một chút phóng đại, chân dung cậu cai được đưa ra châm chọc, mỉa mai, thể hiện thái độ khinh ghét và thương hại của nhân dân.

Về nghệ thuật, khi xây dựng nhân vật cai lệ, tác giả dân gian đã khéo léo chọn từ xưng hô là: cậu cai (một từ vừa có tính chất nịnh bợ, vừa có tính chất châm biếm). Hơn nữa, bằng việc biếm hoạ chân dung cậu cai, tác giả dân gian đã ngầm ý nói lên sự nhố nhăng, bắng nhắng của nhân vật người thường không ra người thường, quyền lực không ra quyền lực này. Việc sử dụng rất thành công nghệ thuật phóng đại cũng có tác dụng làm cho nhân vật cậu cai càng trở nên nực cười và thảm hại hơn.

4:SÔNG NÚI NƯỚC NAM

(Nam quốc sơn hà) – Lý Thường Kiệt

1. Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Gợi ý: Kiểm tra xem bài thơ (phần phiên âm) gồm mấy câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ? Vần trong các từ cuối của các câu 1, 2, 4 có gì giống nhau?

2. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

- Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

3. Bài thơ triển khai nội dung biểu ý theo bố cục: ở hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ với một thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa. Từ khẳng định chân lí, đến câu thơ cuối, tác giả đã dựa ngay trên cái chân lí ấy mà đưa ra một lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ làm trái những điều chính nghĩa.

Bố cục của bài thơ như thế là chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.

4. Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

5. Qua các cụm từ tiệt nhiên (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), định phận tại thiên thư (định phận tại sách trời) và hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bàI thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.

 

 

19 tháng 9 2018

Bố cục

- Phần 1(Hai câu đầu): khẳng định chủ quyền lãnh thổ với thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa

- Phần 2(Hai câu cuối): lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ xâm lược làm trái chính nghĩa

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nguyên văn bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Đường luật (bốn câu, mỗi câu bảy chữ vần chữ cuối câu 1, 2, 3)

Câu 2 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bản Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của một đất nước khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm

- Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ gồm hai ý

    + khẳng định chủ quyền nước Nam là của người Nam( 2 câu đầu)

    + kẻ thù không được xâm phạm( hai câu sau)

Câu 3 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nội dung biểu ý được thể hiện theo bố cục

    + hai cầu đầu khẳng định chủ quyền

    + hai câu sau kiên quyết bảo vệ chủ quyền

- Nhận xét : bố cục như thế rất rõ ràng và chặt chẽ, mạch ý tự nhiên

Câu 4 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Ở bài thơ dù thiên về biểu ý nhưng vẫn có sự bày tỏ cảm xúc ẩn kín bên trong

- Vì tác giả không bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp người đọc phải ngẫm nghĩ mới thấy cảm xúc yêu ước mãnh liệt trong đó

Câu 5 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Qua các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng tinh thần bất khuất của dân tộc

Luyện tập

Bài 1 (trang 65 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Sở dĩ không nói nam nhân cư, mà nói nam đế cư, vì

    + Nói nam đế là một cách khẳng định đất nước có sông núi bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền. Không có chủ quyền thì không thể có đế được.

    + Hơn nữa, xưa kia các vui Tàu chỉ xem nước họ là nước lớn và tự xưng là đế, còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu vua chỉ được gọi là vương, vì thế nói Nam đế là một cách xem nước ta ngang hàng , có chủ quyền như nước Tàu vậy

17 tháng 9 2018

I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1.  Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm: - Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt) - Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn) - Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng. Câu 2. - Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. - Tuyên ngôn độc lập thể hiện qua bài thơ: + Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. + Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. - Ba bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. + Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. + Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai. + Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc. Câu 3. Nội dung biểu ý của bài thơ: - Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc. + Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời. + Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời. Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận. - Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền. + Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời. + Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo  vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù. - Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó. Câu 4. Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở: - Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. - Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Tính biểu cảm này không lộ rõ trên bề mặt câu chữ mà ẩn vào bên trong ngôn từ, giọng điệu. câu 5. Các cụm từ “Tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư” đã làm cho giọng điệu bài thơ dõng dạc, hào hùng đanh thép như âm vang khí phách hào hùng của dân tộc trong thời đại Lí – Trần oanh liệt. II. Luyện tập Câu 1. Nếu có bạn thắc mắc tại sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” thì em sẽ giải thích thế nào? - Nói “Nam đế cư” là để khẳng định sự ngang hàng bình đẳng giữa hai nước và hai vị vua Việt Nam – Trung Quốc. Quan niệm của kẻ thống trị phương Bắc chỉ có vua của họ mới là thiên tử, mới được phép xưng đế, còn các vị vua ở xứ sở khác chỉ được phép xưng vương. - Trong xã hội phong kiến – vua là đại diện cho cả dân tộc, tư tưởng trung quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua. Câu 2. Học thuộc lòng ghi nhớ và bài thơ.

16 tháng 9 2016

Nô học sách

17 tháng 9 2016

Nhiều z

đăng từng bài 1 đi ak

nhiều loạn mất

17 tháng 9 2016

- Số câu trong bài:................................

- Số chữ trong bài:.7 chữ mỗi câu mà bài thơ 4 câu

=> có 28 chữ

- Cách hiệp vần của bài thơ: vần "ư" cuối câu

Nam quốc sơn hà được viết bằng thể thơ: THất ngôn tứ tuyệt (7 chữ 4 câu)

b, Dựa vào chú thích, giải thích vì sao bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là"bài thơ thần"

=>Bài Nam quốc sơn hà được gọi là thơ thần vì nó làm xoay chuyển cục diện kinh ngạc trận đánh, tăng chí khí quân sỹ. Từ đó, người ta mới nghĩ bài thơ này có sức mạnh, phép lạ, lọt vào miệng dân gian, kiểu tam sao 3 chục bản thì thành thơ thần.

20 tháng 9 2016

Năm 1077, quân tống do quách quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. vua lý nhân tông sai lí thường kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông như nguyệt , bỗng 1 đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ 2anh em trương hống và trương hát 2 vị tướng đánh giặc giỏi cùa triệu quang phục được tôn làm thần sông nhu nguyệt  -có tiếng ngâm bài thơ này.

 

14 tháng 10 2021

Cái này trong sách giáo khoa có rồi, em nên tự dùng SGK là được nhé!

26 tháng 10 2019

Tương truyền, Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ trong một trận quân ta chiến đấu chống quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.

   Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống hai hai tên tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hồng và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

   Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lý Thường Kiệt làm bài thơ này chỉ với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư ('Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm') lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

   Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

   Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

   Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ (Dịch là Sông núi nước Nam):

 Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. 

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

   Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống giặc ngoại xâm mới giành lại được.

   Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Đại Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.

   Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện vẫn tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

   Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải "dấy binh hỏi tội". Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội... nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lược của kẻ thù ngay bên đất chúng. Cho nên Lý Thường Kiệt nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

   Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.

   Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do thiên định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị.

   Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?) là câu hỏi nghiêm khắc đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa bực tức vừa khinh bỉ của tác giả. Bực tức vì tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt Nam vào tư thế chủ nhà và tin rằng có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.

   Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.

   Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.

   Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới hàm ý coi thường, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta đâu phải dễ đánh bại nhưng vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.

   Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.

   Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.

   'Bài thơ thần' ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng liêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.

   Tính chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.

   Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

   Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan tham vọng xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.

26 tháng 10 2019

coppy ?????

16 tháng 12 2021

Dòng nào gồm những văn bản viết bằng chữ Hán? *
    Bánh trôi nước, Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh
    Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Nam quốc sơn hà
    Rằm tháng giêng, Bạn đến chơi nhà, Nam quốc sơn hà
    Phò giá về kinh, Nam quốc sơn hà, Rằm tháng giêng

16 tháng 12 2021

*Sông núi nước Nam

- Nội dung:

+ Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước

+ Nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược

- Nghệ thuật

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích

+ Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn

*Phò giá về kinh

- Nội dung: thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng của tác giải về một đất nước thái bình, thịnh trị.

- Nghệ thuật

+ Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc

+ Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào

+ Hình thức diến đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng

*Bánh trôi nước

- Nội dung: có 2 tầng ý nghĩa

+ Tầng 1 - ý nghĩa tả thực là miêu tả, hình dạng, màu sắc của chiếc bánh trôi nước

+ Tầng 2 - ý nghĩa hàm ẩn là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ, là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian

+ Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

19 tháng 9 2016

Các tiếng Namquốcsơn đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước,sơn: núi, : sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi). Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, ...