K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2019
Đặc Điểm Trào lưu cải cách ở Việt Nam Duy Tân Minh Trị
Mục đích Để canh tân đất nước muốn đất nước giàu mạnh. Thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược
Nội dung
  • 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ là nhà cải cách lớn của đất nước: 30 bản điều trần:chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị,mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
  • 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế: mở cửa biển Trà Lý
  • Đinh văn Điền: khai hoang,khai mỏ,phát triển buôn bán,chấn chỉnh quốc phòng.
  • 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển miền Bắc, Trung để buôn bán với nước ngoài.
  • 1877- 1882: Nguyễn Lộ Trạch: chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
  • Về kinh tế:
    • Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
    • Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng …
  • Về chính trị, xã hội:
    • Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đạt tư sản lên nắm chính quyền.
  • Về giáo dục giáo dục:
    • Bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật.
    • Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây
  • Về quân sự:
    • Quân đội được tổ chức và huấn luyện tho kiểu phương Tây, công nghiệp đóng tàu chiến, vũ khí được chú trọng
  • Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
  • Kết quả:
    • Nhật từ 1 nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.
    • Thoát khỏi sự xăm lược của phương Tây.
    • Trở thành một nước tư bản công nghiệp và đế quốc hùng mạnh.
Kết quả
  • không thực hiện được do triều đình Huế phong kiến bảo thủ,từ chối cải cách.
  • Nhật từ 1 nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.
  • Thoát khỏi sự xăm lược của phương Tây.
  • Trở thành một nước tư bản công nghiệp và đế quốc hùng mạnh.

7 tháng 4 2019

Ban co the chi ro su giong va khac nhau duoc ko???

7 tháng 4 2019

Bạn tham khảo

7 tháng 4 2019

Ban oi mk hoi la : cai cach Duy Tan o Viet Nam cuoi the ki 19 voi cai cach Thien Hoang Minh Tri

23 tháng 4 2018

Cũng trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc vận động Duy tân (theo cái mới) diễn ra sôi nổi tại Trung Kì. Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh. Huỳnh Thúc Kháng v.v... Gần giống như phong trào Đông Kinh nghĩa thục ờ Bắc Kì, hình thức hoạt động của phong trào Duy tân rất phong phú : mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công, thương nghiệp... Anh hương của phong trào rất mạnh. Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam. sau đó là Quảng Ngãi, rồi lan ra một số tỉnh ở Trung Kì. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. bắt bớ, tù đày. tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước, trong đó có Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp...


23 tháng 12 2020

– Điểm tích cực:

   + Đáp ứng phần nào yêu cầu lịch sử đặt ra cho dân tộc Việt Nam.

   + Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ.

   + Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

   + Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

   – Điểm hạn chế:

   – Chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại là: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam: mâu thuẫn dân tộc (giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp); mâu thuẫn giai cấp (giữa địa chủ và nông dân).

   – Mang tính lẻ tẻ, rời rạc.

   – Không xuất phát từ những cơ sở bên trong của kinh tế – xã hội Việt Nam

23 tháng 10 2018

Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản:

- Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.

- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị xâm lược.

Nhận xét :
+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Về kinh tế: Xoá bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện phương thức cải cách theo hướng TBCN.
=> Cuộc Duy Tân Minh tri là một cuộc cách mạng là cuộc CM Dân chủ TS không triệt để do Liên minh quý tộc - tư sản tiến hành "từ trên xuống" còn nhiều hạn chế.

Đánh giá :
Mở đường cho CNTB phát triển, đưa Nhật Bản có nền Công Thương Nghiệp phát triển nhất châu Á, giữ vững độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

23 tháng 10 2018

Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản:

- Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.

- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị xâm lược.

Nhận xét :
+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Về kinh tế: Xoá bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện phương thức cải cách theo hướng TBCN.
=> Cuộc Duy Tân Minh tri là một cuộc cách mạng là cuộc CM Dân chủ TS không triệt để do Liên minh quý tộc - tư sản tiến hành "từ trên xuống" còn nhiều hạn chế.

Đánh giá :
Mở đường cho CNTB phát triển, đưa Nhật Bản có nền Công Thương Nghiệp phát triển nhất châu Á, giữ vững độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

10 tháng 3 2020

1.

Từ giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp đang ráo riết mở rộng

việc xâm chiếm nước ta thì nhà Nguyễn vẫn thi hành những chính

sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. Việt Nam rơi vào khủng

hoảng ngày càng nghiêm trọng.

- Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ,

tài chính cạn kiệt.

- Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu

thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp

nơi.

2.

- Chính trị: bộ máy chính quyền mục mát từ trung ương đến địa

phương

- Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ,

tài chính cạn kiệt.

- Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu

thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

=> Tình hình trên làm cho các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại

tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.



11 tháng 3 2020

Câu 1

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: sa sút.

+ Công cuộc khai hoang vẫn được tiến hành, nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào.

+ Nhà nước không quan tâm đến trị thủy.

+ Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.

- Công thương nghiệp: đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

* Xã hội:

- Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến.

- Nông dân đứng lên khởi nghĩa, chống triều đình ở khắp nơi.

Câu 2

Nguyên nhân dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến trong nửa cuối thế kỉ XIX:

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công xâm lược toàn bộ nước ta. Trong khi đó, triều đình Huế lại thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đất nước về kinh tế và xã hội.

29 tháng 8 2020

2.

- Ngay khi bị xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến đều thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước trở thành tay sai.

- Nguyên nhân: Thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.

- Mục đích: Vơ vét tài khoản, không mở mang công nghiệp, tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,...

- Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp:

Quốc gia

Thời gian

Nội dung

In-đô-nê-xi-a

1905

Nhiều tổ chức công đoàn được thành lập, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác, Lê-nin.

Phi-líp-pin

1896 - 1898

Nước cộng hòa Phi-líp-pin ra đời, sau đó bị Mỹ thôn tính.

Cam-pu-chia

1863 - 1866

1866 - 1867

Khởi nghĩa A-cha-xoa lãnh đạo ở Ta Keo.

Khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê.

Lào

1901

1907

Đấu tranh của nhân dân Xa-van-na-khét.

Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven.

Miến Điện

đầu thế kỉ XX

Chống thực dân Anh diễn ra rất anh dũng, nhưng thất bại.

Việt Nam

đầu thế kỉ XX

Phong trào Cần vương, phong trào nông dân yêu nước diễn ra quyết liệt.


17 tháng 12 2020

- Một khi đã tiến hành công cuộc cải cách thì phải thực hiện một cách đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực và phải tiến hành đến cùng

- Trong quá trình tiến hành cải cách đất nước không áp dụng rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào từ bên ngoài mà phải chọn lọc những gì tinh hoa nhất từ các nước phát triển trên cở sở phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

- Bài học về giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước