K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2020

\(\sqrt[]{\hept{\begin{cases}\\\end{cases}}^{ }}\)ĐÉO BIẾT NHA

2 câu giống nhau về nội dung, ý nghĩa, đối tượng được thông báo và sắc thái biểu cảm , thái độ của người nói

- khác : a, câu bị đông

          b, câu chủ động

25 tháng 10 2016

Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ, nhưng điều lạ nhất và tôi thích thú nhất chính là những cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời. Nơi tôi đang sống không có những cánh đồng rộng như thế.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan.
Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.

Chúc bn hok tốt!!!!!!!!!haha

25 tháng 10 2016
Cuối tháng 5, những người dân quê tôi lại bắt tay vào mùa thu hoạch lúa. Người làm ruộng thì mùa nào cũng hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa hối hả nhất. Bởi gia đình nào cũng vận động hết nhân lực ra đồng thu hoạch, cho thóc được nắng, để cày bừa cho đất ải, còn cấy vụ mùa. Nhìn thấy thóc vàng là nhìn thấy no ấm, vì thế, khi lúa được mùa, không khí đồng áng cũng vui vẻ hơn. Những ngả đường, những cánh đồng dẫn về làng đều tấp nập xe cộ, người gồng gánh... Lúa có thể sẽ được tuốt ngay tại đồng, hoặc được chở về nhà. Và phải khi nào phơi được khô, thóc vàng thơm, đổ vào bồ thì bà con mới yên tâm.

Mùa lúa chín, cũng là lúc các em học sinh trong làng được nghỉ hè về phụ giúp gia đình, tiếng cười nói râm ran của các em làm xao động cả một cánh đồng. Những động tác chỉ bảo của cha mẹ hướng dẫn cầm liềm, cách gặt lúa như còn in đậm trong mỗi chúng ta. Vào mùa gặt, lúa trĩu bông và đó là công lao chăm sóc của cha mẹ, của những người nông dân lam lũ, một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Với những người con xa quê, khi nhớ về mùa gặt, lại liên tưởng về mùa mà áo mẹ cha ướt bởi những giọt mồ hôi! Đó còn là mùa mà trán mẹ cha như nhăn nheo, cái nhăn nheo của vất vả, của nhọc nhằn. Mà mùa này, mưa giông chẳng cần báo trước. Không gì khổ bằng lúa ướt, giông tới thì mưa cũng vừa trút, chỗ lúa bị ướt phải phơi, hong khô thật kỹ chứ không là phải bỏ. Có mùa gặt thì nắng như đổ lửa, nhân dân phải chạy nắng, đi gặt khi tiếng gà chưa gáy, mặt trời chưa tỏ. Thế mới biết, để có hạt gạo ăn, người nông phải vất vả đến nhường nào.
 

Mỗi mùa lúa chín, những mẹ, người cha tần tảo vẫn thường dạy các con phải biết quý hạt gạo. Đó là hạt ngọc của trời, là mồ hôi nước mắt của bao người làm ra nó. Vậy nên, mỗi khi ăn cơm, có hạt nào rơi vãi, mẹ bảo nhặt vào bằng được, không được dẫm lên. Người không ăn thì để đó vật ăn. Cố gắng ăn hết cơm trong bát, đừng để thừa, trước khi rửa chén cũng tráng đi lớp cơm còn đó, đừng vứt đi dù chỉ một hạt nhỏ nhoi.
 Mùa lúa chín, đi đâu cũng thấy bà con í ới hỏi thăm nhau “lúa năm nay được mùa không”, giá bán có cao không? Lúa càng trĩu hạt thì lưng cha mẹ càng còng. Trên gương mặt sạm đen vì nắng gió của những người nông dân. Tôi vẫn thấy màu nắng cũ, màu vàng của lúa, màu xanh với trắng của mây, màu tuổi thơ trên những cánh diều hay những ước mơ bé bỏng chập chờn trên cánh võng. Chỉ có bờ vai cha mẹ thì mòn đi, già hơn và chậm hơn. Còn những người con mong sao, ước mình là cơn gió mát, đổ về trên cánh đồng, hay ít nhất cũng là bóng cây cho cha mẹ bớt nóng, khô bớt mồ hôi. Và ao ước những mùa gặt nguyên lành, bình yên quê mình sẽ không bao giờ mất, để những người con xa quê, để mỗi người trong chúng ta, có lúc hoài niệm có thể trở về, tìm lại những ký ức đẹp trong lòng quê hương. Ở nơi đó có cha mẹ, có quê hương và có cả những mùa gặt- mùa lúa chín tình người.
9 tháng 10 2021

Tham khảo:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

      Trong bài ca dao trên tác giả đã khéo léo sử dụng thành công phép tu từ so sánh để nhằm nói lên công lao của bố mẹ . Tác giả muợn hình ảnh của " núi , biển" để sở sánh với công lao của bố mẹ . Qua đó làm tăng sức gợi cảm . Và  phép tu từ còn làm nổi bật lên công lao to lớn , rộng lớn , mênh mông và bảo là của bố mẹ dành cho người con. Hai câu thơ cuối của bài ca dao như lời nhắn , lời khuyên của bố mẹ . Câu thơ khuyên chúng ta hãy luôn ghi nhớ trong lòng những công lao to lớn ấy . Nó  cho ta thấy rõ bố mẹ là người cho ta rất nhiều thứ và là người chúng ta nợ nhiều nhất.

9 tháng 10 2021

TK:

            Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

            Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

            Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,… Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

            Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
27 tháng 12 2022

- Nghệ thuật: phép đối, phép điệp từ.

- Nội dung: Năm nào lúa được mùa thì cau sẽ mất mùa và ngược lại.

- Ý nghĩa: 

+ Kinh nghiệm về cách trồng trọt.

+ Bài học về sự tương đối trong cuộc sống, không có gì là toàn vẹn, tuyệt đột, quy luật bù trừ của cuộc sống, được cái này thì mất cái kia, không dễ có việc gì toàn vẹn được.

 

14 tháng 12 2022

e rất thích cảnh  cánh đồng mùa lúa chín

14 tháng 12 2022

Vàng như nước sì ting mùi thơm dịu nhẹ ,chỉ có thể là cánh đồng của bác hai của chú tư cô giúp việc nhà hàng xóm

tôi.

 

23 tháng 10 2021

Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người – đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đắt thấp núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày
Mai sau con lớn hơn thày
Các con ôm cả hai tay đất tròn.

Đọc bài thơ, ta thấy không quá khó để thuộc nằm lòng bởi được viết bằng thể thơ lục bát, gieo vần điệu dễ nhớ, cộng với ngôn từ giản dị vốn là cái chất rất đặc trưng của Tố Hữu. Không chỉ thế, cách tác giả so sánh đối lập và ví von cũng tạo nên cái riêng của những vần thơ và làm cho chúng trở nên đắt giá: “núi” và “đất”, “cao” và “thấp”, “già” và “non”, “biển” và “sông”… Sự so sánh đó khiến những điều nhỏ nhoi trở nên vĩ đại và đồng thời, khiến những thứ tưởng như vĩ đại sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu thiếu những điều nhỏ nhoi.

Một lần nữa, ta lại thấy sự khẳng định triết lý một người vì mọi người, mọi người vì một người mà tác giả đưa ra ở khổ đầu tiên được thể hiện trong hai khổ liền sau đó. Từ cách dùng câu khẳng định, phủ định ở bốn câu trong khổ thứ hai lẫn những câu hỏi tu từ trong khổ thứ ba đều làm toát lên ý tứ mà tác giả đã viết trong khổ đầu tiên: mỗi thực thể sống đều phải gắn với đồng loại, với môi trường mà nó đang sống, đang tồn tại mà nếu tách ra, thì sẽ không có sự tồn tại đó.

Không dài và ấn tượng như Việt Bắc, nhưng Tiếng ru đơn  giản hơn là một lời nhắn ngắn gọn nhưng da diết để nhắc nhở em thơ hãy biết yêu thương anh em, bầu bạn và rộng hơn là Trái đất nơi mình đang sống.  Tâm hồn thơ trẻ, suy cho cùng, rất thích hợp để tiếp thu những điều không phức tạp và đầy ý nghĩa nhân văn như vậy.

 đề bài : lập giàn ý cho bài văn trên Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như nhu cầu của họ. Cánh đồng lúa quê em đang đến mùa thu hoạch, từng bông lúa ngả màu vàng. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai. Sáng sớm ở quê em rất thanh bình và dịu êm, khi mọi người thức dậy, tiếng gà cất tiếng gáy vang...
Đọc tiếp

 đề bài : lập giàn ý cho bài văn trên 

Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như nhu cầu của họ. Cánh đồng lúa quê em đang đến mùa thu hoạch, từng bông lúa ngả màu vàng. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai. Sáng sớm ở quê em rất thanh bình và dịu êm, khi mọi người thức dậy, tiếng gà cất tiếng gáy vang xa đến xóm bên cạnh. Bình minh thức dậy sau một giấc ngủ dài. Buổi sáng, cánh đồng lúa còn cúi xuống, nặng trĩu từng bông, lá cũng đã chuyển sang màu vàng nhạt. Khi ánh mặt trời lên cao, cả cánh đồng sẽ khoác một tấm áo màu vàng rực rỡ, trải dài đến muôn nơi. Bình minh, những giọt sương mỏng manh còn e ấp đọng lại trên những lá lúa sắc nhọn. Lúc ánh mặt trời bắt đầu le lói thì những hại tròn bé tý ấy ánh lên màu vàng dịu nhẹ, hắt xuống mặt đường. Khoảnh khắc ấy thật tuyệt đẹp. Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc bình minh hé đã bắt đầu gượng thức dậy, đung đưa khi có làn gió mát lành thổi qua. Vì sáng mai nên nắng còn nhẹ, màu vàng của lúa chưa chói chang. Cánh đồng lúa lúc ấy nhìn như một bức tranh chỉ được tô đậm bằng màu vàng, là thứ vàng hanh dịu nhẹ. Thân lúa khi chín trở nên mềm hơn, đỡ cứng cáp hơn khi thì con gái nhưng rất dẻo dai. Vì dẻo dai nó mới có thể chứa được sức nặng của bông lúa khi trĩu xuống. Người dân trong xóm em khi mùa lúa chín thường thức dậy rất sớm để ra đồng đi gặt. Nhiều bác nông dân dắt trâu ra đồng, buộc dây vào chiếc xe kéo và bắt đầu xuống gặt. Tiếng gặt lúa nghe sột soạt, phá tan đi sự yên lặng của sáng sớm. Những chú trâu màu đen dường như điểm xuyết trên nền vàng của cánh đồng lúa, khiến cho bức tranhquê hương thêm sinh động hơn. Cánh đồng lúa quê em buổi sáng mai thật đẹp, một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng ý nghĩa. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín buổi sáng mai như thế này.

4
15 tháng 9 2021

Dàn ý bài văn tả cách đồng lúa quê em

I. Mở bài

Giới thiệu cảnh định tả: Đó là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau, có một dải đất chạy dài dưới hai chân đồi tạo thành một cánh đồng nhỏ hẹp. Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ quốc lộ Một đến tận các chân đồi. Ngắm cánh đồng vào buổi sáng thật là đẹp.

II. Thân bài

  • Khi bình minh xuất hiện, cánh đồng được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc.
  • Khi mặt trời lên cao, sương tan dần, cánh đồng hiện lên, màu xanh của lúa đang thì con gái che kín cả mặt ruộng, đẹp như một tấm thảm xanh.
  • Gió xuân từ trên đồi cao tràn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng.
  • Đây đó, xuất hiện bóng người ra thăm ruộng lúc ẩn lúc hiện, làm cho những chú chim bắt sâu lúa giật mình bay vọt lên cao.
  • Dọc các chân đồi người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào...
  • Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ quốc lộ.
  • Một đến thị trấn Kim Tân trung tâm của huyện, những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón thúc cho lúa.
  • Dải lụa xanh ấy quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết lúa lại khoai, ngô, sắn, rau màu... Cánh đồng luôn được nhuộm mới những sắc màu của cuộc sống.

III. Kết bài

Nắng đã lên cao mà em vẫn tần ngần ngắm mãi dải lụa xanh này không biết chán. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin hy vọng, chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.

Tỉ lệ đúng=tỉ lệ sai(=50%)

15 tháng 9 2021

.

    (Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng xuộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được)

    2. Thân bài:

    a. Tả bao quát

    - Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? (rộn rã, đông vui, sắc màu, trù phú)

    b. Tả chi tiết

    - Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng

    - Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ

    - Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ

    c. Quang cảnh ngày mùa

    - Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa

    - Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ

    - Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân

    - Những chú chim sẻ tinh nghịch thỉnh thoảng lại sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi

    3. Kết bài:

    - Nhận xét của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào mùa gặt

    - Tình cảm của em đối với cánh đồng và quê hương như thế nào?

    - Em có suy nghĩ gì về công sức của người nông dân khi làm ra hạt gạo?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

    14 tháng 12 2018

    Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã xế chiều rồi . Bầu trời trong xanh cao rộng. Những dải mấy trắng hồng kia như chiếc khăn voan vắt ngan bầu trời. Cánh đồng lúa quê em dưới ánh nắng chiều hè, màu vàng ươm. Chị gió chốc chốc lại thổi qua những đợt gió mạnh , làm cho những cây lúa nghiêng nghiêng cong cong như lưỡi liềm. Những chú chim hót líu lo, kết hợp vs dàn đồng ca mùa hạ-những chú ve sầu kêu vang khắp xóm làng , có lẽ ban nhạc này muốn cho tất cả mọi người cảm thấy thoải mái hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi . tiếng sáo diều vi vu, lẫn thêm tiếng hò reo vang động cả một góc trời. cánh đồng to như một thảm lụa khổng lồ . Sóng lúa gợn lăn tăn nô đù vs gió. hương lúa chín dìu dịu, thoang thoảng, lẫn với mùi bùn đất ngai ngái , mùi cỏ khô nồng nồng . thời gian dần trôi qua, rồi ngày hè hôm nay đã kết thúc. Cánh đòng cuối cùng thì cũng đã chìm vào màn đêm yên tĩnh. Ôi! Buổi chiều trên cánh đồng quê e thật tuyệt vời, tĩnh lặng, và đẹp đẽ!

    14 tháng 12 2018

    Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan.
    Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:


    Cày đồng đang buổi ban trưa
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
    Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần


    Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu.
    Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.

    Câu 1: “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được viết trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ. Em hãy nêu ý nghĩa của tác phẩm trong hoàn cảnh đó. Từ đó, em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn tác giả.Câu 2: Văn bản “Một thứ quà cùa lúa non: Cốm” được viết theo thổ loại nào? Hãy kể tên các tác phẩm cùng thể loại mà em đã học.Câu 3: “Cốm là thức quà riêng biệt cùa đất nước, là thức dâng cùa...
    Đọc tiếp

    Câu 1: “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được viết trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ. Em hãy nêu ý nghĩa của tác phẩm trong hoàn cảnh đó. Từ đó, em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn tác giả.

    Câu 2: Văn bản “Một thứ quà cùa lúa non: Cốm” được viết theo thổ loại nào? Hãy kể tên các tác phẩm cùng thể loại mà em đã học.

    Câu 3: “Cốm là thức quà riêng biệt cùa đất nước, là thức dâng cùa những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giàn dị và thanh khiết của đồng quê nội cò An Nam.” Nêu cảm nghĩ của em vé nhận xét trên?

    Câu 4: Theo em, việc dùng cốm làm đồ sêu tết, cưới hỏi có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

    Câu 5: “Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thà và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ, trong màu xanh cùa cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt cùa cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc”.

    Hãy phân tích ví dụ trên để chứng minh cho nhận xét: bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

    Câu 6: “Chỉ qua một thứ quà giản dị, quen thuộc, Thạch Lam đã gợi ra được cả hương vị, cả linh hồn của quê hương làng mạc Việt Nam, cả vè đẹp của tâm hổn và lối sống của con người Việt Nam. Điều đó khiến cho văn Thạch Lam ở đây thấm đượm một chất thơ, nhiều câu văn xuôi mà giống như thơ.” (Nguyễn Hoành Khung)

    Dựa vào nhận đinh trên, em hãy nêu cảm nhận của mình về chất thơ trong vãn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm”.

    Câu 7: Hãy tìm trong văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” những tên khác nhau Thạch Lam dùng để chỉ vể cốm. Theo em, những cách gọi như thế mang ý nghĩa gì?

    3
    23 tháng 1 2021

    ai giúp mik với 

    mik sắp đi hok r