K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2016

quê hương là nơi sinh ra, lớn lên, là nơi ghi dấu những kỉ niệm tuổi thơ.

14 tháng 4 2016

ăn cắp trên mạng hả thu trang

6 tháng 2 2019

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

6 tháng 2 2019

Mùa hè năm ngoái quả thực là một mùa hè mang lại cho em nhiều ý nghĩa với chuyến hành trình về Cúc Phương. Một cuộc gặp gỡ thú vị với một cánh rừng nguyên sinh ít ỏi còn lưu giữ được của Việt Nam. Đây là một cánh rừng khá đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nước ta, cây dây leo mọc chằng chịt qua các thân cây gỗ lớn, chúng quấn lấy thân cây chủ mà vươn lên. Có những bụi dây leo không biết đã sống nhờ như vậy từ bao giờ, chỉ biết chúng đan vào nhau tới mức khó mà nhận ra đâu là tán lá cây chủ, đâu là của cây sống gửi! Dưới lán rừng khá nguyên sơ này, thỉnh thoảng cũng có thể bắt gặp vài chú sóc dạn người, vài chú cáo với ánh mắt đầy vẻ đề phòng. Những chú sóc nhỏ nhanh nhẹn tìm kiếm trên mặt đất những hạt quả, hai chân trước đưa lên rất khéo léo như hai cánh tay đỡ lấy những phần thức ăn đưa lên miệng ăn ngon lành. Các chú cáo trông có vẻ như đang tìm kiếm bạn bè để trút một nỗi niềm gì đó! Có những khu được chỉ dẫn là có rắn, gà rừng hay chim chóc.... Chúng em cứ thả sức lang thang tìm kiếm và thưởng thức không khí trong lành, yên tĩnh tách xa những nơi dân cư sinh sống.

13 tháng 12 2018

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

Cụm danh từ là: nắng ngày hè, một bờ tường rào, hàng cây si, những cây xà cừ, các em nhỏ, các bà mẹ

26 tháng 12 2018

vy ơi ghê nhỉ

Quê hương là một tiếng ve, Lời ru của mẹ trưa hè à ơi, Dòng sông con nước đầy vơi, Quê hương là một góc trời tuổi thơ. Quê hương ngày ấy như mơ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu Quê hương là tiếng sáo diều Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê Quê hương là phiên chợ quê Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa Quê hương là một tiếng gà Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng Quê hương là cánh đồng vàng, Hương thơm lúa chín mênh...
Đọc tiếp

Quê hương là một tiếng ve, Lời ru của mẹ trưa hè à ơi, Dòng sông con nước đầy vơi, Quê hương là một góc trời tuổi thơ. Quê hương ngày ấy như mơ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu Quê hương là tiếng sáo diều Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê Quê hương là phiên chợ quê Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa Quê hương là một tiếng gà Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng Quê hương là cánh đồng vàng, Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều. Quê hương là dáng mẹ yêu, Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.
 
Câu 1.  Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Vì sao em nhận ra thể  thơ đó?
Câu 2. Em hãy chỉ ra những từ láy trong đoạn thơ trên?
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4.  Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?
Câu 5 . Những câu thơ sau gợi về những kỹ niệm nào của tuổi thơ? Những kỹ niệm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
 

2
6 tháng 11 2023

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do. Ta nhận ra thể thơ này dựa trên cách sắp xếp ý, không có quy tắc về số lượng âm tiết hoặc vần điệu.

Câu 2. Từ láy trong đoạn thơ trên bao gồm: "Quê hương", "bánh đa", "đồng vàng", "lúa chín".

Câu 3. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên là hình ảnh. Tác giả sử dụng các hình ảnh về quê hương, những âm thanh như tiếng sáo

6 tháng 11 2023

Câu 4. Nội dung chính của đoạn thơ là mô tả về quê hương và những kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào, đáng yêu.

Câu 5. Những câu thơ sau gợi về những kỷ niệm về tuổi thơ, như cảm giác như mơ, sự dại khờ đáng yêu của cậu bé, tiếng sáo diều và cánh cò trắng chiều chân đê. Những kỷ niệm này gợi lên cảm xúc của sự ngọt ngào, hạnh phúc và sự kết nối với quê hương.

Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp về sự yêu quê hương và những kỷ niệm đáng trân trọng về tuổi thơ. Tác giả muốn nhắc nhở chúng ta giữ vững tình yêu và ghi nhớ quê hương, nơi đã định hình và gắn kết với chúng ta.

15 tháng 12 2021

.

 

7 tháng 2 2019

1

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.

Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
2

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
 

10 tháng 2 2019

xao lại sai?

Sông Mã là một huyện vùng sâu,vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 100 km. Với diện tích tự nhiên là 1.639,72 km2, dân số khoảng 126.099 người. Sông Mã có 19 đơn vị hành chính gồm thị trấn Sông Mã và 18 xã. Cảnh quan thiên nhiên Sông Mã hùng vĩ, nhân dân các dân tộc Sông Mã anh dũng, kiên cường, tất cả những yếu tố đó đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi du khách khi tới thăm mảnh đất Sơn La (Sông Mã) tươi đẹp với các di tích tiêu biểu. Trong đó, Di tích lịch sử Cây đa Mường Hung là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và là một biểu tượng của sự kiên trung bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng và nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung. Cây đa Mường Hung, huyện Sông Mã Đây là một cây đa cổ thụ, cành lá sum suê, mọc tự nhiên bên bờ sông Mã, thuộc trung tâm xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Mường Hung thời kỳ thuộc Pháp là một tổng, bao gồm các xã: Nà Nghịu, Chiềng Khoang, Chiềng Cang, Chiềng Khương, Mường Sại và Mường Hung, trụ sở Tổng Mường Hung đặt tại trung tâm xã Mường Hung, huyện Sông Mã ngày nay. Để thực hiện chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, thực dân Pháp đã tổ chức ở Mường Hung bộ máy chính quyền hàng tổng, đứng đầu là "phìa", đây thực chất là chính quyền tay sai, bù nhìn của thực dân Pháp. Trước tình hình phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang phát triển mạnh mẽ trong những năm 1944-1945, thực dân pháp đã chỉ đạo phìa Mường Hung do hai tên phìa Cầm Văn Chôm và Cầm Văn Sức đứng đầu, dồn dân đến trung tâm của tổng Mường Hung. Mặt khác chúng tích cực xây dựng đồn bốt, tuyển mộ quân lính. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của tên quan Pháp, quân địch tại Mường Hung tổ chức nhiều cuộc lùng sục, bắt bớ, giết hại những người đi theo cách mạng, vơ vét của cải, khiến nhân dân ta vô cùng căm phẫn. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cùng với nhiều địa phương trong tỉnh Sơn La, chính quyền cách mạng lâm thời xã Mường Hung được thành lập. Ngay sau đó, chính quyền lâm thời đã xây dựng đội du kích, tổ chức tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trong vùng ủng hộ kháng chiến để đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai, bảo vệ chính quyền cách mạng. Năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm Sơn La, khôi phục lại bộ máy chính quyền tay sai cũ và điên cuồng đàn áp phong trào kháng chiến ở Mường Hung. Chúng lùng sục bắt bớ cán bộ kháng chiến và những người tham gia ủng hộ cách mạng, sử dụng những hình thức giết người hết sức dã man như chém đầu, mổ bụng, moi gan, chặt chân chặt tay thả trôi trên Sông Mã, chất củi thiêu sống... Đồng thời chúng tăng cường củng cố đồn bốt và dồn dân ở các vùng từ Nà Nghịu đến Mường Sại về sống tập trung ở quanh đồn để làm bia đỡ đạn cho chúng, ngăn cách giữa quần chúng với cách mạng. Năm 1948, chúng đã bắt 2 đồng chí quân báo là Lò văn Địa, Cầm Văn Lùn và đã hành quyết họ bằng hình thức thiêu sống dưới cây đa Mường Hung. Hai đồng chí đã anh dũng hy sinh, gương hy sinh của các đồng chí đã cổ vũ thêm tinh thần ủng hộ kháng chiến, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Mường Hung. Thời kỳ này, các cơ sở cách mạng trong vùng cũng bị địch triệt phá như gia đình ông quan “xíp xí” người Xinh Mun, gia đình ông Inh, ông Số, ông Linh đã bị chúng bắt, chặt đầu rồi thả xác trôi sông. Tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai đối với nhân dân Mường Hung chất cao như núi. Theo số liệu thống kê, trong thời gian này chúng đã giết hại 16 cán bộ chủ chốt, 9 đồng chí bộ đội và 365 người dân lương thiện. Do không chịu được cảnh đói khát, bệnh dịch tra tấn, đánh đập và lao động khổ sai, nhiều người dân vô tội đã chết, có ngày lên tới 20 người. Trước tình hình đó, chính quyền kháng chiến bí mật vận động nhân dân đấu tranh công khai với địch chống khủng bố, đòi thả người lao động cho đi làm ruộng, cứu đói lương thực cho dân. Kết quả của cuộc đấu tranh là địch đã phải nhượng bộ, chúng cho dân làm ruộng từ 8h sáng đến 4h chiều, ứng cứu lương thực cho dân, mỗi gia đình được phát một lon gạo trong một ngày. Mặc dù bị đàn áp, tra tấn, bắn giết rất dã man, nhưng với tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc Pháp và bọn tay sai bán nước, cán bộ và nhân dân Mường Hung vẫn một lòng theo cách mạng, ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc. Các cơ sở cách mạng vẫn nuôi giấu, tiếp tế cho cán bộ; đội du kích địa phương vẫn bí mật hoạt động uy hiếp quân địch. Địch hoang mang, chúng tăng quân tiếp viện tại bốt Mường Hung. Chúng điều lính khố đỏ từ Mường Lay - Lai Châu về, bổ xung lính phỉ từ Mường Lầm tăng viện cho Mường Hung hòng triệt phá cơ sở kháng chiến đang phát triển mạnh, ngăn chặn khả năng tiến công của bộ đội chủ lực ta. Cùng với khí thế tiến công trên toàn tỉnh, tháng 7/1949, bộ đội chủ lực đã phối hợp chặt chẽ với dân quân du kích, thường xuyên ngăn chặn đánh địch trên các tuyến đường giao thông, uy hiếp tuyến đường Sơn La - Lai Châu. Ngày 17/7/1949, ta phục kích địch trên đoạn đường Tạ Bú - Mường Bú, chặn đánh quân địch đi khủng bố từ Hua Trai trở về, đã tiêu diệt và làm bị thương 45 tên địch, trong đó có 8 tên Pháp, thu nhiều vũ khí. Ngày 5/8/1949, một đơn vị phục kích địch trên đường Mai Sơn - Bản Kéo bắt sống một sĩ quan Pháp, thu 9 khẩu súng và làm tan rã một trung đội địch. Tháng 9/1949, ta đánh vào Mường Hung, giành thắng lợi. Tháng 11/1949, ta mở chiến dịch Sông Mã nhằm phá vỡ phòng tuyến của địch, mở thông biên giới Việt - Lào và đẩy mạnh công tác xây dựng căn cứ cho chính phủ kháng chiến Lào. Ngày 24/12/1952, nhân dân và du kích địa phương đã phối hợp với quân chủ lực tấn công tiêu diệt đồn Mường Hung, lật đổ chính quyền tay sai của thực dân Pháp. Trong trận tấn công này, ta đã tiêu diệt 4 tên sỹ quan Pháp, 78 tên lính Dõng, 32 tên phỉ, thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng của địch, Mường Hung hoàn toàn giải phóng. Sau 7 năm kiên trì kháng chiến đi theo cách mạng (1945 - 1954) bất chấp sự nguy hiểm, đàn áp, khủng bố, chém giết của kẻ địch, nhân dân Mường Hung đã một lòng trung thành với cách mạng, cùng với bộ đội chủ lực lập được nhiều chiến công xuất sắc, tiêu diệt được nhiều địch, bảo vệ cơ sở cách mạng, giải phòng hoàn toàn Mường Hung, nhân dân thoát khỏi ách kìm kẹp của phìa tạo và thực dân Pháp Thời gian trôi qua nhưng tội ác của thực dân Pháp và tay sai đối với nhân dân Mường Hung mãi mãi in đậm trong ký ức của nhiều người dân nơi đây. Cây đa là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, đồng thời cũng như một biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên trung, bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng cũng như nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung.

14 tháng 3 2022

đoạn văn hay bài văn vậy em?

14 tháng 3 2022

cái nào cũng dc ạ, cho e tham khảo để làm thôi, nếu là bài văn thì tốt

Bài làm

Ngôi trường của em chính là trường THCS Phương Mai. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị, nó trùng tên với phường Phương Mai nơi em ở. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.

Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ. còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.

Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hay những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có ảnh và có khẩu hiệu "Thi đua dạy tốt, học tốt", "5 điều bác Hồ dạy" và "Tiên học lễ hậu học văn ".

Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua \"dạy tốt học tốt\ của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.

Sau này, dù có xa mái trường Phương Mai thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.

# Học tốt #

Góp ý nè :

-Trường bạn bạn phải biết chứ, chẳng nhẽ bọn mình trả lời thì là bạn đang tả trường của bọn mình à??