K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2017

Trả lời
Các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo (các mảng chờm lên nhau hoặc các mảng đang tách xa nhau).

18 tháng 8 2018

Các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí tiếp xúc các mảng kiến tạo (các mảng kiến tạo chờm lên nhau hoặc các mảng đang tách nhau ra).

4 tháng 10 2019

Đáp án: D. Ở nơi tiếp xúc giữa các nảng kiến tạo

Giải thích: (trang 66, 67 SGK Địa lí lớp 8).

1 tháng 1 2020

- Các dãy núi lớn: Cooc-đi-e, A-pa-lat, An-đet (châu Mĩ), Xcan-đi-na-vi, An-pơ (châu Âu); At-lát, Đrê-ken-bec (châu Phi), Cap-ca, Hin-đu-cuc, Thiên Sơn, Côn Luân, An-tai, Xai-an, Hi-ma-la-a, U-ran (Châu Á); Đông Ô-xtray-li-a (châu Đại Dương).

- Các sơn nguyên lớn: Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi (châu Phi), A-ráp, I-ran, Đê-can, Tây Tạng, Trung Xi-bia (châu Á), Tây Ô-xtray-li-a (châu Đại Dương), Bre-xin (châu Mĩ).

- Các đồng bằng lớn: đồng bằng trung tâm (Bắc Mĩ), A-ma-dôn, La Pla-ta (Nam Mĩ), Đông Âu (châu Âu), Công-gô (châu Phi), đồng bằng Ấn - Hằng, Mê Công, Hoa Bắc, Tây Xi-bia (châu Á), đồng bằng trung tâm (châu Đại dương).

22 tháng 1 2018

- Tên các dãy núi vòng cung chính của nước ta là:

+ Cánh cung Sông Gâm

+ Cánh cung Ngân Sơn

+ Cánh cung Bắc Sơn

+ Cánh cung Đông Triều

- Đặc điểm nổi bật của các dãy núi chạy theo hướng vòng cung là sườn đón gió mùa đông bắc và nằm theo hướng tây bắc - đông nam.

8 tháng 3 2022

Tham khảo

c , Dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam, dãy Bạch Mã, và Hoành Sơn đều có hướng đâm ngang ra biển. Chỉ có dãy Trường Sơn Nam chạy theo hướng vòng cung.

8 tháng 3 2022

Tham khảo

 Dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam, dãy Bạch Mã, và Hoành Sơn đều có hướng đâm ngang ra biển. Chỉ có dãy Trường Sơn Nam chạy theo hướng vòng cung.

17 tháng 9 2019

Dãy Hi-ma-lay-a nằm ở phía bắc của Nam Á. Quan sát lược đồ các mảng kiến tạo, xác định được dãy Hi-ma-lay-a hình thành do kết quả của hai mảng lục địa Ấu – Á và Ấn Độ xô vào nhau. Tại vị trí tiếp xúc, lớp vật chất bị nén ép đẩy lên cao và hình thành nên dãy núi cao.

Đáp án cần chọn là: B

4 tháng 6 2017

Trả lời
- Các dãy núi lớn: Coóc-đi-e, A-pa-lat, An-đét (châu Mĩ); Xcan-đi-na-vi, An-pơ (châu Âu); Al-lát, Đrê-ken-bec (châu Phi); Cap-ca, Hin-đu-cúc, Thiên Sơn, Côn Luân, An-tai, Xai-an, Hi-ma-lay-a, U-ran (châu Á); Đông Ô-xtrây-li-a (châu Đại dương).
- Các sơn nguyên lớn: Ê-ti-ô-pi-a. Đông Phi (châu Phi); A-ráp, I-ran, Đê-can, Tây Tạng. Trung Xi-bia (châu Á); Tây Ô-xtrây-li-a (châu Đại dương), Bra-xin (châu Mĩ)
- Các đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm (Bắc Mĩ), A-ma-dôn, La Pla-ta (Nam Mĩ); Đông Âu (châu Âu); Công-gô (châu Phi), đồng bằng Ấn - Hằng, Mê Công, Hoa Bắc, Tây Xi-bia (châu Á); đồng bằng Trung tâm (châu Đại dương).

4 tháng 3 2022

Vị trí địa lý 

– Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
– Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.
– Hệ tọa độ địa lí
* Phần đất liền:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23°23 B tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8°34 B tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102°09 Đ tại A Pa Chải (tỉnh Điện Biên), hoặc ghi chi tiết hơn là trên núi Pulasan, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109°24Đ tại bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa), hoặc ghi chi tiết hơn là tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
* Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50 B và từ khoảng kinh độ 101°Đ đến 117°20 Đ tại Biển Đông.
– Kinh tuyến 105°Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

Ngắn nhất có thể rồi nha bạn

25 tháng 10 2017

* Thuận lợi

- Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở Đông Á, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản. Với vị trí đó, Nhật Bản có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển và giao lưu dễ dàng với các châu lục bằng đường biển.

- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khá tốt, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng.

- Nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá hồi...).

- Nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng và nhiều loại cây trồng.

- Sông ngòi: nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.

- Có nhiều suối khoáng nóng (do có nhiều núi lửa hoạt động) và phong cảnh thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện để phát triển du lịch.

- Địa hình chủ yếu là đồi núi với hệ đất feralit, khí hậu gió mùa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.

* Khó khăn

- Nghèo khoáng sản (ngoài than đá và đồng, các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể).

- Thiên tại thường xảy ra: núi lửa, động đất, bão và sóng thần.