K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

PTBD: Tự sự

Nội dung chính: Đoạn trích nói về việc Trương Sinh tin lời con nhỏ, nghi oan cho vợ, dẫn đến cái chết của Vũ Nương

“Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ , rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.Đứa con ngây thơ nói:- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha...
Đọc tiếp

“Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ , rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đứa con ngây thơ nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.”

Câu 1 (1 đ): Đó là truyện truyền kì nào? Của ai? Hãy chuyển lời thoại khi Trương Sinh dỗ dành con sang cách dẫn gián tiếp.

Câu 3 (1.0đ): Câu nói của đứa con  “- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.” gợi nhắc đến chi tiết nào trong truyện? Vì sao có thể nói, nếu không có chi tiết ấy thì cốt truyện không phát triển được?

1
15 tháng 8 2021

Câu 1: - Đó là truyện truyền kì: Người con gái Nam Xương

- Của: Nguyễn Dữ

-  Chuyển lời thoại khi Trương Sinh dỗ dành con sang cách dẫn gián tiếp: Sinh dỗ dành nó đừng khóc, vì chàng về, bà mất, lòng chàng buồn khổ lắm rồi.

Câu 3: - Câu nói của đứa con  “- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.” gợi nhắc đến chi tiết cái bóng trong truyện

- Có thể nói, nếu không có chi tiết ấy thì cốt truyện không phát triển được: Bởi cái bóng chính là đầu mối câu chuyện, là mối oan tình của Vũ Nương, làm nên sự kịch tính cho truyện

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.Đứa con ngây thơ nói:- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết...
Đọc tiếp

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đứa con ngây thơ nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:

- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

                                                                                                (Ngữ văn 9/ tập 1)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (0,5 đ)  Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 5. (1.5 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao?

1
11 tháng 11 2021

Câu 1:

Sử dụng PTBĐ: Tự sự.

Câu 2:

Một thán từ được sử dụng trong đoạn văn trên: Ô hay!

( Ở chỗ: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thit.")

Câu 3:

Ghi lại lời dẫn trực tiếp : Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

6 tháng 7 2023

"Chuyển trực tiếp sang gián tiếp", nhớ ghi đề chỉn chu nha bạn!

- Sinh dỗ dành bé Đản rằng hãy nín đi và đừng khóc, cha về bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

- Đứa con thơ ngây nói là ô hay, thế ra ông cũng là cha tôi ư?. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.​

- Đứa con nhỏ nói là trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Chuyển đoạn hội thoại thành một đoạn văn kể chuyện:

Trương Sinh kiên nhẫn dỗ dành bé Đản bảo em nín và đừng khóc. Chàng bày tỏ nỗi niềm về mà bà đã mất, lòng chàng buồn khổ lắm. Nghe thế, ​đứa con thơ ngây hỏi Sinh rằng chàng cũng là cha của nó sao. Nó nói thêm chàng lại biết nói, chứ không như cha nó trước kia - là chiếc bóng chỉ nín thin thít. ​Chàng ngạc nhiên gạn hỏi thì đứa con nhỏ nói trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ nó đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế nó cả.

7 tháng 7 2023

Sau khi cha trở về, đứa con nhỏ đã nín đi và không khóc nữa. Cha cảm thấy buồn khổ vì bà đã mất. Đứa con thơ ngây nói rằng ông cũng là cha của nó à? Ông biết nói chuyện, không giống như cha nó trước đây chỉ im lặng. Chàng ngạc nhiên hỏi và đứa con nhỏ tiếp tục kể rằng trước đây thường có một người đàn ông đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

 
19 tháng 11 2018

Khi Trương Sinh dỗ con , bé Đản ngây thơ hỏi rằng Trương Sinh cũng là ba của cậu ư ? Cậu nói rằng cậu cũng có ba nhưng ba cậu chỉ nín thin thít chứ ko như Trương Sinh lại biết nói . Khi nghe con trai nói vậy , Trương Sinh gạn hỏi thì Đản bảo là tối nào người cha ấy cx đến , mẹ Đản đi cx đi , mẹ Đản ngồi cx ngồi , quấn quýt như hình vs bóng nhưng lại chẳng bao h bế Đản cả .

Phương châm về chất vì Đản nói đúng sự thật những gì thằng bé quan sát, chứng kiến với Trương Sinh.

12 tháng 7 2021

1. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm

13 tháng 7 2021

giúp e c1 đc ko ạ

Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:- Cha Đản lại đến kia kìa!Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:- Đây này!Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi. âu 1: (1điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?Câu trả lời...
Đọc tiếp

Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi. 

âu 1: (1điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

Câu trả lời của bạn

Câu 2: (1điểm) Ghi lại tên tác giả của đoạn trích trên?

Câu trả lời của bạn

Câu 3: (1điểm) Cho biết “nàng” trong trích trên là nhân vật nào trong truyện?

Câu trả lời của bạn

Câu 4: (1điểm) Trong đoạn trích có câu: “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”. Theo em, “nàng” đã gánh chịu nỗi oan gì?

Câu trả lời của bạn

Câu 5: (1điểm) Trong đoạn trích trên, đứa con khi trả lời với cha mình chỉ đáp “Đây này!”. Theo em, đứa con đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

Câu trả lời của bạn

Câu 6: (1điểm) Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?

Câu trả lời của bạn

2
22 tháng 11 2021

1. Chuyện người con gái Nam Xương

2. Nguyễn Dữ

3. Vũ Nương 

4. Nỗi oan bị hiểu nhầm rằng ko chung thuỷ vs ck 

5. Phương châm lịch sự, 

6. Đây này

22 tháng 11 2021

Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 2: Nguyễn Dữ

Câu 3: Vũ nương

Câu 4: Nỗi oan bị nghi ngờ có dan díu, không chung tình.

Câu 5: Phương châm hội thoại lịch sự.

Câu 6: Cha Đản lại đến kia kìa!