K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2018

Bộ phim Hachi: A Dog's Tale được xây dựng trên câu chuyện về cuộc đời của một chú chó giống Akita tên là Hachi và sự trung thành của Hachi đối với người chủ của mình – giáo sư Hidesaburo Ueno. Câu chuyện về chú đã được người Nhật xem như biểu tượng về tình yêu thương. Câu chuyện của Hachi không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản mà còn trên thế giới nên nhiều năm sau khi chú mất, các nhà làm phim Mỹ đã quyết định sẽ viết nên câu chuyện của Hachi thành một bộ phim như một hình thức tưởng nhớ đến chú và cho mọi người biết rằng: “Đôi khi tình yêu không chỉ xuất phát từ con người, cũng không cần bất cứ lời nói nào mà ta vẫn cảm nhận được rằng ta cũng được yêu thương chỉ cần bằng trái tim.”


Đây là một trong những bộ phim lấy đi nhiều nước mắt của người xem nhất mà nhân vật chính không phải là con người, nó không biết nói, nó cũng chẳng khóc nhưng bộ phim đã tận dụng gần như triệt để các khía cạnh khác nhau để người xem có thể đồng cảm với mọi nhân vật. Một bộ phim tưởng chừng như vô cùng đơn giản, chỉ xoay quanh một vài khung cảnh, giới hạn bởi tuyến nhân vật và lời thoại thế nhưng lại không hề nhàm chán và rời rạc. Bộ phim đã thành công ngoài mong đợi khi không chỉ đưa đến người xem câu chuyện của Hachi mà còn mà còn nhiều ý nghĩa sâu sắc.


Khi xem phim, chúng ta chỉ chú ý đến Hachi và sự trung thành của chú mà không để tâm đến một điều cũng quan trọng không kém, đó là tình thương gia đình. Bộ phim đã khắc họa chân dung của giáo sư Parker là một người đàn ông hiền lành, tràn đầy tình yêu thương với mọi người. Ông yêu thương vợ con, cuộc sống của ông chỉ xoay quanh sự đam mê trong công việc, âm nhạc và gia đình cho đến khi có thêm Hachi xuất hiện trong đời ông. Ông luôn dịu dàng và nâng niu vợ của mình, dẫu cho bà có khó chịu, nhăn nhó khi ông mang Hachi về nhà, ông vẫn nhẹ nhàng dỗ dành vợ, tỉ tê ngọt ngào với bà mỗi ngày để bà đồng ý chấp nhận Hachi. Ông yêu thương con gái của mình rất nhiều. Dù cho các phân cảnh của hai cha con rất ít nhưng ta vẫn dễ dàng nhận ra khi hai người trò chuyện với nhau một cách vui vẻ như hai người bạn. Khi cô dẫn người yêu về ra mắt gia đình, ông cũng vui vẻ và đón nhận anh. Khi nghe tin cô có em bé ông bất ngờ đến đập đầu vào trần nhà và vui mừng ôm lấy cô. Và với Hachi, ông không coi nó là một con vật, một con thú cưng, ông đối xử với Hachi như một đứa trẻ, như đứa con của mình. Qua một số chi tiết của phim ta có thể hiểu được rằng ông bà Wilson có một đứa con trai nhưng có lẽ cậu đã qua đời và các thành viên trong gia đình rất hiếm nhắc đến cậu, nhất là trước mặt Parker. Từ khi gặp Hachi ông đã xem chú như một phần của mình, ông để chú đắp mềnh của mình, để chú ăn cùng mình, để chú ngủ cùng mình và để chú chơi đồ chơi của con trai của mình. Mỗi khi bà Cate nổi giận với Hachi, ông đều vuốt giận và che chở cho Hachi như che chở một đứa trẻ khờ dại. Ta có thể nhìn thấy ở ngôi nhà ấy, gia đình Wilson là một gia đình hạnh phúc và yêu thương nhau.

19 tháng 11 2018

Hachiko - Chú chó đợi chờ là cuốn sách viết về chú chó nổi tiếng Hachiko và tình cảm sâu sắc của chú dành cho người chủ đã mất trong suốt mười năm, cho đến khi chú cũng trút hơi thở cuối cùng.            

Chú chó Hachiko sống ở Tokyo cùng với gia đình giáo sư Eisaburo Ueno. Hàng ngày, vào buổi sáng Hachiko theo chân giáo sư đến nhà ga tiễn ông lên tàu đi làm. Buổi chiều ngày nào cũng vậy, nắng cũng như mưa, vào lúc 5 giờ chiều, Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về.

Rồi đến một ngày Hachiko tiễn giáo sư lên tàu đi làm và ông không bao giờ trở về nữa vì một cơn đột quỵ. Nhưng chú chó vẫn chờ đợi, vẫn có mặt hàng ngày lúc 5 giờ tại nhà ga. Dù bao nhiêu ngày tháng đã trôi qua, dù bao nhiêu chuyến tàu đã cập bến, Hachiko vẫn không hề nản lòng, chú vẫn đứng đó, đợi và đợi.Con đường từ nhà đến ga, từ ga về nhà là khoảng thời gian vui vẻ của Hachiko. Giáo sư Eisaburo Ueno luôn ân cần trò chuyện, chỉ bảo cho chú chó những điều mới lạ hay kể cho Hachiko nghe những tâm tư của ông.  

"Trong thời khác đó, rất nhiều hành khách lại gần Hachiko, gãi đầu nó hay cười với nó, nhưng nó vẫn nhìn đăm đăm vào cánh cửa lúc mở ra, lúc đóng vào, phát ra những tiếng động của kim loại mỗi khi có người đi qua. Nó chờ nghe tiếng gõ của cây ba toong của giáo sư Eisaburo Ueno.

Có một ngày nào đó, ông đã nói với nó rằng tất cả những nghệ nhân đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật cắm hoa ikebana đều có chung một đặc điểm, đó là tất cả những gì họ thấy chỉ là một bông hoa và tất cả những gì họ mơ đến là trăng. Giáo sư, như mọi người đều biết, không bao giờ nói sai cả. Tuy Hachiko không có đủ kiên nhẫn để cắm hoa ikebana, nó cũng mơ đến một vầng trăng".

Sau cái chết của giáo sư, gia đình ông chuyển nhà và Hachiko cũng bị đem cho. Nhưng nó thường xuyên cắn đứt dây buộc, tìm mọi cách về nhà cũ. Và chờ giáo sư tại nhà ga Shibuya vào đúng 5 giờ chiều như trước đây. Kể từ đó, Hachiko trở thành một con chó hoang không nhà, không ai chăm sóc sống nhờ vào chút đồ ăn bố thí.

Rồi ngày chuyển thành tháng, tháng chuyển thành mùa, mùa trở thành năm. Đã 9 mùa đông trôi qua, vật đổi sao dời, lòng người cũng đổi thay, chỉ có lòng thương nhớ chủ của Hachiko là không hề phai nhạt. Năm tháng đã lấy đi sức lực của nó, từ một chú chó nhỏ nghịch ngợm giờ nó đã trở thành một con chó già yếu với bộ lông tả tơi xơ xác, bàn chân đau nhức vì thấp khớp.

Bất chấp tất cả những điều đó, mỗi buổi chiều nó luôn xuất hiện vào cùng một thời điểm, cùng một vị trí và nằm tại đó cho đến khi chuyến tàu cuối cùng lăn bánh trong đêm. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bão tuyết hay mưa rào, Hachiko vẫn kiên gan chờ đợi.

Một buổi sáng lạnh tháng 3/1935, những hành khách đầu tiên đến ga Shibuya phát hiện Hachiko nằm bất động, lạnh ngắt trên sân ga trơ trọi. Có lẽ cuối cùng, Hachiko đã có thể ở bên cạnh ông giáo sư mãi mãi...

Hachiko đã trở thành một hình tượng nổi tiếng về lòng trung thành tại đất nước Nhật Bản và bức tượng của Hachiko đã được đặt trang trọng ở sân ga Shibuya nơi chú đã đợi chủ nhân suốt mười năm.   

Hachiko đã vượt qua biên giới nước Nhật để trở thành một trong những chú chó nổi tiếng nhất thế giới, biểu tượng về tình bạn chung thủy nhất. Câu chuyện của Hachiko được kể lại với lời văn sâu lắng của nhà văn Luis Prats cùng hình minh họa màu nước ấn tượng của Zuzanna Celej sẽ làm lay động trái tim và truyền cảm hứng cho bạn theo đúng cách nó đã làm rung động hàng triệu con tim trên thế giới.

11 tháng 3 2022

viết để tham khảo hay để chép?

11 tháng 3 2022

chép đc k bạn

 

26 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân trọng và một trong những điều ấy đó chính là tình cảm gia đình .Vậy đã có ai tự hỏi mình rằng tình cảm gia đình là gì chưa và tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến như vậy? Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm quý báu ấy, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng đón lấy mình, mình đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc mỗi sáng, một bữa cơm ấm cúng ,…, chỉ những việc làm nhỏ đó thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này.​

30 tháng 4 2022

tk
Đi ngược lại với câu thành ngữ “Tự lực cánh sinh”, xã hội ngày nay nổi lên lối sống tiêu cực, thụ động, được gọi là lối sống ăn bám. “Ăn bám” ở đây là cách nói chỉ hành động, lối sống thích phụ thuộc, dựa dẫm, sống nhờ gần như hoàn toàn vào người khác mà không chịu làm việc, hoạt động. Lối sống ăn bám được biểu hiện ở việc không chịu làm việc kiếm tiền, chỉ biết ngửa tay ra xin tiền, không có chính kiến và quan điểm riêng mà chỉ phụ thuộc vào sự sắp xếp của người khác. Lối sống này chủ yếu có trong gia đình bởi đó là nơi mà những người thân đùm bọc, che chở nhau hết mực. Lợi dụng tình thân đó, nhiều người đã tự cho mình cái quyền “được người khác nuôi” và ỷ lại, không chịu học tập, làm việc. Những người sống ăn bám, lười biếng chắc chắn sẽ không nhận được sự kính trọng, kiêng nể, tin tưởng từ những người xung quanh. Vậy nguyên nhân bùng phát lối sống tiêu cực này là gì? Theo tôi, nguyên nhân không chỉ đến từ bản thân người có lối sống ăn bám mà còn xuất phát từ sự chiều chuộng, nâng niu quá mức từ người thân mà chủ yếu là bố mẹ, ông bà. Lối sống ăn bám là lối sống tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người và sự văn minh, giàu đẹp của xã hội, bởi lối sống đó sẽ là mầm mống cho nhiều tệ nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp,… Chính vì vậy, mỗi người chúng ta cần tránh xa lối sống ăn bám bằng cách tự nhận thức giá trị của bản thân, luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng để xây dựng cuộc sống riêng của mình.

3 tháng 2 2021

Tình cảm gia đình trong chiến tranh là một tình cảm đặc biệt thiêng liêng, bom đạn của chiến tranh tuy ác liệt nhưng không thể chia cách được họ. Tình cảm trong gia đình hiện nay cũng vậy, không có gì chia cắt được

Với hoàn cảnh cảm động giữa cha con ông Sáu và bé Thu, ta thấy được sự chia cắt của chiến tranh đã dẫn đến những bi kịch đau xót ấy. Tình cảm của họ rất lớn lao nhưng chỉ vì chiến tranh mà tình cảm ấy đã bị sứt mẻ, không được bền chặt. Phải đợi cho đến giây phút cao trào nhất thì tình cảm ấy mới được bộc phát từ bé Thu.

Qua đây cho thấy, tình cảm trong chiến tranh hoàn cảnh nhưng rất mãnh liệt và thấm thía. Tuy không đến được đích cuối nhưng để lại những tâm tư sâu lắng. Còn cuộc sống hiện tại đã đầy đủ tiện nghi hơn, thứ tình cảm ấy vẫn luôn tồn đọng nhưng có lẽ không sâu sắc bằng hồi chiến tranh.

23 tháng 1 2018

- Tuổi trẻ Việt Nam khi thể hiện lòng yêu nước.

Tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo vận mệnh, tương lai non sông đất nước vì vậy tuổi trẻ cần hiểu được vị trí quan trọng của mình.

       + Vốn tri thức, đạo đức được rèn luyện từ nhà trường là nền tảng cơ bản để thực hành trong đời sống.

       + Tuổi trẻ phải nỗ lực không ngừng học hỏi, phát triển về khoa học, kĩ thuật để bắt kịp với sự phát triển của thế giới.

       + Tuổi trẻ cần nuôi dưỡng trong mình tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, niềm tự tôn dân tộc.

       + Cần ý thức việc trau dồi tri thức và đạo đức ngay khi còn trẻ.