K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2022

REFER

- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.

- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

31 tháng 3 2022

- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

 


 

NG
23 tháng 10 2023

Phong trào này đã diễn ra qua nhiều cuộc khởi nghĩa: 

1. Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1885-1896): Phan Đình Phùng là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào Cần Vương và đã tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp, như cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1885) và cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1887).

2. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886): Cuộc khởi nghĩa này do Nguyễn Trung Trực và các thủ lĩnh khác tổ chức, nhằm chống lại cả Pháp và triều đình Nguyễn.

3. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1889): Cuộc khởi nghĩa này được lãnh đạo bởi Hà Thanh Nhân và đánh vào các đơn vị quân đội Pháp tại Bắc Sơn, Hà Tĩnh.

Nhận xét
- Về tình hình phong trào Cần Vương ở Quảng Ngãi, đây là một trong những tỉnh phía Nam nơi phong trào này có sự ảnh hưởng mạnh mẽ. Quảng Ngãi đã trở thành một tâm điểm của các cuộc khởi nghĩa và sự đấu tranh chống lại ách đô hộ của Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra tại địa phương này, và nhiều tên tuổi nổi tiếng của phong trào Cần Vương, như Phan Châu Trinh, đã có sự đóng góp lớn cho tình hình ở Quảng Ngãi.

- Phong trào Cần Vương đã đánh dấu sự kháng cự của người Việt Nam trước sự xâm lược của Pháp và ý thức dân tộc nổi lên mạnh mẽ. Mặc dù không thể đạt được chiến thắng lớn trong cuộc đấu tranh này, nhưng nó đã đặt nền móng cho các phong trào đấu tranh dân tộc sau này và là một phần quan trọng trong lịch sử đấu tranh của Việt Nam.

13 tháng 3 2022

Hoàn cảnh bùng nổ:

- Sau hiếp ước Qúy Mùi(Hác Măng) và hiệp ước Pa-tơ-nốt,chấm dứt sự tồn tại triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập,thay vào là chế độ  thuộc địa nửa phong kiến\(\rightarrow\) quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp cơ bản đã hoàn thành

- Phải chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay thực dân Pháp khi có điều kiện.Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng,tích trữ lương thảo,khí giới,..thẳng tay trừng trị những kẻ thân Pháp và đưa Ưng Lịch lên ngôi tức vua Hàm Nghi

- Đêm mồng 4 rạng sáng mùng 5-7-1885,Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.Sau khi củng cố tinh thần,quân Pháp đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng Thành

- Cuộc tấn công thất bại,Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy về Tân Sở(Quảng Trị).Tại đây,ngày 13-7-1885,ông nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương"

\(\Rightarrow\)Phong trào Cần Vương bùng nổ và diễn ra sôi nổi

Các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong Phong trào Cần Vương:

- Khởi nghĩa Ba đình(1886-1887)

- Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892)

- Khởi nghĩa Hương Khê(1885-1896)

Nhận xét phong trào Cần Vương:

- Lực lượng lãnh đạo: văn thân và sĩ phu yêu nước

- Lực lượng tham gia: Đông đảo nhân dân,sĩ phu,văn thần yêu nước,..

- Địa bàn hoạt động: Rộng khắp Trung Kì và Bắc Kì

- Thời gian diễn ra: 1883-1896

- Tính chất: phong trào yêu nước chống ngoại xâm nhưng bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến

- Phương pháp đấu tranh:chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang

- Kết quả:Thất bại (do vẫn giữ hệ tư tưởng phong kiến,tương quan lực lượng,do đường lố lãnh đạo,phương pháp tác chiến,...)

- Ý nghĩa:

+ Để lại nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

+ Thể hiện ý chí,tinh thần đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân

+ Có vai trò lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

13 tháng 3 2022

Tham khảo:

Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.

2 tháng 4 2021

Ý 1:

 

Hoàn cảnh:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

Ý 2:

 - Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.



 

30 tháng 4 2021

Khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa của nông dân Yên Thế mang tính chất tự phát. Mà phong trào Cần Vương nghĩa là phò giúp vua

30 tháng 4 2021

Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa của nông dân mang tính chất tự phát và mục đích ổn định cuộc sống và bảo vệ xóm làng

Phong trào Cần vương là phong trào giúp vua cứu nước

30 tháng 3 2021

Câu 2 : Khởi nghĩa Yên Thế :

 Ng(x) : - kinh tế nông nghiệp sa sút , đời sống nông dân vô cung khó khăn

            - Khi Pháp thi hành chính sách Bình Định cuộc sống của họ bị ảnh hưởng 

-> Nhân Dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh

Diễn biến : 

 * Giai đoạn 1 ( 1884 -1892 ) : nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng dưới sự chỉ huy của Đề Nắm

 *Giai đoạn 2 ( 1893 - 1908 ) : Nghĩa quân vừa xây dừng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám

*Giaij đoạn 3 ( 1909 - 1913) : Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế lực lượng nghĩa quân hao mòn . 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại . Phong trào tan rã 

    

30 tháng 3 2021

   Câu 1:

a) Hoàn cảnh:

- Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện. Ổng ra sức xây dựng lực lượng, căn cứ, tích trữ lương thực, đưa Hàm Nghi lên ngôi.

- Pháp lo sợ, tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến. Tình hình căng thẳng

b) Diễn biến- Kết quả

- Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5/7/1885, ta tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp rối loạn. Sau đó phản công chiếm Hoàng Thành, trả thù dã man nhân dân ta.

Câu 2:

* Khởi nghĩa Yên Thế

- Hoàn cảnh:

+ Yến Thế nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, là vùng đồi núi hiểm trở

+ Nông nghiệp thời Nguyễn sa sút, nhân dân đồng bằng Bắc Kì bỏ đi nơi khác sinh sống.  Một số người lên Yên Thế

+ Giữa thế kỉ XIX, họ lập làng và tổ chức sản xuất

+ Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì. Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Người dân Yên Thế đứng lên chống Pháp để bảo vệ cuộc sống của mình

- Diễn biến:

Thời gianSự kiện
1884-1892

-Nhiều toán nghĩa quân hoạt động. Thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm.

- Tháng 4/1892, Đề Nắm mất, Đề Thám(Hoàng Hoa Thám) lên thay

1893-1908- Nghĩa quân vừa chiến đất vừa xây dựng cơ sở, liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác, 2 lần giảng hoà với Pháp
1909-1913- Thực dân Pháp tấn công lên căn cự, lực lượng nghĩa quân hao mòn
10/2/1913- Đề Thám hi sinh, phong trào tan rã.

- Kết quả: Khởi nghĩa thất bại

- Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần yêu nước, khả năng cách mạng của giai cấp nông dân Việt Nam, cũng cho thấy cách mạng Việt Nam cần phải có 1 giai cấp lãnh đạo ưu việt hơn.

* Phong trào Cần Vương:

a) Hoàn cảnh:

- Cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị)

- Ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ban '' Chiếu Cần Vương''

- Nội dung: Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước, làm bùng lên phong trào Cần Vương

b) Diễn biến:

- Giai đoạn 1:(1885-1888), phong trào nổ ra trong cả nước, sôi nổi nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì. Từ căn cứ Tân Sở, Tôn Thất Thuyết ra Bắc, lập căn cứ ở Phú Gia, huyện Hương Khê( Hà Tĩnh), sau đó mở rộng là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Nghĩa quân nhận được sự ủng hộ của đồng bào

- Năm 1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện

- Tháng 11/1888, Hàm Nghi bị bắt và lưu đày sang An-giê-ri

- Giai đoạn 2:(1888-1896): phong trào quy tụ trong các cuộc khởi nghĩa lớn

16 tháng 3 2022

13. Ở Bán đảo Sơn Trà

Quân dân Đà Nẵng chiến đấu quyết liệt, cầm chân Pháp trên bán đảo.

14 Tham khảo

Cần Vương được hiểu  giúp vua, nó có ý nghĩa cho sự phò vua giúp nước. Thực chất phong trào Cần Vương là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang diễn ra trên phạm vi cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng từ chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

Gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn I – Cần vương có vua (1885 – 1888)

Giai đoạn II – Cần vương không vua (1888 – 1896)

15. Tham khảo

 

- Hạn chế của các đề nghị cải cách: lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.

- Nguyên nhân khiến cho những đề nghị cải cách không thực hiện được: chủ yếu là do triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.

- Ý nghĩa của những đề nghị cải cách: 

+ Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

+ Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.

 

 

 

17 tháng 3 2022

bạn lên mạng tra đúng ko :)

20 tháng 1 2019

- Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

- Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.

21 tháng 2 2021

Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu cần vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó,phong trào yêu nước chống xâm lược  trở lên sôi nổi,nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt - Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào. 

21 tháng 2 2021

Phong trào Cần Vương chỉ nổ ra ở Bắc Kì và Trung Kì mà không nổ ra ở Nam Kì vì :

+) Khi đó Nam Kì đã là thuộc địa của Pháp , sức ảnh hưởng của phong trào không đủ mạnh 

+) Đến thời điểm phong trào Cần Vương nổ ra, hầu hết các lãnh tụ của Nam Kì đều đã bị giết hại , Nam Kì không có người lãnh đạo

16 tháng 3 2021

Giống nhau:
Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Đều thất bại
Khác nhau:
Lãnh đạo:
Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương
Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám
Mục tiêu:
Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.
PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội.
Địa bàn hoạt động:
Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì
Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang.

Tính chất:
PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát.
Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế
Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.
Nguyên nhân thất bại :
- ko liên kết phong trào cả nước
- Lãnh đạo bảo thủ, phong kiến
- Lực lượng ít
- Địa bàn hoạt động hẹp

Đều là làm truyện nhân đứcgiúp đỡ nhân  dân nghèo đóiCó chính quyền đúng đắn 
16 tháng 3 2021

NX: phong trào "Cần Vương", "Yên Thế" là một trong những phong trào kháng chiến chống Pháp cứu nước của nhân dân ta. Cả hai phong trào này được rất nhiều tầng lớp tham gia kháng chiến. Tuy thất bại nhưng để lại rất nhiều ý nghĩa trong lòng người dân trên cả nước. 

 Good luck~