K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2018

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Ý nghĩa tả thực: mùa thu, trời bớt sấm chớp trên những hàng cây cao, cổ thụ

- Sấm còn tượng trưng cho những biến động bất thường, những khó khăn, sóng gió trong cuộc đời

- Hàng cây đứng tuổi để chỉ những người từng trải, có kinh nghiệm sống, có sự vững vàng, bản lĩnh

→ Hai câu kết khẳng định, việc con người từng trải cũng giống như hàng cây cổ thụ vững vàng không còn sợ sệt, ngạc nhiên trước những biến động của cuộc đời.

3 tháng 3 2018

Cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh: Con cò, nói với con, Mùa xuân nho nhỏ

     + Về hình thức: bài viết dưới dạng lời tâm tình, nhắc nhở, dặn dò con, với giọng điệu tha thiết, trìu mến, tin cậy

     + Về cảm xúc: bài thơ có cảm xúc được thể hiện qua cách nói chân thành, mộc mạc mang đậm nét đặc trưng của người dân tộc miền núi

     + Cách độc đáo trong việc tạo hình: những hình ảnh độc đáo, gợi tả, gợi cảm đậm màu sắc rừng núi. Hình ảnh cụ thể, gần gũi được ví von, so sánh để khái quát những khái niệm trừu tượng, nhằm ca ngợi sức sống trường tồn, khỏe khoắn của người dân tộc Tày

- Bài thơ con cò

     + Hình thức: lời hát ru tâm tình của người mẹ

     + Cảm xúc: sáng tạo hình ảnh thiên về ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng rất gần gũi, quen thuộc, khả năng hàm chứa ý nghĩa mớ.

     + Xây dựng hình ảnh con cò mang tính biểu tượng chứa đựng triết lý, khái quát quy luật tình cảm có ý nghĩa sâu sắc và bền vững

- Mùa xuân nho nhỏ:

     + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là sự sáng tạo độc đáo, phát hiện mới mẻ của nhà thơ, biểu tượng cho những gì tinh túy đẹp đẽ nhất của sự sống, cuộc đời mỗi người.

     + Cảm xúc: Bài thơ thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn làm mùa xuân sống ý nghĩa, sống đẹp với tất sức trẻ của mình khiêm nhường, khát vọng cao đẹp…

17 tháng 10 2018

Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo là biểu tượng bắt đầu từ hình ảnh thực

    + Những người lính đứng cạnh nhau chờ phục kích giặc, trên trời là ánh trăng sáng tỏ

- Hình ảnh đầu súng trăng treo là sự kết hợp giữa hiện thực với lãng mạn

    + Súng- hiện thực cuộc chiến gian khổ, nguy khó

    + Trăng- ước mơ hòa bình, niềm tin chiến thắng, tự do, đây cũng là biểu tượng đồng hành cùng lời tâm sự của tác giả

→ Đó là những nét phẩm chất tâm hồn của người lính, cũng có thể xem là biểu tượng của thơ ca kháng chiến

28 tháng 6 2019

Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh lao động trên biển đêm tráng lệ, sinh động

    + Sử dụng động từ mạnh lái gió, dàn đan, quẫy, kéo xoăn tay…

    + Hình ảnh vũ trụ lớn lao, kì vĩ mây cao, biển bằng, dặm xa, bụng biển, thế trận…

    + Sự giàu có của biển cả: cá thu, cá song, cá nhụ, cá đé

    + Những gam màu rực rỡ, lộng lẫy: buồm trăng, lấp lánh đuốc đen hồng, trăng vàng chóe, sao lùa, vẩy bạc…

- Hình ảnh biển đêm như một sinh vật biển giàu sức sống (Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long)

    + Vẻ đẹp của biển đêm hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh tráng lệ, rạo rực sức sống, rạng rỡ vẻ đẹp giàu say lòng người

    + Vẻ đẹp biển trời hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh lao động, làm say lòng người

→ Nhiều hình ảnh thực và lãng mạn kết hợp tạo ra khung cảnh hài hòa giữa con người với tự nhiên.

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.