K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2021
Hành động và thái độ            Lời nóiXưng hôBiểu hiện

-run run van xin tha thiết, thái độ nhẹ nhàng

- xám mặt vội vàng đtặ con xuống đất, van xin

- Nhà cháu đã túng... cho cháu khất.

- Khốn nạn! nhà cháu đã...xin ông

- Cháu van ông...ông tha cho

Ông-cháuNhẫn nhục chịu đựng
-liều mạng cự lại- Chồng tôi đâu ốm...hành hạÔng-TôiĐấu lý

- nghiến hai hàm răng

- túm, ấn, dúi

- nhanh như cắt, giằng co vật nhau, túm tóc

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xemÔng-BàĐấu lực

Hoctot

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

+ Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.

+ Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.

+ Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…

+ Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.

+ Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

*chị Dậu trước khi cai lệ đến

- thái độ: đảm đang, ân cần

- cử chỉ, hành động: chu đáo, hết lòng yêu thương chồng con

- lời nói: hiền lành, mộc mạc

*sau khi cai lệ đến

- thái độ: nhún nhường, tôn trọng những người có chức quyền, vị thế cao hơn mình

- cử chỉ, hành động: van xin, cầu mong được thông cảm và giúp đỡ

- lời nói: xưng hô cháu -ông \(\Rightarrow\) thể hiện sự kính trọng, khiêm nhường

31 tháng 8 2017

Chọn đáp án: C

3 tháng 9 2017

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã rất thành công trong việc xáy dựng trước mắt người đọc hình ảnh của chị Dậu chân thực và sinh động giống hệt như thật, ở dây, thái độ cúa chị Dậu đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng là cả một quá trình diễn biến theo tâm lí của chị.

Lúc dầu, khi anh Dậu run rẩy bưng bát cháo vừa mới kê lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng từ ngoài sầm sập bước vào, chị Dậu hết sức nhã nhặn, lễ phép. Trước thái độ hống hách, dữ tợn của bọn chúng, chị run run nói: “Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cá suất SƯU của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thể. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất”... Tên cai lệ, trái lại, đã sừng sộ, nhất quyết sai tên người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại điệu ra đình. Thấy tên này có vẻ chần chừ không dám thẳng tay hành hạ một người ốm nặng, tên cai lệ lập tức sồng sộc chạy tới chỗ anh Dậu. Hốt hoảng, chị Dậu chạy đến đỡ lấy tay hắn một lần nữa van nài, năn nỉ : “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tính lại được một lúc, ông tha cho”. Không chút động lòng, cai lệ vừa nói: “Tha này! Tha này ” vừa bịch luôn mấy bịch vào ngực chị rồi sấn tới để trói anh Dậu. Không thế đè nén được nữa, chị Dậu đã liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng là “cháu”, chị đã đổi giọng chuyến sang xưng “tôi": “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi hắn cứ nhảy vào trói anh Dậu. Hành động hung bạo, tàn nhẫn của cai lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng người phụ nữ giàu lòng yêu thương chồng này. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Không còn gọi bằng ông mà gọi bằng mày. Không còn tự xưng là tôi nữa mà tự xưng là bà Bằng tất cả sức mạnh cùa lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Lần lượt, người đàn bà lực điền này dã quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

3 tháng 9 2017

Chị Dậu hết mực thương chồng, lo cho chồng đang ốm lại bị đánh trói từ qua tới giờ chưa có tí nào vào bụng nên chị đang cố ép cho chồng húp một ít cháo. Khi tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào, chị cố van xin tha thiết. Bản tính lương thiện và thói quen chịu đựng nhẫn nhịn của người nông dân trong xã hội cũ khiến chị chỉ biết van xin lễ phép để gợi lòng thương của “ông cai”.
Nhưng tên cai lệ không thèm nghe chị đến nửa lời, đáp lại những lời van xin của chị là những quả bịch vào ngực và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Và chỉ đến khi ấy, chị Dậu “hình như tức quá không thể chịu được”, chị liều mạng cự lại. Thoạt đầu chị cự lại bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ!”. Lúc này chị không còn xưng “cháu” mà đã xưng “tôi” ngang hàng với bọn chúng. Bằng sự thay đổi đó, chị đã đứng thẳng lên với vị thế của kẻ ngang hàng, dám nhìn thẳng vào mặt đói thủ.
Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm đếm xỉa gì đến lời nói của chị, còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt; “Chị nghiến hai hàm răng : Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chi Dậu lúc này đã chuyển hẳn cách xưng hô, không còn là “ông- cháu” hay “ông- tôi” mà là “mày- bà”, khẳng định tư thế đứng lên trên đầu chúng, không còn chút sợ hãi nào nữa. Điều đó thể hiện sự căm giận khinh bỉ đến cao độ. Lần này chị Dậu không còn đấu lí với những kẻ thi hành phép nước nữa mà chị đã ra tay đấu lực với chúng: “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa” làm tên cai lệ “ngã chổng quèo trên mặt đất”, đến tên người nhà lí trưởng thì xông vào giằng co áp vào vật nhau. Rốt cục hắn cũng bị chị “túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
Hành động dữ dội, quyết liệt, bất ngờ chống trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu xuất phát từ lòng yêu thương chồng hết mực của chị, không thể nhìn thấy chồng ốm đau lệt bệt mà lại bị hành hạ. Khối căm thù ngùn ngụt bùng lên ở chị chính là biểu hiện, một trạng thái của lòng yêu thương mãnh liệt của người phụ nữ lao động dường như sinh ra để yêu thương, nhường nhịn và hi sinh.
Đoạn trích cho thấy, chị Dậu là người phụ nữ nông dân mộc mạc, khiêm nhường, giàu lòng vị tha, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, không chỉ biết sợ hãi mà trái lại có tinh thần phản kháng tiềm tàng, có sức sống mạnh mẽ, khi bị đẩy tời bước đường cùng đã dám vùng lên chống trả quyết liệt.

30 tháng 11 2021

Tham khảo:

Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

23 tháng 10 2021

Em tham khảo:

   Mỗi nhà văn, mỗi tác giả khi khai thác đề tài người nông dân lại có những đặc sắc, những điểm nhấn thú vị khác nhau. Ngô Tất Tố cũng là một tác giả thành công khi khai thác đề tài này qua tác phẩm Tắt đèn mà nổi bật là đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Ở đoạn trích, diễn biến tâm lí của chị Dậu được tác giả lột tả một cách vô cùng tinh tế.

    Mở đầu đoạn trích là bối cảnh những ngày thu sưu thuế náo nhiệt nhưng với người nhà nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh” như chị Dậu thì đây quả là những ngày ác mộng. Chị chạy vạy ngược xuôi để đủ tiền nộp cho chồng, đến bước đường cùng, chị đã quyết định bán cái Tí - đứa con gái đầu lòng mới bảy tuổi cho nhà Nghị Quế để đủ tiền nộp sưu. Những tưởng sau khi nộp sưu anh Dậu sẽ thoát khỏi cảnh bị đánh đập nhưng sự đời oái oăm, bọn chúng còn bắt anh chị đóng cả phần sưu cho người em trai anh Dậu đã mất. Chứng kiến cảnh chồng bị đánh, con bị bán mà vẫn không đủ tiền nộp để cứu chồng ra khiến chị Dậu bất lực chỉ còn biết gào khóc ngoài đình làng. Tiếng khóc bất lực của một người phụ nữ trước một xã hội đầy áp bức bất công.

    Đến tối, người ta mang anh Dậu về trả cho chị trong trạng thái đau đớn như người sắp chết không còn biết gì. Gọi mãi anh không dậy, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. Khi được dân làng thương tình sang giúp đỡ kiến anh Dậu tỉnh lại và bà lão hàng xóm sang cho bát gạo nấu cháo, chị mới yên lòng hơn một chút. Chị trở lại là người vợ hiền lành, dịu dàng múc từng bát cháo cho nguội bớt và nhẹ nhàng mang bát cháo tiến đến chỗ anh Dậu, khuyên nhủ anh ăn đi một chút cho lại sức. Dẫu ngoài kia còn bao ồn ào, bão tố sắp gõ cửa ngôi nhà nhưng người vợ ấy vẫn hết lòng yêu thương, chăm sóc. Phút giây bình yên hiếm hoi của ngôi nhà nghèo nhưng giàu tình cảm khiến chúng ta không khỏi xúc động và ngưỡng mộ.

    Khi anh Dậu bưng bát cháo chuẩn bị húp cũng là lúc bọn cai lệ đến nhà đòi bắt anh đi. Chứng kiến cảnh chồng vì khiếp sợ mà buông bát cháo rồi nằm vật ra giường, chị không khỏi đau xót nhưng vẫn nhún nhường, nhẫn nhịn gọi bọn chúng là “các ông” và xưng là “cháu” để mong chúng nhẹ tay với chồng mình. Nhưng chị càng nhẫn nhịn bọn chúng càng lấn tới, đỉnh điểm nhất là lúc tên cai lệ đánh vào ngực chị. Lúc này bao nhiêu bực tức, uất ức dồn nén lâu nay đã trội dậy mạnh mẽ và biểu hiện bằng hành động rõ ràng. Chị Dậu dám vùng lên đánh lại bọn chúng đầy bất ngờ. Sức mạnh của một người phụ nữ lực điền và sự uất hận dồn nén đã làm chị mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Có thể thấy tác giả Ngô Tất Tố đã vô cùng thành công khi đẩy tâm lí của chị lên cao trào làm cho người đọc vừa đồng cảm, vừa thấu hiểu lại đồng ý với hành động của chị; nó rất phù hợp với quy luật phát triển tính cách cũng như hoàn toàn phù hợp với phẩm chất con người nhân vật.

    Chị Dậu không chỉ là nhân vật điển hình cho hình ảnh người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ mà còn là tấm gương sáng để chúng ta học tập. Nhiều năm tháng qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. 

4 tháng 9 2018

Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:

  • Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.
  • Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.
  • Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…
  • Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.
  • Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

==> Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp bức bóc lột và đưa con người tới cái chết.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").

Chị biểu hiện cho sự đấu tranh chống bọn tàn ác, và đây là một hiện tượng anh hùng của người phụ nữ đã biết đứng lên đấu tranh để đòi lại công lý.

25 tháng 8 2018

Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu:

- Khi hai tên tay sai “sầm sập tiến vào”, nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:

+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.

+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.

- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:

+ Ban đầu, chị “cố thiết tha” van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm “những roi song, tay thước và dây thừng” – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là “người nhà nước”, nhân danh “phép nước” để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ “có tội” hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của “chú Hợi” đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại “phép nước” được.

+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng “trợn ngược hai mắt” quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, “hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại”.

Sự “liều mạng cự lại” của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị “cự lại” bằng lí:

+ “ – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.

Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại “tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu”, thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.

Chị Dậu “nghiến hai hàm răng” (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không còn đấu lí nữa, chị quyết rat ay đấu lực với bọn ác ôn này.

Chị Dậu đã rat ay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ:

“Túm ngay cổ” tên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” làm cho “hắn ngã chỏng queo”.

- Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ “cố hữu” của anh.

Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể (“thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”).