K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2016

1) Có lẽ người tuy không nhìn rõ được không nếm thử nhưng người lại cảm thấy được độ trong trẻo ngọt mát của dòng suối ấy. Chắc hẳn đây là một món quà thật ý nghĩa mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây cho vùng đất vùng đất hoang sơ mang tên Việt Bắc. giữa một vùng núi hoang sơ Bác vẫn có thể nghe được cái thứ âm thanh trong trẻo của nước suối cũng nghe được âm thanh của tiếng người đang hát. Tiến hát trong thơ Bác được so sánh với âm thanh trong trẻo của tiếng suối. Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối. Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó. Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất. Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động . Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đên như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp

1 tháng 12 2016
Câu nóiHỏi

- Mình rất quý cậu Linh à

- Mình rất hâm mộ bạn đấy Linh ạ

- Bạn đẹp thế có ny chưa?

- Bạn bao nhiêu tuổi?

 

5 tháng 2 2018

Yếu tố thuyết minh:

Cấu tạo của hoa sen “Lá xanh, bông trắng, nhị vàng”

26 tháng 8 2019

c, Phép so sánh: so sánh tiếng người trong như tiếng hát

- Tác dụng: diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành trong cảm nhận tinh tế của tác giả

27 tháng 3 2019

Một người bê núi gãy lưng

Hai người bê núi gãy lưng hai người

Nghìn người cũng chạy ra bê

Nghìn người bê núi gãy lưng nghìn người

27 tháng 3 2019

CỦA TÔI HAY KO

CHO TÔI TK CÁI NÀO

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuốiVe râm ran xao xác cả khung trờiỒ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…Cớ sao mình nước mắt lại rơiTrận mưa đầu của ngày cuối chia phôiRơi ướt cả một bờ áo trắngVô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?Biết hay không hạ cuối đã về rồi?Tháng 6 mùa thiTa bỏ lại một thờiTrong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối
Ve râm ran xao xác cả khung trời
Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…
Cớ sao mình nước mắt lại rơi

Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi
Rơi ướt cả một bờ áo trắng
Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?
Biết hay không hạ cuối đã về rồi?

Tháng 6 mùa thi
Ta bỏ lại một thời
Trong trắng như hoa
Hồn nhiên như cỏ
Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ
Cho những tháng ngày xanh biếc xanh.

Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể
Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế
Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời.

Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời
Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng
Ai bật khóc trong chiều không bình lặng
Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.

(Hạ cuối, Dương Viết Cương)

Câu 1. Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện như thế nào qua các câu thơ: Tháng 6 mùa thi/Ta bỏ lại một thời/Trong trắng như hoa/Hồn nhiên như cỏ?”

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Đôi mắt nào chiều ấy long lanh/Như muốn nói thật nhiều mà không thể.

Câu 4. Điều Em  tâm đắc nhất trong bài thơ trên là gì?

1
27 tháng 4 2020

dài quá ngắn bớt đc ko b

chúc hok tốt

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau: a.                   "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc                       Thương nhà mỏi miệng cái gia gia." (Qua đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan) b.                    "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.                        Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi                        Nhóm nồi xôi xạo mới sẻ chung vui      ...
Đọc tiếp

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau:

a.                   "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

                      Thương nhà mỏi miệng cái gia gia."

(Qua đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)

b.                    "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.

                       Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

                       Nhóm nồi xôi xạo mới sẻ chung vui

                       Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ."

(Bếp lửa - Bằng Việt)

c.                          "Bác Dương thôi đã thôi rồi

                       Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta."

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

d.                    "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

                        Chỉ cần trong xe có một trái tim"

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

e.                    "Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

                       Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

                       Ngàn dâu xanh ngắt một màu

                       Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"

(Sau phút chia ly - Đặng Trần Côn)

238

a. Phép chơi chữ: "quốc quốc", "gia gia".

"Quốc quốc" mô phỏng âm thanh tiếng chim cuốc kêu, đồng thời "quốc" cũng có nghĩa là tổ quốc, đất nước.

"Gia gia" mô phỏng âm thanh tiếng chim đa đa kêu, đồng thời "gia" cũng có nghĩa là nhà.

=> Thể hiện tấm lòng nhớ nước thương nhà của tác giả.

b. Điệp từ "nhóm" có hai ý nghĩa:

- Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, củi cháy.

- Nghĩa bóng: Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người.

Qua từ "nhóm", bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà còn khơi lên trong cháu những tình cảm đẹp về quê hương, đất nước mình; giúp cháu thấy được sự tần tảo của người phụ nữ, người mẹ, người bà Việt Nam. Từ đó, bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ "nhóm" được lặp đi lặp lại ở đầu mỗi dòng thơ càng khắc sâu những tình cảm thiêng liêng ấy.

c. Phép nói giảm nói tránh: "thôi đã thôi rồi" => Nhằm làm giảm cảm giác đau buồn và tránh nhắc đến cái chết đau đớn của người bạn tác giả.

d. Phép hoán dụ "trái tim": chỉ người chiến sĩ yêu nước, gan dạ, dũng cảm. Những người lính yêu nước còn thì những đoàn xe chiến đấu vì miền Nam mãi tiến về phía trước.

e. Phép điệp vòng tròn: "Chẳng thấy - thấy", "ngàn dâu - ngàn dâu"

Cho thấy nỗi chia ly khắc khoải của người chinh phu và người chinh phụ. Vừa chia tay đó mà đã cách biệt vạn quan san, chỉ còn nhìn thấy núi non trùng điệp và ngàn dâu xanh.

25 tháng 8 2021

a. Phép chơi chữ: "quốc quốc", "gia gia".

"Quốc quốc" mô phỏng âm thanh tiếng chim cuốc kêu, đồng thời "quốc" cũng có nghĩa là tổ quốc, đất nước.

"Gia gia" mô phỏng âm thanh tiếng chim đa đa kêu, đồng thời "gia" cũng có nghĩa là nhà.

=> Thể hiện tấm lòng nhớ nước thương nhà của tác giả.

b. Điệp từ "nhóm" có hai ý nghĩa:

- Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, củi cháy.

- Nghĩa bóng: Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người.

Qua từ "nhóm", bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà còn khơi lên trong cháu những tình cảm đẹp về quê hương, đất nước mình; giúp cháu thấy được sự tần tảo của người phụ nữ, người mẹ, người bà Việt Nam. Từ đó, bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ "nhóm" được lặp đi lặp lại ở đầu mỗi dòng thơ càng khắc sâu những tình cảm thiêng liêng ấy.

c. Phép nói giảm nói tránh: "thôi đã thôi rồi" => Nhằm làm giảm cảm giác đau buồn và tránh nhắc đến cái chết đau đớn của người bạn tác giả.

d. Phép hoán dụ "trái tim": chỉ người chiến sĩ yêu nước, gan dạ, dũng cảm. Những người lính yêu nước còn thì những đoàn xe chiến đấu vì miền Nam mãi tiến về phía trước.

e. Phép điệp vòng tròn: "Chẳng thấy - thấy", "ngàn dâu - ngàn dâu"

Cho thấy nỗi chia ly khắc khoải của người chinh phu và người chinh phụ. Vừa chia tay đó mà đã cách biệt vạn quan san, chỉ còn nhìn thấy núi non trùng điệp và ngàn dâu xanh.

   
Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?Hà Nội có Hồ GươmNước xanh như pha mựcEm thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn...
Đọc tiếp

Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

A. Không

B. Có

1
7 tháng 11 2018

Chọn đáp án: A