K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2021

mặc dù em mới lớp 7 nhưng em cx cảm ơn cô ạ anh em năm nay lớp 10 mà vẫn yếu môn văn chắc chắn em sẽ đưa

bài này cho anh em để anh tham khảo em cảm ơn cô nhiều

4 tháng 5 2021

Em chia sẻ với bạn bè của mình tham gia hoc24 và group trên FB nhé. Sẽ có nhiều nội dung cho HS lớp 7 hữu ích nữa. Cảm ơn em.

28 tháng 5 2021

 Trước tiên tôi muốn hỏi : Bạn hiểu dẫn chứng là gì?

Nếu như luận cứ là cái móng thì dẫn chứng là phần vôi xi gắn chặt các viên gạch và móng nhà.Có thể nói dẫn chứng khiến cho bài của bạn trau truốt hơn, bố cục mạch lạc và tính liên kết các luận điểm trong bài cao hơn.

 Trong 1 bài văn nghị luận, dẫn chứng là bắt buộc vì không có dẫn chứng thì bài viết của bạn chỉ là lí thuyết suông. Người ta sẽ không đánh giá cao bài của bạn. Thứ nhất là bạn không có cơ sở thực tiễn chứng minh cho luận điểm của mình.Thứ hai là bạn không có liên hệ mở rộng ra bên ngoài. Tôi có thể lấy ví dụ : bạn nghị luận về lòng  yêu nước. Nếu bạn chỉ viết về khái niệm lòng yên nước, nguyên nhân, tác dụng, tác hại ,...mà không có dẫn chứng thì bài viết của bạn sẽ thành cộc lốc. Bạn lấy dẫn chứng nghĩa là bạn đã và đang hiểu chuyên sâu và cặn kẽ vấn đề nghị luận, bởi hiểu rõ thì mới có thể làm tốt được. Viết dẫn chứng cũng là cách bạn thể hiện sự tự tin của mình. Bạn hiểu và bạn làm bài - đó là cái tiêu chí đầu tiên để chấm điểm 1 bài văn nghị luận. Tuy nhiên dẫn chứng của bạn phải phù hợp với từng trường hợp. Ví dụ trong đề nghị luận về tình cảm gia đình trong chiến tranh, bạn có thể lấy dẫn chứng trong các tác phẩm văn học cũng có thể lấy ở cuộc sống( một hoàn cảnh éo le mà bạn biết ) nhưng không được bịa đặt hay xuyên tạc dẫn chứng. Tất nhiên các thầy cô sẽ không  biết đâu là thực giả nhưng chính bạn biết rằng bạn không thực sự hiểu được nó.

Có một lời khuyên để có thể lấy dẫn chững tốt chính là đọc nhiều.Bạn có thể đọc các mẩu truyện ngắn, các bài báo ,..và nếu như không nhớ tên hay một chi tiết nhoe nào đó, bạn có thể viết bằng các đại từ phiếm chỉ. Ví dụ : bạn muốn nghị luận về sự hiếu thảo . Bạn đã đọc câu chuyện có thực của ông Nguyễn Hùng nhưng không nhớ tên ông, bạn có thể viết như sau: " Tôi đã vô cùng cảm động trước những tấm lòng hiếu thảo, đó là một tình cảm cao quý mà ai cũng sẽ tham lam mà giang tay ôm lấy. Tôi đã từng được nghe câu chuyện đặc biệt của người đàn ông nọ. Suốt nhiều năm trời ông luôn chở mẹ đến những nơi mình đến và  mỗi lần nhìn thấy phong cảnh đẹp ông sẽ dừng lại cho người mẹ già yếu của mình ngắm nhìn. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng chính ông ấy cũng không hoàn thiện: trí nhớ của ông là những mẩu chuyện rời rạc nhưng ông luôn nhớ : trong nhà có hai mẹ con, mẹ ông già ,yếu , mẹ thích ăn socola và ông rất yêu mẹ ông.thật cảm động phải không nào. Các bạn thấy đấy lòng hiếu thảo .....''

Bạn thấy đấy dẫn chứng rất qua, trọng nhưng quan trọng hơn nữa là phải biết viết là sao cho dẫn chứng thực hiện hết khả năng và mục đích mà bạn viết dẫn chứng. Nếu là được như vậy bạn sẽ có một bài viết tuyệt vời.

Trên đây là ý kiến mà tôi đã đúc kết được và chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có sai sót mong các bạn chỉ lỗi để tôi khắc phục. Cảm ơn các bạn rất nhiều!

28 tháng 5 2021

cô ơi thế trong vắn nghị luận có bắt buộc có dẫn chứng ko cô

thanks you

26 tháng 5 2021

thanks for your help

22 tháng 5 2021

Love <3

22 tháng 5 2021

Em ở Yên Dũng - Bắc Giang này cô !

17 tháng 5 2021

sẵn lòng hỗ trợ các em về môn Văn nếu có thể ạ ^^

17 tháng 5 2021

:33

12 tháng 5 2021

ra 1 bài anh đi cô lớp 7 đi cô

để cho em thử sức viết 

8 tháng 8 2017

Kiến thức và kĩ năng phần văn bản tự sự của Phần Tập làm văn giúp ích nhiều cho việc học các văn bản tự sự phần văn học

    + Đi vào nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm

Ví dụ: Khi phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ta thấy được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên làm trên đỉnh Yên Sơn .

    + Thấy được sự kết hợp giữa kể và tả

    + Thấy được cách xây dựng tình huống truyện, tính cách nhân vật…

21 tháng 5 2021

e cảm ơn cô rất nhìu về video này

nó rất thích hợp cho những bài nghị luận của những lần sau

cảm ơn cô về video này :v

10 tháng 5 2021

1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

 - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).

- Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

- Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

10 tháng 5 2021

1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

 - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).

- Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

- Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)