K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÍ 8 2021-2022

 

I.                   ÔN TẬP, HỌC THUỘC GHI NHỚ TỪ BÀI 13 ĐẾN BÀI 25

II.               LÀM CÁC BÀI TẬP SAU

A. Khoanh vào đáp án đúng trong mỗi câu sau 

Câu 1: Một lực F tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển quãng đường S theo phương của lực thì công của lực F được tính bằng công thức:

A. A=F/S;                  B. A= F.S;                  C. A=S/F;                  D. A = F.v.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây là có công cơ học?

A. Lực kéo của con bò làm xe bò di chuyển

B. Kéo vật trượt trên mặt nằm ngang

C. Đẩy cuốn sách trên mặt bàn từ vị trí này sang vị trí khác

D. Cả ba trường hợp trên đều có công cơ học

Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học?

A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.

B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên.

C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.

D. Quả nặng rơi từ trên cao xuống.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?

A. Người lực sĩ đang đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng.

B. Đầu tàu đang kéo các toa tàu chuyển động.

C. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo 1 vật lên cao.

D. Con bò đang kéo 1 chiếc xe đi trên đường.

Câu 5: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?

A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây

C. Công suất được xác định bằng công thức P = At

D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét

Câu 6: Câu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của các máy cơ đơn giản:

A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.

B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về đường đi.

C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về công.

D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công.

Câu 7: Trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?

A. Viên bi đang lăn trên mặt đất                B. Lò xo bị nén đặt ngay trên mặt đất.

C. Máy bay đang bay                            D. Lò xo để tự nhiên ở độ cao so với mặt đất

Câu 8: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

A. Quả bóng nằm yên trên mặt sàn                        B. Hòn bi lăn trên sàn nhà

C. Máy bay đang bay                                               D. Viên đạn đang bay

Câu 9: Chọn câu đúng:

A. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng.

B. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi.

C. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng và chất làm vật.

D. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vận tốc của vật.

Câu 10: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là:

A. thế năng trọng trường     B. thế năng đàn hồi     C. động năng    D. thế năng

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của các chất?

A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.

B. Các nguyên tử, phân tử có khi đứng yên.

C. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử.

D. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Câu 12: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?

A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.                                  

B. Đường tan vào nước.

C. Quả bóng bay dù được buộc chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.          

D. Sự tạo thành gió.

Câu 13: Nhiệt năng của một vật là

A. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 14: Nhiệt độ của vật càng cao thì:

A. Nhiệt năng càng nhỏ.                  B. Nhiệt năng không đổi.

C. Nhiệt năng càng lớn.                   D. Nhiệt năng lúc lớn lúc nhỏ.

Câu 15: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật.

A. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.          B. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.

C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.              D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 16: Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là:

A. J/kg            B. kg/J            C. J/kg.K        D. kg/J.K

Câu 17: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

A. Vì nhôm mỏng hơn.

B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.

D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

Câu 18: Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm.

A. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.

B. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

C. Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

D. Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

Câu 19: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?

A. 1         B. 2         C. 3         D. 4

Câu 20: Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:

A. khối lượng

B. độ tăng nhiệt độ của vật

C. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật

D. Cả 3 phương án trên

Câu 21: Bức xạ nhiệt là?

A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

B. Sự truyền nhiệt qua không khí.

C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.

D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 22: Đầu tàu hoả kéo toa xe với một lực 4000N làm toa xe đi được 2km. Công lực kéo của đầu tàu là:

A. 8000J;       B. 2000J;       C. 8000kJ;     D. 2000kJ.

Câu 23: Một máy cày hoạt động trong 30 phút máy đã thực hiện được một công là 1440J. Công suất của máy cày là:

            A. 48W;         B. 43200W;   C. 800W;       D. 48000W.      

Câu 24: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?

            A. 600 J         B. 200 J         C. 100 J         D. 400 J

Câu 25: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:

            A. Q = 57000kJ.       B. Q = 5700J.            C. Q = 5700kJ.         D. Q = 57000J.

B. Giải bài tập

Câu 26: Để đưa một vật lên cao 25m cần tốn một công tối thiểu là 5000 J.

a. Hỏi vật có trọng lượng là bao nhiêu?

b. Nếu dùng ròng rọc động giảm lực kéo 2 lần thì phải kéo quãng đường là bao nhiêu?

c. Nếu vật được kéo lên trong 40 s thì công suất là bao nhiêu?

Câu 27: Một vận động viên bơi lội tác dụng một lực đẩy hướng ra phía sau theo phương ngang có độ lớn trung bình 70N. Biết chiều dài mỗi sải tay bơi của anh là 1,5m và anh ta đập tay 100 lần/phút. Tính công của vận động viên và công suất của cánh tay anh ta.

Câu 28: Một nồi đồng có khối lượng 300g chứa 1kg nước. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho nồi nước tăng nhiệt độ từ 35°C đến 100°C.

Câu 29: Người ta thả miếng sắt khối lượng 400g được nung nóng tới 70°C vào một bình đựng 500g nước ở nhiệt độ 20°C. Xác định nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt. Biết nhiệt lượng do bình đựng nước thu vào là không đáng kể, nhiệt dung riêng của nước và của sắt lần lượt là 4200 J/kg.K và 460 J/kg.K.

Câu 30: Một bình nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 128g chứa 240g nước ở nhiệt độ 8,4°C. Người ta thả vào bình một miếng kim loại khối lượng 192g đã được nung nóng tới 100°C. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5°C. Xác định nhiệt dung riêng của kim loại. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4200 J/kg.K.

3
21 tháng 4 2022

1B

2D

3D

4A

5A

6A

7A

8A

9B

10C

11B

12D

13B

14C

15D

16C

17B

18D

19B

20D

21A

22 . 2km= 2000m

A=F.s = 4000 . 2000 = 8 000 000 (J) = 8000 (Kj).

-> C

soddi hiện tại châu đã quỵt coin của bạn :") mong bạn tha lỗi

26 tháng 5 2021

Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học?

A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.

B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên.

C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.

D. Quả nặng rơi từ trên xuống

6 tháng 10 2017

a) Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động: Lực kéo của đầu tàu thực hiện công.

b) Quả bưởi rơi từ trên cây xuống: Trọng lực thực hiện công.

c) Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên cao: Lực kéo của người công nhân thực hiện công.

17 tháng 4 2017

a) Lực kéo của đầu tàu hỏa.

b) Lực hút của Trái Đất (trọng lực), làm quả bưởi rơi xuống.

c) Lực kéo của người công nhân.

16 tháng 4 2023

cảm ơn

20 tháng 2 2018

Chọn A

Vì trường hợp có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển động

4 tháng 3 2022

Cả ba trường hợp đều có công cơ học.

4 tháng 3 2022

Cả ba trường hợp  đều có công cơ học.

Câu 1: Công cơ học được thực hiện khi A. Cô phát thanh viên đang đọc tin tức B. Một chiếc ô tô đang dừng và tắt máy C. Học sinh đang ngồi nghe giảng bài trong lớp D. Chiếc ô tô đang chạy trên đường Câu 2: Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 1800kg lên cao 6m trong thời gian 1 phút . Công và công suất của cần cẩu là :A. 108000 J                   B. 180000 J                    C. 1800000 J             ...
Đọc tiếp

Câu 1: Công cơ học được thực hiện khi 

A. Cô phát thanh viên đang đọc tin tức 

B. Một chiếc ô tô đang dừng và tắt máy 

C. Học sinh đang ngồi nghe giảng bài trong lớp 

D. Chiếc ô tô đang chạy trên đường 

Câu 2: Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 1800kg lên cao 6m trong thời gian 1 phút . Công và công suất của cần cẩu là :

A. 108000 J                   B. 180000 J                    C. 1800000 J                       D. 10800 J 

Câu 3: Một người đưa một vật nặng lên cao h bằng hai cách . Các thứ nhất , kéo trực tiếp vật theo phương thẳng đứng . Cách thứ hai , kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp 2 lần độ cao h . Nếu bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì :

A. Công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì đường đi lớn gấp hai lần 

B. Công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn 

C. Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn

D. Công thục hiện ở cách thứ nhất nhỏ hơn đường đi của vật chi bằng nửa đường đi của vật ở cách thứ hai 

Câu 4: Tròn những trường hợp nào thì lực tác dụng lên vật không thục hiện công , trường hợp nào thì lực tác dụng lên vật có thực hiện công ? Với mỗi trường hợp cho một ví dụ 

Câu 5: Dung mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4m để kéo một vật khối lượng 100 kg lên cao 1m phải thực hiện công là 1250 J 

a) Tính công có ích khi kéo vật lên 

b) Lực kéo vật lên mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu ?

c) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng 

Câu 6: Trong xây dựng , để nâng vật nặng lên cao người ta thường dùng một ròng rọc cố định hoặc một hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động ( gọi là pa lăng ) , như hình 14.4 . Phát biểu nào dưới đay là không đúng  về tác dụng của ròng rọc ?

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm giảm lực nâng vật đi một lần 

B. Ròng rọc động có tác dụng làm giảm lực nâng vật 

C. Hệ thống pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định  và 1 rong rọc động có tác dụng làm giảm lực nâng vật lần 2

D. Hệ thống pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động có tác dụng làm giảm lực nâng vật 4 lần 

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng ?

A. Các máy cơ đơn giản không cho  lợi về công 

B. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực 

C. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi 

D. Các máy cơ đơn giản cho bị lợi về lực và cả đường đi 

MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI MÌNH ĐANG CẦN GẤP 

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI TRƯỚC :))

 

 

1
21 tháng 2 2021

Câu 1 A
câu 2 
Công ; A= Fs = Ps= 10ms= 10.1800.6=108000 J

Công suất ; P = A/t = 108000/ 60=1800W
Câu 3 cả 2 TH như nhau 
câu 4

Lực tác dụng ko làm cho vật cđ thì ko thực hiên công và ngược lại
câu6D
câu 7A