K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2016

*Ở nước ta có 3 biện pháp trồng trọt. Đó là phương thức gieo trồng ngoài tự nhiên, gieo trồng ở các khu đất được bảo vệ, gieo trồng hỗn hợp.

* Ưu điểm của phương thức gieo trồng ngoài tự nhiên:

-> Tiến hành đơn giản, dễ thực hiện, giá thành hạ và có thể thực hiện trên diện tích lớn.

Nhược điểm:

-> Cây trồng dễ bị sâu, bệnh phá hoại và việc khống chế các điều kiện bất lợi cho cây như giá rét, khô hạn, bão, lụt,... rất khó khăn

*Ưu điểm của phương thức trồng ở khu đất được bảo vệ:

-> Cây ít bị sâu bệnh, dễ tạo ra năng suất cao, chủ động trong công việc chăm sóc và có thể sản xuất được rau, quả trái vụ, an toàn.

Nhược điểm:

-> Phức tạp đòi hỏi đầu tư lớn, tốn tiền công, giá thành cao vì phải làm các khu nhà kính, nhà lưới có hệ thống thông gió, sưởi ấm, hệ thống ánh sáng thích hợp cho cây trồng.

* Ưu điểm của phương thức gieo trồng hỗn hợp

-> Phương thức này rất tốt cho cây trồng, kết hợp giữa phương thức trồng ngoài tự nhiên với phương thức trồng cây trên khu đất được bảo vệ, phương thức này không bị ảnh hưởng tới sâu bọ, các loài động vậy phá hoại cây,....

Nhược điểm:

-> Tốn chi phí cao, ít diện tích, không trồng đợc lâu dài,...

15 tháng 11 2016

oe

7 tháng 5 2023

Giúp mik vs ai làm đúng mik tick 1sao

7 tháng 5 2023

Các dạng ô nhiễm môi trường thường xảy ra ở các làng nghề bao gồm:
1. Ô nhiễm không khí: do khói bụi, khí độc từ quá trình sản xuất, đốt rác, đốt than, xe cộ...
2. Ô nhiễm nước: do chất thải từ quá trình sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp...
3. Ô nhiễm đất: do chất thải từ sản xuất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất độc học sinh ra từ quá trình sản xuất...
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, có thể áp dụng các biện pháp sau:
1. Đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch: sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại để giảm thiểu khí thải và chất thải từ quá trình sản xuất.
2. Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo: sử dụng năng lượng mặt trời, gió, thủy điện để giảm thiểu sử dụng năng lượng từ các nguồn hóa thạch.
3. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải: đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải để giảm thiểu ô nhiễm nước.
4. Tăng cường kiểm tra và giám sát: tăng cường kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất, đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ các quy định về môi trường.
5. Nâng cao nhận thức của người dân: thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và cách giảm thiểu ô nhiễm.

3 tháng 12 2016

 

Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc

Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người hiểu biết, có văn hóa

Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những qui định của xã hội trong quan hệ người với người, thể hiện sự tôn trọng ngườI giao tiếp và người xung quanh

Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi con người

4 tháng 12 2016

Thím có số GP đẹp đấy. hiha

17 tháng 3 2022

a, hành vi trên của các bạn học sinh là sai , như thế có thể lãng phí nước sạch

b, em sẽ khuyên các bạn ko dùng nước lãng phí 

19 tháng 12 2022

giúp mik vsbucminh

 

8 tháng 3 2022

Biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch Covid - 19

- Đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra ngoài

- Rửa tay, xịt cồn

- Uống nhiều nước, hoặc có thể là nước cam

- Khi bị nhiễm thì phải lập tức tự cách ly với mọi người, không đi lang thang ngoài đường để làm số ca nhiễm tăng lên

- Là học sinh, hạn chế ôm nhau hay ăn chung, uống chung với bạn bè

- Test covid thường xuyên để kịp thời phát hiện 

- Khám bác sĩ và làm theo hướng dẫn để sức khỏe phục hồi...

Ý kiến của mình nha!! Bn có thể thêm vào

8 tháng 3 2022

Hà Nội,ngày ... tháng ... năm  ....

Bà ngoại kính mến!

Đã lâu rồi cháu không về thăm bà,cháu nhớ bà lắm.Dạo này bà có khỏe không ạ?.Cháu và gia đình trên này vẫn rất khỏe mạnh.Năm nay cháu không về thăm bà được vì tình hình dịch bệnh bây giờ phức tạp quá.Mà trời cũng trở rét rồi,bà cũng nên mặc thêm áo ấm vào nhé!Cháu vẫn nhớ,năm ngoái lúc dịch bệnh vẫn kiểm soát được,cháu vẫn về chơi với bà và em Bống.Đêm đêm,bà thường kể chuyện cho bọn cháu nghe như là:Cô bé quàng khăn đỏ,tấm cám,......Đôi khi trời mát đi thả diều cùng mấy đứa xóm dưới.Thật sự,cháu rất vui khi về bà.Thôi thư cũng đã dài,cháu xin dừng bút ở đây.Cháu xin chúc bà luôn luôn mạnh khỏe.Cháu yêu bà rất nhiều!

                                                                                           Cháu của bà

..............                                                                                               

   

 
9 tháng 4 2023

 Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh.

4 tháng 5 2023

THAM KHẢO NHA!

Trong xã hội Êđê truyền thống, nghề thủ công được phân biệt theo giới tính, nếu như công việc của đàn ông là đan gùi và làm rèn thì dệt vải và làm gốm là công việc của người phụ nữ. Trong đó dệt vải là công việc rất được xem trọng và lấy làm tiêu chí để đánh giá người phụ nữ. Trước đây, đã thành truyền thống, bất cứ cô gái Êđê nào khi lớn lên đều được mẹ bày cho cách dệt thổ cẩm, để dệt cho mình những bộ váy và cho cả gia đình của mình sau này. Vì thế, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được giữ gìn, lưu truyền qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ trong gia đình và góp phần tạo nên nét văn hóa truyền thống của người Êđê.

 

Để tạo ra được một sản phẩm (Áo, váy, khố, mền đắp...) phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau và mất khá nhiều thời gian, công sức. Quá trình tạo ra sản phẩm dệt được tiến hành theo từng bước, để bắt tay vào công việc người phụ nữ phải chuẩn bị đủ sợi bông đã nhuộm màu và phơi khô, màu nền và các màu để tạo ra hoa văn và 2 bộ công cụ chính là khung giăng sợi và khung dệt. Với nghề dệt vải truyền thống, người phụ nữ Êđê thường sử dụng nguyên liệu chỉ dệt bằng sợi bông, sợi lanh trên rừng. Họ lấy vỏ hoặc lá của những loại cây rừng khác nhau, mang về đâm nhuyễn, sau đó cho sợi bông đã quay vào khuấy đều để sợi lên màu, mang phơi khô rồi dệt. Về nền vải, người Ê Đê thường chọn màu đen, tượng trưng cho đất; màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm, sức mạnh siêu nhiên, khát vọng tình yêu; màu xanh tượng trưng cho màu của trời, sông, núi; màu vàng tượng trưng cho sự hài hòa, mơ ước, khát vọng trong cuộc sống của người Êđê. Hoa văn trang trí đường viền ở chân váy, cổ áo, tay áo có dạng hình thoi, tam giác được kết lồng vào nhau bằng nhiều hình ảnh chiêng, ché, hoa, chim, thú… thể hiện mối quan hệ cộng đồng giữa con người với con người và con người với thiên nhiên.

 

Điều đặc biệt ở nghề dệt truyền thống của người Êđê chính là khung dệt, đó chỉ là những bộ phận chuyên dùng đơn giản, tách rời nhau, được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Đầu tiên, họ phải giăng sợi dọc tạo thành thảm dài theo đường khép kín, khi giăng sợi xong, toàn bộ số sợi trên thảm dọc được xếp theo thứ tự hàng và nằm sát vào nhau, ở đầu trên cao của thảm sợi là cây păđ buộc chặt vào sàn nhà hoặc song cửa sổ. Còn cây msa ở đầu dưới thấp tạo thành mặt phẳng nghiêng có độ chênh 45º, được buộc dây (klei), vòng ra sau lưng của người thợ dệt, dựa vào một tấm gỗ có bề mặt cong (kđŭk). Trong khi dệt, người dệt ngồi ngay trên nền nhà hay ghế thấp hai chân duỗi thẳng về trước, đạp vào một thanh gỗ cố định nằm ngang, việc làm này giúp người dệt tự điều chỉnh độ căng của thảm sợi.

 

Hoa văn trên nền vải của các sản phẩm dệt được bố cục chặt chẽ theo chiều dọc tấm vải, với những mô típ hoa văn truyền thống về động vật, thực vật (kđêˇč mnga wăt – dải cánh hoa, boh rui – quả rui, čim ruôi – chim dang cánh,...), về sinh hoạt nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng (kwak čing – dây treo chiêng, knuak – móc xích treo nhạc cụ, gơng kút – cột nhà mồ,... ), về sinh hoạt kinh tế (mnga ktơr - hình hoa ngô, boh dêh – co chỉ, kưi hna – bẫy nỏ... Hoa văn không chỉ có tác dụng trang trí, mà còn giúp chúng ta nhận biết được vị thế của người mặc trang phục đó trong xã hội người Êđê như trang phục của tù trưởng, thầy cúng.... Người phụ nữ Êđê dệt thổ cẩm không chỉ phục vụ cho nhu cầu may mặc trong gia đình mà còn làm tặng phẩm cho người thân; những sản phẩm đẹp, độc đáo có thể trao đổi với giá trị bằng một con heo, thậm chí là trâu, bò. Ngày nay, nghề dệt vải đang dần bị mai một, số lượng các nghệ nhân, phụ nữ người Êđê biết dệt ngày càng ít dần bởi sự tác động của sự giao thoa văn hóa, hòa nhập với xu thế hiện đại nên giới trẻ Êđê không còn mặn mà với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.