K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên:

- Không gian: được khắc họa với những cảnh vật rộng lớn, mênh mông (bể, triền đê, ruộng lúa, ao làng).

- Âm thanh: sống động, giàu nhạc điệu (âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá,…)

- Ánh sáng hiện lên phong phú với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.

- Cảnh vật Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện:

+ Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

+ Bướm chim bay lượn rập rờn

+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

+ Gió dìu xao xuyến bờ tre

→ Thiên nhiên Gò Me hiện lên như một bức tranh phong cảnh tươi đẹp với đầy đủ màu sắc trong mát của cây cối, âm thanh sinh động của tiếng chim và những hình ảnh động rập rờn của bươm bướm hay những chiếc lá đong đưa trong chiều hè.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Đọan văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 

A. Miêu tả 

B. Tự sự 

C. Biểu cảm 

D. Nghị luận

1
18 tháng 7 2017

Đáp án: C

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Nội dung của đoạn văn trên là: 

A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của tác giả về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu pháp của Đỗ Phủ 

B. Kể lại nội dung bài thơ 

C. Tái hiện lại những hình ảnh được miêu tả trong bài thơ 

D. Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

1
16 tháng 3 2017

Đáp án: A

Bài 1     Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi      Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.    Một lần đang ngồi khóc bên đường, bỗng có một ông lão đi qua. Ông lão thấy cô bé khóc. Sau khi hỏi biết sự tình ông...
Đọc tiếp

Bài 1     Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi

      Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.

    Một lần đang ngồi khóc bên đường, bỗng có một ông lão đi qua. Ông lão thấy cô bé khóc. Sau khi hỏi biết sự tình ông già nói với cô bé :

    - Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Cháu phải nhớ chỉ có một bông hoa duy nhất thôi. Chỉ có bông hoa đó mới có thể giúp mẹ cháu. Bông hoa đó có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.

- Dạ, cháu cảm ơn ông!

     Cô bé liền vào rừng. Trong rừng rất nhiều hoa: hoa mận thơm nhè nhẹ, hoa hồng gai sắc nhọn, hoa cúc vàng.... Ôi, sao không thấy bông hoa trắng. Và rất lâu sau cô bé mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô bé mới tìm thấy bông hoa trắng đó.  Nhưng khi đếm chỉ có bốn cánh. Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa ra nhiều cánh nhỏ, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.

                                                                                                               (Qùa tặng cuộc sống)

Câu 1:

          a) Văn bản trên kể về việc gì? Đặt nhan đề cho văn bản.

b) Tại sao cô bé lại xé từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ? Từ đó em có suy nghĩ gì về cô bé.

c) Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình trong cuộc sống?

Câu 2:

a/ Tìm trạng ngữ trong đoạn 2 và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó

b/ Dấu gạch ngang trong văn bản dùng để làm gì? Đặt một câu có dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận giải thích

c/ Tìm  một câu có sử dụng phép liệt kê trong văn bản và cho biết tác dụng của nó

 

1
20 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

câu 1

a)- Văn bản trên kể về việc một cô bé hiếu thảo với mẹ.

- Tên nhan đề là: Cô bé hiếu thảo.

b)- Vì cô bé muốn cứu mẹ mình.

- Em thấy cô bé rất hiếu thảo, cô bé cố gắng hết sức để cứu mẹ mình.

c) Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học là phải hiếu thảo với ba mẹ, ông bà, cô giáo, thầy giáo.

chúc bạn học tốt nha.

 (mk chỉ biết làm câu 1 thôi nên mong bạn thông cảm nha)

22 tháng 10 2021

3. Nội dung của bài thơ " Qua Đèo Ngang" là gì? 
A. Miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút.
B. Miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
C. Thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
D. Cả A, B, C đều đúng.
4. Câu thơ" Lom khom dưới núi, tiều vài chú" ( Qua Đèo Ngang) đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh    B. Phép đối    C. Đảo ngữ   D. Ẩn dụ

22 tháng 10 2021

D và C 

 

18 tháng 2 2017

Nỗi khổ khi ngôi nhà bị gió thu phá: cái bay sang sông, trên ngọn cây, rơi xuống lòng mương tơi tả

→Cảnh tượng điêu tàn

- Đỗ Phủ rất nghèo, để có được căn nhà đó phải nhờ vào sự trợ giúp của những người thân thích và bạn bè nay đã bị gió cuốn

- Nỗi khổ của sự bất lực: Hình ảnh lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, đối diện với hình ảnh ông già chống gậy yếu ớt, bất lực

- Tình cảnh khổ cực khi phải đối mặt với cảnh mưa lạnh: chăn mền ướt rách nát, con thơ đạp lên rách nát thêm, cả nhà run rẩy

- Nỗi khổ trong chiến tranh loạn lạc: Chiến tranh là căn nguyên chính của những nỗi khổ thường nhật kia

     + Vì chiến tranh mà gia đình phải lang bạt, nhà thơ phải từ quan, những đứa trẻ phải đi cướp giật từ người khác

→Thông qua cách miêu tả sinh động, chân thực và hàm súc hiện lên cảnh khốn cùng của tác giả cũng chính là bức tranh chung của xã hội những ngày đen tối

4 tháng 9 2019

- Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung được cả cảnh tượng, nỗi khổ đó đã được nhân lên gấp bội và dấy lên sự xót xa, thương cảm trong lòng người đọc.

17 tháng 11 2021

C

17 tháng 11 2021

C. Nỗi nhớ nhà, hoài cổ; nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.