K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2016

1. ái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

2.Số thầy là số lôi thôi 
Quanh năm lận đận, cạy nồi vét xoong. 
Số thầy là số long đong 
Quanh năm thầy chỉ đón non đoán già 
Ốm đau chạy thuốc chạy thang 
Đừng nghe thầy bói mua vàng cúng ma. 

 

3. Con mèo mà trèo cây cau 
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà 
Chú chuột đi chợ đàng xa 
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo

 

27 tháng 9 2016

1) Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

2)Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà,cha cô đàn ông

Số cô có vợ có chồng,

Sinh con đầu lòng,chẳng gái thì trai

3)Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đằng xa

Mua mắm,mua muối giỗ cha con mèo

21 tháng 9 2016

hình1: mình ko biết

hình 2 : số cô chẳng giàu thì nghèo;ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà;số cô có mẹ có cha;mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông;số cô có vợ có chồng; sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai

hình 3:con mèo nó chèo cây cau; hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà; chú chuột đi chợ đường xa mua mắm mua muối giỗ cha con mèo

hình 2: thể hiện sự cuồng tín, mê tín

hình 3: chỉ sự kính trên

21 tháng 9 2016

a, Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông

 

b, - Số thầy là số lôi thôi 
Quanh năm lận đận, cạy nồi vét xoong. 
Số thầy là số long đong 
Quanh năm thầy chỉ đón non đoán già 
Ốm đau chạy thuốc chạy thang 
Đừng nghe thầy bói mua vàng cúng ma

 

c,

  • Con mèo mà trèo cây cau 
    Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà 
    Chú chuột đi chợ đàng xa 
    Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo.

Chúc bạn học tốt!

13 tháng 9 2016

con cò mà đi ăn đêm...

con mèo mà trèo cây cau..,

16 tháng 9 2016

con mèo mà trèo cây cau....

cái cò lặn lội bờ ao....

thầy bói .....

 

20 tháng 9 2016

1. Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến những bài ca dao đã học ( hoặc đã biết ) là:

- Bài 1 :

           Cái cò lặn lội bờ ao

      Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?

           Chú tôi hay tửu hay tăm,

      Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa.

            Ngày thì ước những ngày mưa,

       Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

- Bài 2 :

             Số cô chẳng giàu thì nghèo

         Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

              Số cô có mẹ có cha

         Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

               Số cô có vợ có chồng,

         Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.

- Bài 3 :

                  Con mèo mà trèo cây cau

           Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

                  Chú chuột đi chợ đàng xa

            Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo !         

2. Theo em , những bài ca dao đó thể hiện nội dung:

- Bài 1 : châm biếm những hạng người lười nhác, thích hưởng thụ, nghiện ngập trong xã hội.

- Bài 2 : cảnh tỉnh những người cả tin, mê muội vào những điều nhảm nhí, mất tiền một cách vô ích; phê phán tệ nạn mê tín dị đoan, những thầy bói lừa bịp, dốt nát.

- Bài 3 : 

Đọc đi đọc lại mấy câu ca dao trên, rồi suy ngẫm ta thấy cổ nhân rất thâm thúy và hài hước. Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột.

Ở quê, để tránh sự lụt lội hằng năm và để cho an toàn, những con chuột tinh khôn đã làm tổ trên tận ngọn cây cau cao vút. Điều này khiến cho mèo không phải thích viếng lúc nào cũng được. Trèo cao luôn là chuyện nhọc nhằn. Nhưng mèo đã trèo và đã đến. Than ôi, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì, vì sự trùng hợp tình cờ giữa sự viếng thăm và vắng mặt.

Sự  "hỏi thăm chú chuột" của mèo là tiếng gầm gừ và động tác cào cấu hù dọa để làm lộ mặt đối phương. Tiếc thay, kẻ mạnh lần này đã bị thất bại trong kế hoạch săn mồi. Chúng ta hãy hình dung vẻ mặt ngơ ngác, tiếc nuối và hụt hẫng của con mèo sau khi vất vả trèo cao nhưng không tìm thấy mục tiêu. Sự vắng mặt của chuột cũng là vì kế sinh nhai mà thôi: Chú chuột đi chợ đàng xa/ Mua mắm, mua muối... Nhưng xét cho cùng thì chuột cũng sẽ bị vồ dưới nanh vuốt của mèo. Bởi từ xa xưa nó luôn là con vật để "giỗ cha con mèo".

26 tháng 9 2017

Bạn ơi cho mình hỏi!

-Chỗ Bài 2 là Ảnh thầy bói, nhưng sao ở đây bạn trả lời mình nghĩ(ý kiến riêng) nó không đúng như trong ảnh?

16 tháng 4 2018

Ca dao là tiếng nói ân tình thủy chung son sắt, là những bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp về đất nước về con người Việt Nam. Những câu ca dao viết về nông thôn thường rất hay và đó là những câu ca dao tả về một đêm trăng tát nước, về một đàn cò trắng bay trên cánh đồng,… Và trong đó có một bài ca dao nói vé cánh đồng lúa mà em rất thích đó là bài:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát 
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao chỉ có bốn câu nhưng đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong em, đọc bài ca dao trước mắt em như hiện lên một bức tranh tuyệt đẹp, cả cánh đồng như chiếc thảm màu xanh khổng lồ mượt mà, mềm mại trong gió và đâu đây mùi hương lúa thơm ngát. Có thể nói đó là một bức tranh tràn đầy sức sống, thân thuộc về cây lúa, bởi lúa là một loài cây quen thuộc, một biểu tượng của nông thôn Việt Nam gắn bó với người Việt Nam từ xưa cho đến nay. Lúa không chỉ là nguồn sống, là nguồn lương thực quý nuôi sống con người mà cây lúa còn có những vẻ đẹp rất riêng đó là sự mềm mại, thanh mảnh, uyển chuyển lại khỏe khoắn. Đất nước ta 80% là nông nghiệp nên những cánh đồng có khắp nơi và chính vì vậy nhà thơ Nguyễn Đình Thi nhìn thấy những cánh đồng lúa như biển lúa:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Câu thơ là cảm xúc tha thiết, thân thương của nhà thơ trước vẻ đẹp của những cánh đồng lúa của chúng ta và nhà thơ khẳng định “đâu trời đẹp hơn”, vẻ đẹp của những cánh đồng đó dường như chỉ có ở Việt Nam. Vậy vẻ đẹp mà Nguyễn Đình Thi cảm nhận đó có lệ bắt đầu từ hình ảnh:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát
Đứng hên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông

Một bức tranh chân thật sống động, đầy sức sống hiện ra trước mắt chúng ta, đó là một màu xanh bất tận choán hết cả tầm mắt của chúng ta. Câu thơ được viết dài như khắc họa rõ nét hơn những cánh đồng lúa bao la bát ngát mênh mông. Hai câu thơ được tạo nên bởi hai vế đối rất hoàn chỉnh và phép đảo ngữ càng gợi cho ta cảm giác mênh mông bất tận của lúa của màu xanh mướt. Và trong câu thơ, tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ rất giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, những từ đó miêu tả cái dài rộng bất tận của đồng lúa là “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông”. Câu thơ gợi cho ta cảm giác trù phú, có sản lượng lúa nhiều, từ “cũng” là một sự khẳng định về sự giàu có và trù phú của quê hương ta.

Biển lúa ấy đang báo hiệu một mùa bội thu:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Lúa đang lên đòng là giai đoạn lúa tốt tươi và sung sức nhất. Màu xanh đó không phải là màu vàng rực rỡ khi lúa đã chín nhưng cái màu xanh của lúa đang vào thời kì sung sức ấy lại gợi cho ta sự sống tràn trẻ báo hiệu mùa vàng sắp tới. Ở đây tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp so sánh để nói lên vẻ đẹp của những cây lúa đang thì con gái, chúng cũng mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển như những cô gái thôn quê mới lớn dậy. Đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, tươi mới. Việc sử dụng biện pháp so sánh là biện pháp quen thuộc thường thấy trong ca dao xưa khiến cho câu ca dao trở nên sinh động hơn, thể hiện được rõ nét hơn vẻ đẹp của những sự vật cần miêu tả. Đồng thời đối với câu ca dao này còn giúp cho ta có cái nhìn chính xác hơn về những cô gái ở nông thôn Việt Nam. Hình ảnh cô gái ở câu thơ này được ví với chẽn lúa, một sự ví von, so sánh rất độc đáo bởi người ta thường ví các cô gái với những loài cây như liễu, như mai thế mà ở đây lại ví cô gái với lúa. Có lẽ tác giả dân gian đã tìm thấy vẻ đẹp của các cô gái thôn quê khác với các cô gái ở đô thị, nếu các cô gái ở đô thị mang vẻ đẹp đài các, kiêu sa thì các cô gái thôn quê lại mang vẻ đẹp chân chất, giản dị như những cây lúa, một vẻ đẹp cũng khiến cho người ta phải đắm say.

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng bạn mai.

Câu thơ cuối càng thể hiện rõ hơn vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển của của các cố gái miền thôn quê. Đọc câu thơ này chúng ta hình dung cánh đồng lúa đung đưa trong nắng sớm mai như những cô gái đang tung tăng vui đùa, đây là một hình ảnh thật đẹp và thật sinh động. Màu nắng hồng rực rỡ ấy như tôn thêm vẻ đẹp của các cô gái thốn quê duyên dáng, dịu dàng và rất đỗi bình dị.

Như vậy chỉ bằng bốn câu thơ cùng vối lời lẽ giản dị, mộc mạc, tác giả dân gian đã cho ta thấy vỏ đẹp rực rỡ của thiên nhiên của con người việt Nam, đó là vẻ đẹp rực rỡ tràn đầy sức sống của những cánh đồng bát ngát và qua đó ta còn thấy vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của những cô gái thôn quê. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, đối, bài ca dao là một trong những viên ngọc quý sáng lấp lánh và luôn gợi cho người đọc cảm giác tươi mới, đồng thời ta có thể khẳng định ngôn từ của chúng ta rất đẹp và rất trong sáng.

14 tháng 12 2019

Có thể chọn một trong các câu ca dao trong bài "Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình".

15 tháng 4 2017

Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao:

- Tình thân gia đình

- Tình yêu quê hương đất nước

- Tình yêu bản thể

- Thái độ mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quá sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất

  

 

- Nhằm tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.