K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2016

a)Tên truyện đó là''Mẹ tôi''

b)

Bài văn đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người.Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.c)Bố cục 3 phần-Từ đầu đến''sẽ ngày mất con'';Tình yêu thương của mẹ đối với En-ri-cô-Tiếp theo đén''yêu thương đó'':Thái độ của người cha-Còn lại:Lời nhắn nhủi của người cha
21 tháng 9 2016

a) Tên truyện: Cuộc chia tay của những con búp bê

b) Truyện nói lên Tình cảm gia đình rấy quan trọng. Chúng ta phải biết giữ gìn, bảo vệ thứ tình cảm ấy.

c) Truyện gồm 3 phần.

Nội dung chính của mỗi phần:

1) Tâm trạng và tình cảm của 2 anh em trước lúc chia tay.

2) Cuộc chia tay ở trường

3) Tâm trạng của 2 anh em trong lúc chia tay.

Bài Thánh Gióng:

a) Chủ đề:

Gióng là con của người nông dân lương thiện:

Gióng gần gũi với mọi người

Gióng là người anh hùng của nhân dân.

b)  - Từ đầu đến “nằm đấy”: sự ra đời của Gióng.

     - Tiếp đến “những việc chú bé dặn”: Gióng đòi đi đánh giặc.

     - Tiếp đến “giết giặc cứu nước”: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.

     - Tiếp đến hết: Gióng đánh thắng giặc và trở về trời.

c) Có thể đặt tên khác ví dụ: "Người anh hùng làng Gióng" chẳng hạn

So sánh:Tên trước hay hơn vì nó nói lên được nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn tên mới đặt

26 tháng 11 2018

ai trả lời mk cho 3 k trong 2 ngày

26 tháng 11 2018

1)

- Truyền thuyết và truyện cố tích: + Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; chi tiết (mô típ) giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v...). + Khác nhau: Truyền thuyết kê về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; truyền thuyết được cả người kế lẫn người nghe tin đó là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích kế về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thế hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, v.v...; truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi lả câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế). 

- Truyện ngụ ngôn và truyện cười: + Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười. + Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Ví dụ: Truyện cười Treo biển và truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (mà các em đà từng được nghe) có nội dung na ná giống nhau: một bên là anh chàng đẽo cày giữa đường, nghe nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng hỏng việc, “vốn liếng đi đời nhà ma”; một bên là chủ hàng bán cá treo biến giữa phố, nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng phải hạ cái biển xuống. Thế nhưng, trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa dường có một câu ở cuối truyện rút ra bài học luân lí; còn truyện cười Treo biển thì khi cái biển được chủ nhà hàng cất đi, tiếng cười bật lên, truyện kết thúc ngay
2)

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ . Vì Thạch Sanh đã giết trằn tinh ; giết đại bàng cứu công chúa và cứu con của vua thủy tề

3) 

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình.

   k mình nha!!!!!!!!!!!

Àn-nhong mọi người!Tớ định mở cuộc thi viết truyện gì gì đó, nhưng lại thôi :vBây giờ nghĩ lại, tớ sẽ đổi thành kiểu viết truyện giao lưu ấy. Để mọi người viết, đọc, rồi làm quen với nhau ấy mà :")Tớ thấy trên đây có rất nhiều bạn viết fic hay cực, cơ mà giấu tài :'vvv-------------------------------------------• Thời gian: Tối thứ 7 hàng tuần, tớ...
Đọc tiếp

Àn-nhong mọi người!

Tớ định mở cuộc thi viết truyện gì gì đó, nhưng lại thôi :v

Bây giờ nghĩ lại, tớ sẽ đổi thành kiểu viết truyện giao lưu ấy. Để mọi người viết, đọc, rồi làm quen với nhau ấy mà :")

Tớ thấy trên đây có rất nhiều bạn viết fic hay cực, cơ mà giấu tài :'vvv

-------------------------------------------

• Thời gian: Tối thứ 7 hàng tuần, tớ sẽ đăng một chap của một fic, hoặc có thể tớ sẽ viết Oneshot cho nhanh (lười lắm cơ =)))) Các bạn sẽ viết fic (hoặc chap) của chính mình ở dưới phần trả lời. 

• Thể loại: Nhân vật trong truyện do các bạn tự chọn. BoyxGirl, Girllove hay Boylove gì cũng được hết, miễn sao có truyện để đọc :"> (tui là Hủ :vv)

-------------------------------------------

Tớ sẽ bắt đầu từ tối mai nha ^^

--------------

Làm ơn đừng đưa nội quy vào, tớ đọc rồi nhưng vẫn muốn đăng cái này TvT

0
Àn-nhong mọi người!Tớ định mở cuộc thi viết truyện gì gì đó, nhưng lại thôi :vBây giờ nghĩ lại, tớ sẽ đổi thành kiểu viết truyện giao lưu ấy. Để mọi người viết, đọc, rồi làm quen với nhau ấy mà :")Tớ thấy trên đây có rất nhiều bạn viết fic hay cực, cơ mà giấu tài :'vvv-------------------------------------------• Thời gian: Tối thứ 7 hàng tuần, tớ...
Đọc tiếp

Àn-nhong mọi người!

Tớ định mở cuộc thi viết truyện gì gì đó, nhưng lại thôi :v

Bây giờ nghĩ lại, tớ sẽ đổi thành kiểu viết truyện giao lưu ấy. Để mọi người viết, đọc, rồi làm quen với nhau ấy mà :")

Tớ thấy trên đây có rất nhiều bạn viết fic hay cực, cơ mà giấu tài :'vvv

-------------------------------------------

• Thời gian: Tối thứ 7 hàng tuần, tớ sẽ đăng một chap của một fic, hoặc có thể tớ sẽ viết Oneshot cho nhanh (lười lắm cơ =)))) Các bạn sẽ viết fic (hoặc chap) của chính mình ở dưới phần trả lời. 

• Thể loại: Nhân vật trong truyện do các bạn tự chọn. BoyxGirl, Girllove hay Boylove gì cũng được hết, miễn sao có truyện để đọc :"> (tui là Hủ :vv)

-------------------------------------------

Tớ sẽ bắt đầu từ tối mai nha ^^

--------------

Làm ơn đừng đưa nội quy vào, tớ đọc rồi nhưng vẫn muốn đăng cái này TvT

1
30 tháng 7 2018

 viết truyện anime đi bn ơi

Àn-nhong mọi người!Tớ định mở cuộc thi viết truyện gì gì đó, nhưng lại thôi :vBây giờ nghĩ lại, tớ sẽ đổi thành kiểu viết truyện giao lưu ấy. Để mọi người viết, đọc, rồi làm quen với nhau ấy mà :")Tớ thấy trên đây có rất nhiều bạn viết fic hay cực, cơ mà giấu tài :'vvv-------------------------------------------• Thời gian: Tối thứ 7 hàng tuần, tớ...
Đọc tiếp

Àn-nhong mọi người!

Tớ định mở cuộc thi viết truyện gì gì đó, nhưng lại thôi :v

Bây giờ nghĩ lại, tớ sẽ đổi thành kiểu viết truyện giao lưu ấy. Để mọi người viết, đọc, rồi làm quen với nhau ấy mà :")

Tớ thấy trên đây có rất nhiều bạn viết fic hay cực, cơ mà giấu tài :'vvv

-------------------------------------------

• Thời gian: Tối thứ 7 hàng tuần, tớ sẽ đăng một chap của một fic, hoặc có thể tớ sẽ viết Oneshot cho nhanh (lười lắm cơ =)))) Các bạn sẽ viết fic (hoặc chap) của chính mình ở dưới phần trả lời. 

• Thể loại: Nhân vật trong truyện do các bạn tự chọn. BoyxGirl, Girllove hay Boylove gì cũng được hết, miễn sao có truyện để đọc :">

               (tui là Hủ :vv)

-------------------------------------------

Tớ sẽ bắt đầu từ tối mai nha ^^

--------------

Làm ơn đừng đưa nội quy vào, tớ đọc rồi nhưng vẫn muốn đăng cái này TvT

 

0
6 tháng 12 2016

So sánh thể loại truyền thuyết với truyện cổ tích:

Giống nhau:

  • Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
  • Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính

Khác nhau:

  • Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.
  • Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.

​So sánh chuyện ngụ ngôn sv chuyện cười:

- Giống nhau: thường chế giễu, phê phán những hành động, cách cư xử trái vs điều chuyện nêu ra, thường dùng hình ảnh con vật hay con người.

- Khác nhau:

  • Truyện ngụ ngôn là truyện răn dạy, khuyên nhủ người ta về bài hcoj nào đó trong cuộc sống.
  • Truyện cười nhằm mục đích mua vui, phê phán hoặc châm biếm những hành động đánh cười trong cuộc sống.

 

6 tháng 12 2016

giúp mình với

 

16 tháng 8 2016

Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

Bạn tham khảo nhé

16 tháng 8 2016

Có nhiều truyện như vậy lắm bạn ạ, ví dụ như: 
* Truyện " Qủa bầu mẹ", của dân tộc Khơ - mú: 
Ngày xưa có hai anh em mồ côi, một trai - một gái khi bắt được con dúi. Dúi xin tha mạng và đền ơn bằng cách chỉ cho hai người tránh khỏi nạn lục. Thoát được lũ, không còn ai, hai anh em mới chia nhau người cái nắp, người cái ống trầu làm tin và chia nhau đi tìm vợ, tìm chồng. Tìm không được họ lại gặp nhau, lại chia nhau mỗi người một ngã nhưng vẫn không đạt được ý nguyện nên họ buồn lắm. Thấy vậy, chim Tgoóc khuyên hai người lấy nhau. Ít lâu sau, người em có mang, đến 7 năm, 7 tháng, 7 ngày mới sinh ra được quả bầu. Khi người chồng dùi thủng quả bầu: 
_Người anh chui ra đầu tiên, vì dính phải bụi than( do đốt quả bầu ), nên rất đen và là nguồn gốc người Khơ - mú. 
_Người em út chui ra sau cùng nên da dẻ trắng trẻo và là nguồn gốc của người kinh. 
Do thứ tự ra đời trước sau như vậy, nên địa bàn sinh sống của người Việt Nam cũng khác nhau; từ miền núi cho đến miền đồng bằng. Người Khơ - mú ở trên núi cao có nhiều rừng núi, sông suối thoả sức làm rẫy, làm nương. Người Kinh ( em út ) hết đất phải đi xa xuống tận vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, mở rộng nơi cư trú làm ăn, sinh sống. 
Truỵện đầy màu sắc huyền bí: Con người sinh ra từ trái bầu, rồi do thần Đất bảo ban nơi cư trú và cách làm ăn, sinh sống. 
* Truyện: " Kinh và Ba- na là anh em": 
. . . Truyện kể rằng: Có hai anh em thấy người cha say rượu, trần truồng. Người em nhìn cười và bị người cha đuổi đi. Vợ chồng người em dắt nhau lên tận miền rừng núi sinh cơ lập nghiệp; đẻ con, đẻ cháu và là nguồn gốc người Ba- na. Người anh ở lại miền đồng bằng lấy vợ sinh cơ lập nghiệp làm ăn ,sinh sống và là nguồn gốc của người Kinh. 
* Ở sử thi " Đẻ đất đẻ nước", của dân tộc Mường: 
Chim thần đẻ ra nhiều trứng, trứng nở ra các dân tộc như người: Việt, Thái, H`Mông . . . 
* Người Tà Ôi kể trong truyện cổ của họ rằng: Dân tộc Tà Ôi được sinh ra từ một quả bầu. “Ngày xưa khi trên trái đất chỉ có loài thú sống với nhau, con người chưa xuất hiện thì bỗng xảy ra một tiếng nổ dữ dội. Sau tiếng nổ thì mặt đất bỗng dưng thay đổi hẳn, các con thú vắng bóng. Chỉ may mắn còn sống sót mỗi hai con chó, một đực, một cái. 

Hai con chó sống chung với nhau. Bỗng một hôm trời hạn hán, nước sông suối khô cạn, cây sim, cành móc đều chết cháy. Hai con chó tìm lên vùng cao để tìm thức ăn và nước uống. Vượt qua nhiều núi đèo hiểm trở, cuối cùng hai con chó cũng tìm được nguồn nước. Con chó cái lúc này đang bụng mang dạ chửa, nó cố lê mình đến bên bờ suối. Lúc nó chui đầu xuống dòng nước, cũng là lúc nó chuyển dạ, đẻ ra một quả bầu dài. Một nửa quả bầu nằm dưới nước, một nửa lại nằm vắt lên bờ. 
Quả bầu cứ nằm như vậy suốt bao tháng liền. Nửa trên bờ của trái bầu bị nắng hạn nung nóng nên ngày càng đen thẫm lại, còn nửa dưới được mát mẻ nên trắng bợt ra. 
Mãi lúc khi mùa xuân đến, khi trời ấm áp dần lên thì quả bầu bỗng vỡ ra và con người từ vòng quả bầu đó vươn dậy. Số người nằm nửa trên bờ của quả bầu có nước da ngăm đen, còn số được bảo vệ nên có làn da trắng trẻo. 
Số người có làn da trắng xuôi theo dòng sông, suối về đồng bằng sinh sống trở thành người Kinh sau nầy. Những người có làn da ngăm đen lại đi ngược về ở phía đầu nguồn tìm rừng phát rẫy trở thành người Tà Ôi bây giờ...”

2/ Cái này bạn tự kể nhé!!!!

NG
26 tháng 12 2023

Chủ đề là đề cao sự thông minh, trí tuệ của con người

20 tháng 10 2017

Kết thúc truyện có hậu có phổ biến trong truyện cổ tích 

VD : truyện Thạch Sanh Lý Thông ( Thạch Sanh đã đòi lại được công bằng )

Truyện Tấm Cám ( Tấm đã trở thành hoạng hâu , ... )

Còn lại bạn tự kể ra 

20 tháng 10 2017

Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ[2], một trò chơi của trí tưởng tượng.

Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc [2] và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.

Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu[2].

Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.