K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết dàn ý phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện sau: CHỊ EM HỌ Cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thuỳ - một chị họ của Hà - nhận xét: "Thi giỏi văn có gì là hay?".Dù thế ba mẹ Thuỳ vẫn quyết định đổi trường cho nó. Thuỳ mắt ngấn nước cãi: "Con không thích học chung với họ hàng! Con học ở đây quen rồi, ở đây có...
Đọc tiếp

Viết dàn ý phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện sau:

CHỊ EM HỌ

Cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thuỳ - một chị họ của Hà - nhận xét: "Thi giỏi văn có gì là hay?".Dù thế ba mẹ Thuỳ vẫn quyết định đổi trường cho nó. Thuỳ mắt ngấn nước cãi: "Con không thích học chung với họ hàng! Con học ở đây quen rồi, ở đây có bạn nhiều!". Hai người lớn nghiêm nghị bảo: "ở đâu cũng sẽ có bạn thôi!" và mọi chuyện coi như được khoá lại.

Trong nhà, Thuỳ không có bạn, nói đúng ra, không ai rảnh mà làm bạn với Thuỳ.Chỉ có ngoại, nhưng ngoại lại ở xa. Ngoại nói: "Nó như con bụi đời con!". Ngày đầu từ trường mới về, Thuỳ đạp xe ngay đến nhà ngoại. Trên đường đất, mưa tuôn nhẹ nhàng, đều đều, tưởng như không bao giờ tạnh nổi. Thuỳ nằm dài trên phản gỗ, bảo: "Con Hà chán lắm ngoại ơi!". Ngoại cười: "Đúng rồi!... nó ngoan nhưng cứ rù rì, buồn lắm... Thế hai chị em có đi với nhau không?".

Thuỳ cau có, dài giọng: "Không!... ra chơi, nó đứng tựa lan can vài giây rồi vào lớp ngồi tiếp. Con hỏi: "Đi chơi không?".Nó bảo ở dưới sân đông, mệt lắm. Thế là con phải ngồi lại vì con có quen ai đâu!".Thuỳ nhìn mưa len lỏi qua những tàn dừa, buồn rầu.Nó nhớ lớp xưa, trường xưa, nhớ đám bạn lắm mồm, nói suốt 5 tiết vẫn không hết chuyện. Ngoại bảo: "Con mệt thì ngủ đi!" rồi an ủi: "Không sao đâu, con Hà hiền, ngoan lắm!". Thuỳ mơ màng ngủ, nó mơ thấy mình hỏi Hà sỗ sàng: "Có bệnh gì không mà sống lờ đờ như người ốm vậy?". Hà trả lời ngây ngô: "Không bệnh, nhưng sợ đông người!".Trong mơ cũng có mưa, và gió ẩm ướt thổi quanh, mát rượi.

Mẹ hỏi: "Sao không rủ em Hà đi học cho vui?". Thuỳ dắt xe lách qua khe cửa hẹp vanh, trả lời vội vàng: "Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!". Nó tự nhủ: "Dở quá, từ đầu năm tới giờ, chưa khi nào mình là người đầu tiên vào trường cả!". Luôn luôn có những kẻ đến sớm hơn Thuỳ, hoặc là một cái xe dựng cô độc trong bãi còn vắng tanh, hoặc một anh chàng đứng tựa lan can lớp học nhìn như quét khắp sân trường rộng lớn. Thuỳ tự an ủi: " Chắc chúng nó gần nhà!" rồi ung dung vào lớp. Trên bảng đen,bài giảng lớp học chiều qua xen lẫn những câu viết đùa chữ to, chằng chịt. Thuỳ cất cặp rồi một mình giở ghế lên sẵn cho tổ trực, nó nghĩ: " Mình thật khoẻ, mình phải làm thật nhanh trước khi có người khác giúp!". Xong việc, cũng là lúc tổ trực vác chổi vào, cả bọn xúc động, hỏi: "Thùy làm đấy à?". Hầu như ngày nào cũng thế mà vẫn không hết bất ngờ, chỉ có Hà ái ngại nhìn Thuỳ, nó nói nhỏ: " Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!". Thuỳ đáp cụt lủn: "Rảnh thì làm!", nó muốn nói thêm: "Tao cũng không thích mày, mày trốn quét lớp luôn!", rồi lại thôi, nghĩ làm thế người ta sẽ cười hai chị em, đành lặng lẽ đi chơi chỗ khác.

Giỗ ông, tất cả đổ về vườn của bà.Thuỳ ngủ lại trước đó một đêm, giết gà, làm vịt. Xong việc, nó lấy xe chạy loăng quăng. Trên những con đường quê sau mưa thơm nồng hoa đêm, vài đứa trẻ con đi dạo dạo, dựa nhau hát vọng cổ ngân nga. Thuỳ nghĩ: "Tụi này vui thật!". Buổi sáng, các dì, cậu khen: "Thuỳ thật là chăm!". Mẹ bảo: " Ui! lười học lắm!". Thuỳ ngồi rửa rau, kêu to uất ức: "Con lười học hồi nào!". Mẹ nghiêm mặt, ý bảo: "Hỗn! Không được cãi người lớn!".Thuỳ im bặt. Nó nghe tiếng Hà nhỏ nhẹ: "Con chào ngoại, con mới tới! Con chào... Em chào... ". Mọi người lại khen với nhau: "Người lớn ghê!". Hà đứng xa xa, hỏi: "Chị Thùy có cần gì không, em phụ?". Thùy bảo: "Không! xong hết rồi!". Hà lên nhà trên các dì chú lại khen Hà giỏi, nghe đâu lại mới đi thi gì đó cho trường. Thuỳ đổ chậu nước, nó nghĩ: "Không ai biết rõ nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỷ, nó không có bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!".Rồi Thuỳ buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi? Nãy mẹ nói mình lười chắc cũng đúng... Nước trào ra khỏi chậu, ngoại giục: "Rửa đi Thuỳ! Con nghĩ gì vậy?" - " Con không nghĩ gì cả!". Rồi nó thả vào chậu nước đầy những nắm rau xanh ngắt.

Như cả họ đã dự đoán, cuối cùng Hà cũng lên truyền hình.Cả nhà chăm chú ngồi xem cảnh Hà ngồi đọc bài đêm khuya, bên cái đèn con mới tinh. Hà cầm chổi dịu dàng quét lớp.. Đến cảnh Hà giúp mẹ làm cơm, rửa chén... Thuỳ muốn kêu lên: "Ơ, mọi ngày dì Tư có để nó làm gì đâu!", nhưng kìm được, sợ mọi người lại bảo mình ganh! Nó chỉ hét lên bực tức khi thấy nhỏ Sương đứng cười bẽn lẽn bên Hà, kiểu bạn thân, cùng tiến: "Con này vẫn hay nói xấu con Hà, thế mà cũng vác mặt lên đây được!". Mẹ bảo: "Còn hơn mày không bao giờ được lên đâu!".

Thuỳ nghĩ, có cho lên, khéo mình cũng xin thôi. Nếu chị phóng viên hỏi: "Hằng ngày em làm gì?" chẳng lẽ lại tả, em hùng hục đi học sớm để bưng ghế, kéo bàn, em hay đạp xe lăng quăng ngoài đường. Rồi còn bạn thân, biết chọn đứa nào, bỏ đứa nào, cả một lũ lau nhau, ai mà lên ti vi cho hết được, rồi khéo lại giận nhau, lại bảo: " Mày quên tao" mà từ xưa tới nay, có khi nào Thuỳ quên ai được!.

Mng ơi giúp mình viết dàn ý th ạ

0
18 tháng 11 2016

Thế giới nhân vật cổ tích thật phong phú, đa dạng. Ngay từ thủa bé thơ, trong tâm trí hồn nhiên của tôi đã đầy những hình ảnh của chàng Sọ Dừa thông minh mà phải đội lốt xấu xí, chàng Thạch Sanh tài ba mà nhân hậu thật thà. Còn có cả hình ảnh của mụ gì ghẻ, của mẹ con nhà Lý Thông gian hiểm, độc ác bên cạnh đó lại có những ông Bụt ông Tiên hiền từ, nhân hậu với phép thuật nhiệm màu và luôn giúp đỡ mọi người. Trong cái thế giới bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của cô Tấm vẫn luôn để lại trong tôi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục
Hình ảnh cô Tấm lưu giữ trong tâm trí tôi lúc nào cũng đẹp. Cô Tấm gắn liền với những đồ vật nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Đó là con cá Bống ngoan ngoãn mỗi lần nghe gọi "Bống Bống bang bang" lại quẫy đuôi ngoi lên trong lòng giếng. Là chiếc hài nhỏ xinh đã làm thất vọng bao nhiêu cô gái xem hội nhưng lại giúp nhà vua tìm thấy vợ hiền. Đó còn là quả thị thơm bé nhỏ mà mỗi ngày Tấm chui ra giúp bà lão hàng nước việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về với hạnh phúc mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cô Tấm gắn với những vật nhỏ xinh ấy, hiện lên trong tôi thật đáng yêu. Tấm đáng yêu, đáng phục, đáng quí trọng không chỉ bởi cái đẹp, cái nết na, chăm chỉ. Mà còn bởi tình cảm của Tấm với cá Bống, bởi lòng hiếu thảo của Tấm với cha mẹ. Với Bống, Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình. Còn khi đã thành Hoàng hậu giàu sang Tấm vẫn không quên ngày giỗ Bố, sẵn sàng trèo cau lấy quả cúng để rồi tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hãm hại.
 

Nhưng càng yêu quý những phẩm chất cao đẹp của Tấm bao nhiêu tôi lại càng xót xa, thương cảm cho cuộc đời cho số phận Tấm bấy nhiêu. Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng". Tấm phải lam lũ vất vả làm mọi công việc nặng nhẹ trong nhà. Ngay cả khi vui chơi hội hè, Tấm cũng phải chịu thua thiệt. Có mỗi duy nhất chú cá Bống nhỏ làm bạn cũng bị cướp mất. Ngay địa vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của gì ghẻ.

Tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới đươc hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đoạ khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm.

Nhưng không phải không có những lúc mà cảm giác của tôi là bực dọc, tức tối. Đó là những khi Tấm khóc hu hu mỗi lần gặp nạn. Hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động ấy đã nhiều lần biến lòng thương cảm xót xa trong tôi thành sự thương hại. May sao cảm giác ấy nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho lòng khâm phục và yêu mến lớn hơn gấp bội. Ấy là khi chứng kiến Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình. Không còn cần Bụt, Tiên nữa. Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.

Hình ảnh cô Tấm giúp tôi phần nào thấu hiểu được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm đối với tôi không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.

Cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng cuối cùng đạt đến hạnh phúc của Tấm để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khiến tôi không khỏi nhiều lần có cái mơ ước được gặp mặt con người xinh đẹp, nết na và nhân hậu của cái thế giới cổ tích diệu kì ấy



 

18 tháng 11 2016

Thế giới nhân vật cổ tích thật phong phú, đa dạng. Ngay từ thủa bé thơ, trong tâm trí hồn nhiên của tôi đã đầy những hình ảnh của chàng Sọ Dừa thông minh mà phải đội lốt xấu xí, chàng Thạch Sanh tài ba mà nhân hậu thật thà. Còn có cả hình ảnh của mụ gì ghẻ, của mẹ con nhà Lý Thông gian hiểm, độc ác bên cạnh đó lại có những ông Bụt ông Tiên hiền từ, nhân hậu với phép thuật nhiệm màu và luôn giúp đỡ mọi người. Trong cái thế giới bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của cô Tấm vẫn luôn để lại trong tôi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục
Hình ảnh cô Tấm lưu giữ trong tâm trí tôi lúc nào cũng đẹp. Cô Tấm gắn liền với những đồ vật nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Đó là con cá Bống ngoan ngoãn mỗi lần nghe gọi "Bống Bống bang bang" lại quẫy đuôi ngoi lên trong lòng giếng. Là chiếc hài nhỏ xinh đã làm thất vọng bao nhiêu cô gái xem hội nhưng lại giúp nhà vua tìm thấy vợ hiền. Đó còn là quả thị thơm bé nhỏ mà mỗi ngày Tấm chui ra giúp bà lão hàng nước việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về với hạnh phúc mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cô Tấm gắn với những vật nhỏ xinh ấy, hiện lên trong tôi thật đáng yêu. Tấm đáng yêu, đáng phục, đáng quí trọng không chỉ bởi cái đẹp, cái nết na, chăm chỉ. Mà còn bởi tình cảm của Tấm với cá Bống, bởi lòng hiếu thảo của Tấm với cha mẹ. Với Bống, Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình. Còn khi đã thành Hoàng hậu giàu sang Tấm vẫn không quên ngày giỗ Bố, sẵn sàng trèo cau lấy quả cúng để rồi tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hãm hại.
 

Nhưng càng yêu quý những phẩm chất cao đẹp của Tấm bao nhiêu tôi lại càng xót xa, thương cảm cho cuộc đời cho số phận Tấm bấy nhiêu. Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng". Tấm phải lam lũ vất vả làm mọi công việc nặng nhẹ trong nhà. Ngay cả khi vui chơi hội hè, Tấm cũng phải chịu thua thiệt. Có mỗi duy nhất chú cá Bống nhỏ làm bạn cũng bị cướp mất. Ngay địa vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của gì ghẻ.

Tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới đươc hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đoạ khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm.

Nhưng không phải không có những lúc mà cảm giác của tôi là bực dọc, tức tối. Đó là những khi Tấm khóc hu hu mỗi lần gặp nạn. Hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động ấy đã nhiều lần biến lòng thương cảm xót xa trong tôi thành sự thương hại. May sao cảm giác ấy nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho lòng khâm phục và yêu mến lớn hơn gấp bội. Ấy là khi chứng kiến Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình. Không còn cần Bụt, Tiên nữa. Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.

Hình ảnh cô Tấm giúp tôi phần nào thấu hiểu được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm đối với tôi không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.

Cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng cuối cùng đạt đến hạnh phúc của Tấm để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khiến tôi không khỏi nhiều lần có cái mơ ước được gặp mặt con người xinh đẹp, nết na và nhân hậu của cái thế giới cổ tích diệu kì ấy

18 tháng 11 2016

Thế giới nhân vật cổ tích thật phong phú, đa dạng. Ngay từ thủa bé thơ, trong tâm trí hồn nhiên của tôi đã đầy những hình ảnh của chàng Sọ Dừa thông minh mà phải đội lốt xấu xí, chàng Thạch Sanh tài ba mà nhân hậu thật thà. Còn có cả hình ảnh của mụ gì ghẻ, của mẹ con nhà Lý Thông gian hiểm, độc ác bên cạnh đó lại có những ông Bụt ông Tiên hiền từ, nhân hậu với phép thuật nhiệm màu và luôn giúp đỡ mọi người. Trong cái thế giới bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của cô Tấm vẫn luôn để lại trong tôi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục
Hình ảnh cô Tấm lưu giữ trong tâm trí tôi lúc nào cũng đẹp. Cô Tấm gắn liền với những đồ vật nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Đó là con cá Bống ngoan ngoãn mỗi lần nghe gọi "Bống Bống bang bang" lại quẫy đuôi ngoi lên trong lòng giếng. Là chiếc hài nhỏ xinh đã làm thất vọng bao nhiêu cô gái xem hội nhưng lại giúp nhà vua tìm thấy vợ hiền. Đó còn là quả thị thơm bé nhỏ mà mỗi ngày Tấm chui ra giúp bà lão hàng nước việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về với hạnh phúc mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cô Tấm gắn với những vật nhỏ xinh ấy, hiện lên trong tôi thật đáng yêu. Tấm đáng yêu, đáng phục, đáng quí trọng không chỉ bởi cái đẹp, cái nết na, chăm chỉ. Mà còn bởi tình cảm của Tấm với cá Bống, bởi lòng hiếu thảo của Tấm với cha mẹ. Với Bống, Tấm sẵn sàng nhường phần cơm của mình. Còn khi đã thành Hoàng hậu giàu sang Tấm vẫn không quên ngày giỗ Bố, sẵn sàng trèo cau lấy quả cúng để rồi tạo cơ hội cho mụ gì ghẻ hãm hại.
 

Nhưng càng yêu quý những phẩm chất cao đẹp của Tấm bao nhiêu tôi lại càng xót xa, thương cảm cho cuộc đời cho số phận Tấm bấy nhiêu. Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng". Tấm phải lam lũ vất vả làm mọi công việc nặng nhẹ trong nhà. Ngay cả khi vui chơi hội hè, Tấm cũng phải chịu thua thiệt. Có mỗi duy nhất chú cá Bống nhỏ làm bạn cũng bị cướp mất. Ngay địa vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của gì ghẻ.

Tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới đươc hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đoạ khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm.

Nhưng không phải không có những lúc mà cảm giác của tôi là bực dọc, tức tối. Đó là những khi Tấm khóc hu hu mỗi lần gặp nạn. Hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động ấy đã nhiều lần biến lòng thương cảm xót xa trong tôi thành sự thương hại. May sao cảm giác ấy nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho lòng khâm phục và yêu mến lớn hơn gấp bội. Ấy là khi chứng kiến Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình. Không còn cần Bụt, Tiên nữa. Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.

Hình ảnh cô Tấm giúp tôi phần nào thấu hiểu được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm đối với tôi không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.

Cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng cuối cùng đạt đến hạnh phúc của Tấm để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khiến tôi không khỏi nhiều lần có cái mơ ước được gặp mặt con người xinh đẹp, nết na và nhân hậu của cái thế giới cổ tích diệu kì ấy

11 tháng 10 2019

Hai câu kết diễn tả khát vọng, nỗi lòng da diết của tác giả về cuộc sống yên bình, hạnh phúc của dân chúng:

   + Nhà thơ mong mỏi khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn, khúc đàn tượng trưng cho sự no đủ, thuận hòa của nhân dân

   + Lấy chuyện xưa để nói tới hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân tới muôn đời

- Câu thơ cũng gợi lên khúc nhạc ngợi ca cuộc sống thái bình, no đủ của dân chúng, đồng thời cũng là lời nhắc các bậc quân vương lấy dân làm trọng

- Nhà thơ thể hiện niềm mong ước, nguyện vọng cho đất nước thái bình chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi

   + Tư tưởng này có nguồn gốc từ lời dạy của Khổng Tử “dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh

- Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi, lúc nhanh dồn dập, lúc lại thong thả khoan thai.

- Tác dụng của việc kết thúc bằng câu thơ lục ngôn: cảm xúc được dồn nén, dư âm được mở ra – đó cũng là tác dụng khi kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong thơ thất ngôn.

18 tháng 11 2021

Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước. Nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng. Âm điệu những câu thơ lục ngôn ( sáu chữ) kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thơ thất ngôn ( bảy chữ) ở chỗ nó như dồn nén trong câu chữ những tính cảm của ông dành cho nhân dân. Ông ước mơ người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm.