K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2019

Ngoài việc miêu tả bằng lời kể chuyện, còn có nguồn gốc trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm thì đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật Xan-ti-a-gô

- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

    + Người đọc hình dung được sự việc đang diễn ra trực tiếp

   + Hình thức đối thoại chứng tỏ Xan-ti-a-go chiêm ngưỡng được con cá kiếm như một con người

    + Vẻ đẹp của con người khi chinh phục, hoàn thiện giấc mơ của mình

→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm

→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang nghĩa biểu tượng, gợi lên triết lí tảng băng trôi của tác giả

13 tháng 5 2017

- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc "đối thoại" giữa ông lão với con cá kiếm.

Có lúc nó là độc thoại nội tâm, có lúc là đối thoại với con cá kiếm:

+ "Đừng nhảy, cá" - Lão nói - "Đừng nhảy!"

+ "Cá ơi" - ông lão nói - "Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chất. Mày muốn tao cùng chết nữa à?".

+ "Mày đừng giết tao, cá à?" - ông lão nghỉ - "Mày có quyền làm thế!". "Tao chưa từng thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!".

- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc

+ Hình thức đôi thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.

+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.

Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để vươn tới và đạt được ước mơ, khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê.

13 tháng 7 2019

Các nhân vật luân phiên lượt lời: lão Hạc và ông giáo, lão Hạc nói trước sau đó kết thúc tới lượt lời của ông giáo. Lão Hạc nói 5 lượt, ông giáo là 4 lượt lời

- Đoạn trích đa dạng về ngữ điệu: ban đầu Lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!) tiếp đến giọng than thở, đau khổ,có lúc nghẹn lời

- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp sử dụng biện pháp miêu tả, gợi lên hình ảnh đáng thương, khốn khổ của Lão Hạc

- Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là từ ngữ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra…)

- Về câu, đoạn trích sử dụng câu tỉnh lược (bán rồi! Khốn nạn… ông giáo ơi!) mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp

28 tháng 6 2018

Đáp án D

24 tháng 5 2017

Nét độc đáo trong cách quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi:

- Chi tiết, hình ảnh miêu tả núi rừng đậm chất thơ

- Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt lôi cuốn, sự đan cài chi tiết khéo léo

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng nhiều bút pháp khác nhau khắc họa được tính cách, số phận nhân vật: tả tâm lí, ngoại hình gắn với suy nghĩ thầm lặng

- Ngôn ngữ mang âm hưởng núi rừng, giọng điệu trần thuật có sự hòa kết giọng người kể với nhân vật tạo chất trữ tình

28 tháng 11 2019

Bằng sự nhạy bén của ông già nhiều năm kinh nghiệm, ông đã huy động mọi khả năng vào cuộc chiến

    + Về thị giác: phán đoán con cá thông qua đường bơi nghiêng, sức căng của sợi dây

    + Về xúc giác: Cảm nhận được từng cử động của nó qua sợi dây

    + Ông lão đâm trúng con cá, nó vụt lên khỏi mặt nước, phô hết vẻ khổng lồ, sức lực

→ Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự cuộc chinh phục cá kiếm, từ quan sát, cảm nhận khi con cá cố vùng vẫy để thoát rồi sau đó tới gần hơn.

20 tháng 5 2019

Đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm:

Lối dẫn truyện thô mộc, tự nhiên, sáng rõ và gọn gàng

- Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ, khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn con người, đất rừng, sông nước Cà Mau

Nội dung chính của đoạn trích sau:“Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng. Lão chưa thể nhìn độ nghiêng của sợi dây để biết con cá đang bơi tròn. Hãy còn quá sớm cho điều đó. Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng ngay lúc lẽo kéo...
Đọc tiếp

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng. Lão chưa thể nhìn độ nghiêng của sợi dây để biết con cá đang bơi tròn. Hãy còn quá sớm cho điều đó. Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng ngay lúc lẽo kéo đến điểm sắt đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu liên tục kéo nhẹ nhàng. [...] Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền. Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”.

A. Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô


 

B. Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá trở về bờ


 

C.  Cả hai đáp án trên đều đúng


 

1
8 tháng 5 2018

Đáp án cần chọn là: A

Nội dung chính của đoạn trích sau:“Ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn và ông lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn gỡ sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay sây sát, và khi có thể nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. [...] Họ lái thuyền êm, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Có những đám...
Đọc tiếp

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn và ông lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn gỡ sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay sây sát, và khi có thể nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. [...] Họ lái thuyền êm, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Có những đám mây tích trên cao và nhiều dải mây tơ bên trên, vì vậy ông lão biết gió nhẹ sẽ còn thổi suốt đêm. Ông lão thuyền xuyên nhìn con cá để chắc chắn là nó có thực. Một tiếng đồng hồ sau, con cá mập đầu tiên tấn công”.

A. Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô


 

B. Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá về bờ


 

C.   Cả hai đáp án trên đều sai

1
8 tháng 12 2017

Đáp án cần chọn là: B