K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo;...
Đọc tiếp

 Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.

(Trích Tấm Cám)
 

Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Từ ngữ nào trong đoạn trích trên thể hiện rõ đặc điểm đó?

 

 

A.  sau đó mấy năm

B. ngày xưa

 

 

C. trong khi đó

D. hằng ngày

4
           Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai,...
Đọc tiếp

           Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.

 

Dấu chấm phẩy trong đoạn trích trên có công dụng gì?

 

 

A. đánh dấu ranh giới giữa các vế trong câu ghép có cấu tạo phức tạp

 

 

B. đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong chuỗi liêt kê phức tạp

 

 

C. đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ miêu tả nhân vật Tấm

 

 

D. đánh dấu ranh giới giữa các động từ, cụm động từ

 

6
10 tháng 3 2022

A

10 tháng 3 2022

A

Cô đơnVì sao tôi lại sống?Để thể xác tổn thương.Vì sao da màu lạ?Rồi lẻ loi một mình.Vì sao tôi tự kỉ?Chẳng có người ở bên.Thật ra tôi là ai?Một đứa trẻ cô đơnCha mẹ tôi là ai?Mặt trăng cao vòi vọi,Ánh sao lấp lánh hiền.Đôi chân đi khắp nơi Dể tìm người mình thươngKhao khát và mơ ướcMột người ở bên mình.Con đường dài dằng dặcNắng...
Đọc tiếp

Cô đơn
Vì sao tôi lại sống?
Để thể xác tổn thương.
Vì sao da màu lạ?
Rồi lẻ loi một mình.
Vì sao tôi tự kỉ?
Chẳng có người ở bên.

Thật ra tôi là ai?
Một đứa trẻ cô đơn
Cha mẹ tôi là ai?
Mặt trăng cao vòi vọi,
Ánh sao lấp lánh hiền.

Đôi chân đi khắp nơi 
Dể tìm người mình thương
Khao khát và mơ ước
Một người ở bên mình.

Con đường dài dằng dặc
Nắng gắt, mưa ròng rã
Lang thang và bệnh tật
Khóc!? Chẳng ai quan tâm.

Lặng lẽ sau cái bóng
Một đứa trẻ bất hạnh
Tôi sống vì thứ gì?
Chỉ muốn người mình yêu
Tôi muốn làm gì đó
Thật ý nghĩa, lớn lao
Gửi gắm đến cha mẹ
Cùng tất cả mọi người
Nhưng chẳng ai để ý
Lạnh lẽo và nản lòng
Vì một lẽ nào đó
Đứa trẻ sẽ ra đi.

Hồi còn nhỏ, em cũng hay bị mọi người xa lánh. Cha, mẹ đều có công việc làm nên đã gửi em cho 1 bà vú từ khi lọt lòng đến lúc 5 ;6 tuổi. Vì cùng cảnh ngộ và đau xót cho những đứa trẻ bất hạnh như thế, em làm tặng họ bài thơ này với mong muốn hiểu được nỗi tuyệt vọng của họ, suy nghĩ và hành động của họ.

7
19 tháng 3 2018

Thơ KHÁ hay,chắc là tự sáng tác,cho 1 tràng vỗ tay

19 tháng 3 2018

Thơ tự làm luôn nè:

Giun kim vừa trắng lại vừa tròn

Kí sinh ở ruột hút chất ngon

Sống chết mặc dầu viên thuốc xổ

Mà giun vẫn cứ chạy lon ton.

5 tháng 12 2016

Ngay nhan đề của bài văn đã đề cập đến chữ “tâm” và chừ “tài” trong nghề y. Nhan đề chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” thì dường như ý nói thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thì có nghĩa là thầy thuốc vừa giỏi vừa có tâm lòng. Trong đó, tấm lòng là gốc. Nhan đề như thế mới đúng với nội dung câu chuyện: Thầy thuốc không chi giỏi tay nghề mà còn là người rất yêu thương bệnh nhân. Nguyễn Du quan niệm về “tâm” vả “tài”: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Bác Hồ yêu cầu người cán bộ phải vừa hồng vừa chuyên và nhấn mạnh "Cán bộ cần phải yêu thương chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn." (Hồ Chí Minh, Thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế, tháng 2 — 1955).

Chúc bạn học tốt!
 
5 tháng 12 2016

Thank you yeu

Cầm lấy tay nhauĐêm ấy dù đã làm việc khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa 1 thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của 1 bệnh nhân già.Cô cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi:Cụ ơi con cụ đây.Đôi mắt của ông cụ mở ra ,rồi khép lại ko nhìn rõ.Chàng thanh niên nắm chặt bàn tay cụ và nói những lời an ủi cụ suốt đêm.Sáng sớm thì...
Đọc tiếp

Cầm lấy tay nhau

Đêm ấy dù đã làm việc khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa 1 thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của 1 bệnh nhân già.Cô cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi:Cụ ơi con cụ đây.

Đôi mắt của ông cụ mở ra ,rồi khép lại ko nhìn rõ.Chàng thanh niên nắm chặt bàn tay cụ và nói những lời an ủi cụ suốt đêm.

Sáng sớm thì cụ qua đời.Cô y tá chia buồn với chàng trai thì chàng nói:Ông ấy là ai ?ông ấy ko phải cha tôi.

Cô y tá nói thếtại sao cậu ko nói với tôi vào tối qua.Tôi nghĩ người ta nhầm con của ông ấy với tôi.Nhưng tôi ko nói vì ông cụ đang rất mong được gặp con trai mà anh ấy ko có ở đây,khi gần cụ tôi thấy cụ rất yếu đến nỗi ko thể nhận ra tôi ko phải là con trai của ông ấy.Tôi nghĩ cụ rất cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi mới quyết định ở lại.

Nội dung truyện trên:

+Từ góc nhìn của ông cụ:...

+Từ góc nhìn của chàng trai:...

(Ai nhanh nhất và đúng nhất mình sẽ chọn câu trả lời của bạn ấy)

1
28 tháng 8 2016

+Từ góc nhìn của ông cụ:cứ tưởng chàng trai là con mình (vẻ đáng thương tội nghiep yeus ớt)

+Từ góc nhìn của chàng trai:một ông cụ đáng thương tội nghiepj đi tìm đứa con bị thát lạc

=>Ca ngợi tình yeu của ông cụ dành cho dứa con trai của mình

Ca ngợi tinh thàn giúp dợ người gặp khó khăn trong hoàn cảnh tội nghiệp

3 tháng 3 2016

- Những từ để gọi Lượm là: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ  

- Tác dụng: Cách gọi luôn thay đổi này thể hiện mối quan hệ rất thân thiết giữa tác giả và Lượm, đồng thời nó nói lên lòng yêu quý, mến trọng của tác giả đối với Lượm - một đồng chí còn rất non tuổi đời đã hăng hái tham gia công việc kháng chiến đánh giặc cứu nước.

3 tháng 3 2016

Trong bài thơ, người kể chuyện đã dung nhiều từ xưng hô khác nhau để gọi Lượm:cháu,chú bé,đồng chí,Lượm.

Có tác dụng thể hiện quan hệ  của tác giả và Lượm vừa là chú cháu,vừa là đồng chí,vừa là nhà thơ với 1 chiến sĩ đã hi sinh.

Đọc bài văn: Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”. “Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục và...
Đọc tiếp

Đọc bài văn:

Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.

“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục và ngạc nhiên”, Ralph nói. “Thán phục những nụ cười tươi sáng, hạnh phúc của trẻ em Việt Nam”, John McBratney, một bác sĩ tình nguyện ở Quy Nhơn và Phan Rang chia sẻ. “Những người trẻ tuổi xuất hiện mỗi ngày từ những nơi có thể nói là điều kiện thô sơ nhất nhưng lại với nụ cười rất tươi”.

Bài văn 9 điểm của Đào Hoàng Anh.

Bên cạnh những nhận xét vẻ đẹp người Việt Nam thì có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới, đó là một ý kiến gợi bao suy nghĩ, trăn trở trong mỗi chúng ta.

Không ai lớn lên mà không có tuổi thơ, dù là ngọt ngào hay cay đắng. Dù là xuất phát từ nhung lụa vương giả hay từ những thiệt thòi thiếu thốn thì nó vẫn là những kỷ niệm chẳng bao giờ có lại lần thứ hai trong cái vòng quay đầy ngắn ngủi của cuộc đời con người. Nên ta vẫn thường hay thảng thốt khi đã đi qua, khi biết rằng mọi thứ đã là quá khứ.

Vậy thì “tuổi thơ” là gì nhỉ? Phải chăng nó đã quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi khiến ta không thể đưa ra cái khái niệm rõ ràng? Chỉ biết nghĩ tới những kỷ niệm quá đỗi ngọt ngào và thân thương thuộc về khoảng thời gian đó?

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan nhận xét: "Cách viết và suy nghĩ tiến bộ rất nhiều. Bài viết đã đúng hướng, đúng vấn đề và khá sắc sảo. Nhưng chú ý lấy ví dụ đặc sắc hơn"

Tuổi thơ là một khoảng thời gian khi ta còn nhỏ, còn non dại, chưa trưởng thành. Như vậy, nhận xét “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" là cách nói chỉ ra hạn chế của người Việt Nam sống vẫn còn quá hồn nhiên, vô tư, hay thích lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình.

Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn thấy người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới. Họ không chịu trưởng thành, non nớt và lệ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ luôn cho mình cái quyền được hưởng thụ, được sống một cuộc sống “trải đầy hoa hồng”. Họ luôn muốn người khác làm theo ý mình, ích kỷ, lười biếng, không phấn đấu nỗ lực hết mình.

Tuổi thơ có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của con người, ta sẽ chẳng phải suy nghĩ về những lo âu, phiền muộn về cuộc đời, ta sẽ luôn được nhận những phần việc “nhẹ nhàng”, được ưu tiên, được nhường nhịn.

Nhưng câu hỏi khiến ta băn khoăn ở đây là: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Người Việt mình vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng và thực tế đã cho ta thấy rõ điều đó.

Trong kỳ thi trung học quốc gia vừa qua, có quá nhiều phụ huynh đã lo hộ con mình việc xét tuyển, trong khi việc đó đáng lẽ các thí sinh cũng có thể tự làm được.

Có những người con ở nhà phó mặc mọi việc cho ông bà, bố mẹ. Họ hồn nhiên hưởng thụ và không chịu tự lập, trưởng thành. Quần áo, cơm nước đều có bố mẹ lo toan. Khi ra ngoài xã hội, họ thụ động trước những công việc được giao phó. Họ không năng động và phát huy tính tự chủ của bản thân.

Vậy nguyên nhân nào khiến “tuổi thơ người Việt kéo dài nhất thế giới?”. Sự bao bọc quá mức của gia đình, xã hội và cộng đồng khiến những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”. Họ vẫn muốn được che chở hoàn toàn, họ ngại phải va chạm với cuộc sống khó khăn ngoài kia. Có những bậc cha mẹ bao bọc con “quá đà”, không để con tự lập, không có những phương pháp dạy dỗ đúng đắn khiến suy nghĩ của con trẻ mãi mãi trở nên thụ động và bị lệ thuộc vào bố mẹ.

Các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn giữ suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những đứa con ngay từ khi sinh ra cứ thế mà nghe theo lời của bố mẹ. Bố mẹ bảo gì cũng nghe, cũng đồng ý, không một chút mảy may suy nghĩ, không có chí tiến thủ, cha mẹ bảo gì mình làm nấy, không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay ý kiến của mình vì sợ cha mẹ “mắng”, không có đến nổi một hoài bão, một ước mơ cho riêng mình.

Nhưng không phải người Việt Nam nào cũng “có tuổi thơ dài nhất thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh khi mới hai mươi tám tuổi trên chiến trường. Chị Võ Thị Sáu dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, quyết hy sinh thân mình để thể hiện tình yêu với Tổ quốc, không hề sợ hãi hay nao núng trước mũi súng của quân thù: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười” (Võ Thị Sáu – Phan Thị Thanh Nhàn).

Bên cạnh những người Việt mãi không chịu lớn, vẫn còn những con người thậm chí đã “lớn trước tuổi”. Họ dũng cảm và gan dạ, có những hoài bão và ước mơ vô cùng khát khao và cháy bỏng, dám nghĩ dám làm, không hề nhụt chí trước gian khổ của cuộc đời. Và chính vì vậy, câu nói “người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là lời nhận xét đúng hoàn toàn. Là một học sinh, tôi cảm thấy mình phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi kiến thức và sống đúng với lứa tuổi của mình.

“Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là câu nói toàn diện nhưng đã nói lên được một phần xã hội có những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”, sống thụ động, lười nhác và chỉ biết lệ thuộc vào người khác.

13
18 tháng 12 2017

hay quá à chắc là hok sinh giỏi quá

18 tháng 4 2019

9 điểm lun ư ghê vậy