K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2018

Hướng dẫn soạn bài Đánh nhau với cối xay gió - trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét

28 tháng 9 2018

1:Xác định 3 phần của đoạn truyện theo diễn biến:

- Trước khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió:

"Chợt hai thầy trò (...) không cân sức".

- Trong khi đánh nhau: "Nói rồi (...) toạc nửa vai"

- Sau khi đánh nhau: "Vừa bàn tán (...) no rồi".

11 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Người xưa đã dạy lí thuyết không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là hoạt động tiếp thu những kiến thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. “Hành” là quá trình vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế và công việc hằng ngày. “Học để hành” có nghĩa là học để làm cho tốt mọi nhiệm vụ được giao, học ở đây không chỉ là học trong sách vở mà còn phải học trong đời sống. “Học với hành” giúp ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện những kĩ năng làm việc và Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, học không đi với mục đích cầu danh lợi mà phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Chỉ có như thế thì hiệu quả học tập mới được nâng cao.

 
11 tháng 5 2021

tk 

Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.

20 tháng 1 2019

Vì nếu nhắm 2 mắt sẽ không nhìn thấy gì

20 tháng 1 2019

nhắm 1 mắt để tập trung toàn bộ trí óc vào tầm nhìn 1 mắt đó, 

28 tháng 12 2018

Buổi mai hôm ấy (TN1), một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh (TN2), mẹ tôi (CN) âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp (VN) => Câu đơn 

Cảnh vật chung quang tôi (CN1) đều thay đổi (VN1), vì chính lòng tôi (CN2) đang có sự thay đổi lớn (VN2): hôm nay (TN) tôi (CN3) đi học (VN3) => Câu ghép

6 tháng 3 2019

VĂN NGHỊ LUẬN

1. Khái niệm:

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

                   Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3. Cấu trúc :

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

5. Nghị luận xã hội

5.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Khái niệm: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ.

- Yêu cầu:

Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

- Bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.

+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.

+ Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

5.2. Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.

- Yêu cầu:

+ Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

+ Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.

6. Nghị luận văn học.

6.1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Khái niệm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Yêu cầu;

+ Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu, …Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.

+ Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

- Bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)

+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

6.2. Nghị luận về tác phẩm truyện.

- Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

- Yêu cầu:

+ Về nội dung: Những nhận xét đánh già về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

+ Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

7. Sự đan xen của các yếu tố thuộc phương thức biểu đạt khác:

7.1. Yếu tố biểu cảm: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).

Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết biểu hiện cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận cuả bài văn.

7.2. Yếu tố tự sự, miêu tả:

Bài văn nghị luận vẫn thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

          Các yếu tố miêu tả và tự sự được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho niệc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc của bài nghị luận.