K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2016

neu y nghia cua phong trao cai cach ton giao

- Ý nghĩa :

+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.

- Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo là những đòn tấn công (đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, làm cơ sở cho các cuộc đấu tranh về chính trị.

25 tháng 8 2016
  • * Ý nghĩa:

-Lên án giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đánh bại tư tưởng phong kiến lỗi thời.
-Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
-Đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ
-Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến
-Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn
phong trào văn hoá phục hưng

27 tháng 2 2021

- Diễn biến:

 Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

- Nguyên nhân:

+ Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác".

+ Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng.

- Diễn biến: Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

 

15 tháng 12 2016

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.
Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v... Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo
là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau.

 

15 tháng 12 2016

*Phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện vì :
- Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân.
- Giáo Hội là thế lực cản trở sự phát triển của tư sản đang lên.

13 tháng 12 2016

1.- Thủ công nghiệp :
+ Thủ công nghiệp nhân dân (dân gian) tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.
+ Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc ; làm giấy, đúc đổng, rèn sắt... đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...

nông nghiệp :
- chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi



 

14 tháng 12 2016

2.Sau chiến tranh, nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Nhờ vậy, mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền nông nghiệp vẫn được phục hồi và nhanh chóng phát triển. Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã trong nhân dân được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc nhà Trần vẫn tiếp tục chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
Thời Trần, ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước và là nguồn thu nhập chính của nhà nước. Các làng, xã chia ruộng cho nông dân cày cấy và thu thuế. Ngoài ra, còn có ruộng đất của quý tộc, vương hầu (gọi là điền trang). Nhà Trần còn ban thái ấp cho quý tộc, vương hầu.
Ruộng đất tư hữu của địa chủ thời Trần ngày càng nhiều.

Thủ công nghiệp rất phát triển. Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí được mở rộng, gồm có nhiều ngành nghề khác nhau như nghề làm đồ gốm tráng men, nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng v.v...
Một số thợ thủ công cùng nghề như làm đồ gốm, dệt vải lụa, nhuộm, làm giấy... tụ họp lại, lập thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.
Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi, làm xuất hiện một số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng.
Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán các nơi.
Việc trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

 

5 tháng 5 2016

Nguyên nhân thắng lợi : 
- Được nhân dân khắp nơi ủng hộ 
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung( Nguyễn Huệ) và bộ chỉ huy. 
Ý nghĩa lịch sử : 
- Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn,Trịnh,Lê 
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh 
- Thống nhất và mở ra thời kì mới cho đất nước

2 tháng 5 2018

1 . Đông Đô, Đông quan, Đông Kinh, Bắc Thành.

2.

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

- Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

- Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

-Cách đánh độc đáo của Quang Trung:

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó. Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước. Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:

- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.

- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Nhớ like và theo dõi tui nha <3 iu lắm nà :3

14 tháng 6 2016

Nguyễn Huệ (chữ Hán: 阮惠; 1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝), vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ được xem là anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam. 

Những điều ít được biết về hoàng đế Quang TrungMùa xuân năm 1771, lúc Nguyễn Huệ 18 tuổi, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, đất Tây Sơn sôi động. Lá cờ nghĩa bằng lụa đỏ dài 10m được dựng lên với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo và lời hịch kể tội Trương Phúc Loan: "Giận phó quốc ra lòng bội thượng, nên Tây Sơn xuống nghĩa cần vương". Trong sách viết về nhà Tây Sơn được phổ biến dưới thời Nguyễn, con người và sự nghiệp Nguyễn Huệ đã bị xuyên tạc. Nhưng qua những tài liệu ấy, kết hợp với những tài liệu mới phát hiện gần đây, ta có thể thấy vài nét chân dung Nguyễn Huệ. Ông có mái tóc xoăn da săn, mắt sáng, tiếng nói sang sảng như chuông, nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Ông "có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu" (Tây Sơn lược thuật). Thậm chí, một cung nhân của nhà Lê nói rằng: "Nguyễn Huệ trỏ tay, đưa mắt, ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét...". (Hoàng Lê nhất thống chí).

Nguyễn Huệ là người anh hùng dân tộc lãnh đạo phong trào Tây Sơn ông đã lật đổ các thế lực phong kiến cát cứ chia cách đất nước Nguyễn,Trịnh,đánh đuổi tập đoàn bán nước Lê Chiêu Thống ,đánh tan quân xâm lược Xiên,Thanh,lập nên nhà nước thống nhất ,tiến hành nhiều cải cách lớn.Tiếc rằng ông mất hơi sớm 
Phong trào Tây Sơn là phong trào khởi nghĩa nông dân điển hình thế kỉ 18 nó đánh đổ các tập đoàn phong kiến phản động ,đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước,chiến thăng ngoại xâm ,nội phản một cách rực rỡ,cải cách nhiều mặt về kinh tế văn hóa...Đáng tiếc phong trào này đã bị thất bại khi Quang Trung -Nguỹen Huệ qua đời

 

11 tháng 5 2018

Trận Tốt Động - Chúc Động là một chiến dịch tiêu diệt chiến lớn. Chỉ trong ba ngày đêm, với một quân số ít hơn địch nhiều lần nhưng quyết tâm cao cùng với cách đánh mưu trí, sáng tạo, quân Lam Sơn đã diệt phần lớn đạo quân Minh, khiến chúng càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động. Vương Thông sợ quân ta tiến công tiêu diệt nên một mặt xin giảng hoà để làm kế hoãn binh, một mặt cử người về cấp báo xin viện binh.

Chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang (từ ngày 8/10-3/11/1427) tiêu diệt hoàn toàn đạo viện binh 15 vạn quân Minh là trận quyết chiến chiến lược dập tắt hy vọng cuối cùng của quân Minh. Vương Thông thế cùng lực kiệt đành xin “giảng hoà” giữ mạng đám tàn quân về nước.

11 tháng 5 2018

-Trận chiến tốt động-chúc động

là một trận đánh mai phục ở tốt động-chúc động và đánh quyết liệt giặc ngoại xâm

kết quả

5 vạn quân giặc bị tử thương, một vạn quân bị bắt sống, giải phóng nhiều châu huyện

- Trận chi lăng-xương giang

sử dụng chiến thuật hợp lí để đánh giặc

Kết quả trận chi lăng-xương giang tiêu diệt hơn tám vạn quân

-Ý nghĩa: cuộc khởi nghĩa chi lăng-xương giang thắng lợi đã kết thúc 10 năm đô hộ tàn bạo của nhà minh

+mở ra một thời kì mới, phát triển mới của dân tộc thời lê sơ

7 tháng 5 2016

Những mốc lịch sử của Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:

  • năm 1777: lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong.
  • năm 1785: đánh tan quân xâm lược Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
  • năm 1786 - 1788: lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng ngoài.
  • năm 1789: đánh tan quân xâm lược Thanh.