K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2021

Tham khảo

Ý nghĩa sâu sắc từ những câu chuyện ngắn này sẽ như một bàn tay xoa dịu tâm hồn, tiếp thêm nguồn động viên và sức mạnh giúp chúng ta có thể vượt qua những trở ngại tinh thần, những khó khăn thử thách trong cuộc sống để khẳng định mình, theo đuổi ước mơ và vươn đến những điều tốt đẹp hơn.

18 tháng 12 2017

Trong một ngôi chùa, bỗng một ngày chú tiểu hỏi sư phụ:

– Thưa thầy , giá trị cuộc sống của một con người là gì. – Hỏi vậy là do thường ngày chú tiểu thấy mọi người lên chùa đều cầu mong cho cuộc sống có giá trị.

– Vậy con muốn biết giá trị cuộc sống của con người là gì đúng không.

– Vâng, thưa sư phụ.

Sư phụ đi vào phòng rồi mang ra cho chú tiểu một hòn đá xấu xí và bảo:

– Con hãy mang hòn đá này ra chợ bán và hãy nhớ là dù có ai mua thì cũng không được bán và mang về cho ta.

– Tại sao lại phải làm vậy thưa sư phụ,

– Nếu con muốn biết giá trị cuộc sống là gì thì hãy làm như ta bảo.

Vì sự tò mò về giá trị cuộc sống nên chú tiểu đã làm theo lời sư phụ. Chú tiểu mang hòn đá ra chợ ngồi bán và trong suy nghĩ thì không hiểu tại sao hòn đá này lại liên quan đến giá trị của cuộc sống.

Chú tiểu ngồi bán hòn đá ở chợ cả ngày mà không hề có ai hỏi, mọi người còn thấy làm kỳ lạ không hiểu tại sao chú tiểu lại ngồi bán một hòn đá xấu xí mà không có giá trị gì. Ngồi cả một ngày, một người bán rong thấy vậy thương tình đã đến hỏi chú tiểu và trá giá hòn đá 500đ. Chú tiểu nhờ lời sư phụ bảo dù có bất kỳ ai hỏi mua cũng không được bán. Dù sao cũng có người hỏi mua, chú tiểu mang hòn đá về cho sư phụ và hỏi:

– Hòn đá này có gì đặc biệt mà thầy lại bảo con mang bán. Cũng may đã có người hỏi mua với giá 500đ. Vậy giá trị cuộc sống là gì thưa thầy.

Sư thầy cười và nói:

– Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá này vào cửa hàng bán vàng và bán cho chủ cửa hàng vàng và nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán, rồi con sẽ hiểu thế nào là giá trị cuộc sống.

Vì tò mò, chú tiểu làm theo lời sư thầy. Hôm sau, chú tiểu mang hòn đá đi vào một cửa hàng vàng, vừa đi chú vừa nghĩ, tại sao sư phụ lại bảo mình mang hòn đá này vào bán trong cửa hàng vàng trong khi cả ngày hôm qua chú ngồi ngoài chợ bán mà không ai mua, dù mua cũng không đáng giá. Dù rất ái ngại nhưng vì tò mò nên chú quyết định làm theo lời sư phụ mang hòn đá không giá trị này vào bán trong các cửa hàng vàng.

Nhưng chú tiểu thật bất ngờ khi chú mang vào bán trong một cửa hàng vàng thì chủ tiệm vàng đã trả giá hòn đá là 5 triệu. Rất bất ngờ vì một hòn đá qua một ngày từ chỗ bán không ai mua và có giá 500đ thì giờ đã có giá 5 triệu, nhớ lời sư phụ khi có người mua dù bất kỳ giá nào cũng không được bán và mang về cho sư phụ.

Chú tiểu vội vàng về và hỏi sư phụ tại sao lại như vậy và hỏi: – Vậy thì giá trị cuộc sống là gì mà tại sao một hòn đá từ không giá trị qua một ngày lại có giá trị rất lớn như vậy.

Sư phụ cười và nói:

– Nếu con muốn hiểu giá trị cuộc sống là gì thì ngày mai con hãy mang hòn đá này tới một tiệm đồ cổ và bán, và nhớ dù với bất kỳ giá nào thì con cũng không đước bán và mang về cho ta. Con sẽ hiểu giá trị cuộc sống là gì.

Chú tiểu càng tò mò và đã làm theo lời sư phụ. Hôm sau, chú mang hòn đá tới một tiệm đồ cổ. Sau một hồi xem xét thì chú tiểu bất ngờ khi chủ đồ cổ trả giá hòn đá là đánh đổi cả gia sản hiện có lấy hòn đá. Chú tiểu không bán và vội vàng về kể lại với sư phụ, cậu hỏi:

– Vậy hòn đá này là gì, mà từ một thứ không giá trị không ai mua giờ nó có giá cả một gia tài.

Sư thầy nói:

– Đó chính là giá trị cuộc sống

Giá trị cuộc sống của mỗi con người chúng ta đều do chính chúng ta quyết định cũng giống như chú tiểu có quyết định mang hòn đá đi bán hay không, có giám mang một hòn đá không giá trị với ai tới một nơi mà biết chắc chắn họ không mua.

Giá trị cuộc sống là do chính chúng ta đặt chúng ta ở giá trị nào. Vậy hãy đặt mình vào nơi mà mọi người hiểu ta, và nơi giá trị sống được tôn trọng.

17 tháng 12 2017
1. AI MỚI LÀ KẺ NGU???1. AI MỚI LÀ KẺ NGU???,bài học cuộc sống,những bài học sâu sắc nhân văn,những câu chuyện hay,suy ngẫm

Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.

- Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn. Đây, thầy nhìn nhé.

Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước. Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:

- Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?
- Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.
Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:
- Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
- Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa... 
Cậu bé trả lời.

 Kết luận: "NGU MÀ TỎ RA NGUY HIỂM THÌ KHÔNG CÓ GÌ PHẢI SỢ,... ĐÁNG SỢ LÀ NGUY HIỂM MÀ TỎ RA NGU." Kẻ đối diện bạn không ngu đâu...hay thì k mik nhé
12 tháng 3 2022

So sánh: "cánh buồm" như "mảnh hồn làng"

=> Bptt độc đáo đã biến cái hữu hình thành cái vô hình làm cho cánh buồm trở nên sống động, thiêng liêng như có "linh hồn"

Lỡ ngta hỏi bptt là j gòi sao :))

31 tháng 8 2016

Đoạn trích này đã thể hiện lòng khao khát,yêu thương mẹ đến cháy lòng của bé Hồng.Tuy rằng mẹ em bị bà cô độc ác sỉ vả trắng trợn nhưng em vẫn luôn tin yêu vào phẩm giá của mẹ mình.Em đẫ vô cùng căm tức những cổ tục đã đầy đọa mẹ em và nếu có thể phá hủy nó thì em có thể sẵn sàng làm bất cứ thứ gì.Ngoài ra văn bản còn nói lên tình mẹ con giữa bé hông và mẹ là thiêng liêng,bất diệt không thể chia lìa.

Trên đây chính là ý khiến của mình nếu bạn thấy thiếu thì tự bổ xung nha.

31 tháng 8 2016

thanks

2 tháng 10 2016

2) 

 

Thảo luận 1

 

Diễn biến tâm trạng bé Hồng được miêu tả theo trình tự thời gian, trong mối quan hệ với lời nói, cử chỉ của bà cô và lúc gặp mẹ.

a. Diễn biến tâm trạng bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô:

- Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...

Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi”

Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.

b. Diễn biến tâm trạng bé Hồng khi bất ngờ gặp me,̣ được nằm trong lòng mẹ.

Tiếng gọi thảng thốt, vãy tay cuống quýt, chạy theo xe và các từ “vội vã” “bối rối” “lập cập” thể hiện nỗi khát khao tình mẹ.

Hình ảnh so sánh - giả định: “cái ảo ảnh trong suốt của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” bộc lộ tâm trạng tuyệt vọng đến cùng cực như người đang mất dần mất đi sự sốnǵ. Với bé Hồng, mẹ là niềm khát khao, hy vọng, là nguồn sống, hạnh phúc.́

-Được mẹ dìu lên xe, Hồng oà lên khóc “rồi cứ thế nức nở”. Khác lần trước, đây là giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. Dường như Hồng đã quên hết tủi hận, ưu phiền để cảm nhận hết hạnh phúc sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ. Trước mắt Hồng chỉ còn một không gian đầy ánh sáng, màu sắc, hương thơm… một thế giới đang hồi sinh, ấm áp tình mẫu tử.

-Nhịp văn ngắn, nhanh, gấp và cả những bình luận trữ tình (“Phải bé lại và lăn xả vào lòng một người mẹ.. vô cùng”) bên cạnh những đoạn diễn tả cảm giác. Các biện pháp nghệ thuật nêu trên thể hiện : niềm hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh của bé khi sống trong lòng me.

=> Hồng là một chú be mồ côi cha, rất́ nhạy cảm, giàu tình yêu thương mẹ… tuy chịu nhiều đau khổ và bất hạnh của cuộc đời.

18 tháng 12 2020

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vụốt ve từ trán xuống cằm và gãy rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà tôi, không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

  Mình nghĩ từ ngữ nói giảm nói tránh ở đây là bầu sữa nóng. Tác dụng tránh gây phản cảm, khiến người đọc cảm nhận câu văn một cách chân thành theo hướng lịch sự mang ý nghĩa trân trọng giá trị và tình cảm mẫu tử thiêng liêng. nội dung: hình ảnh người mẹ hiện lên với những sự chở che ấp ủ con mình thật nồng nàn và sâu sắc. Con và mẹ không thể tách rời nhau, đó cũng là thứ tình cảm không thể thiếu ở mỗi người. Qua đó nhân vật tôi thể hiện tình cảm chân thành , tha thiết của người con đối với mẹ mình. Bởi theo tác giả chỉ có nẹ mới là nơi trao gửi yêu thương một cách yên bình và chân thành nhất mà thôi.