K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2019

Nghệ thuật của truyện:

- Đặc sắc, đậm đà chất sử thi hùng tráng. Chất sử thi toát lên qua đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh thiên nhiên, giọng điệu:

    + Đề tài gắn với lịch sử: cuộc đấu tranh của dân làng Xô Man chống Mỹ Diệm

    + Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng, rừng xà nu làm nền cho bức tranh về cuộc đấu tranh chống giặc

    + Các nhân vật tiêu biểu được miêu tả trong bối cảnh trang nghiêm, hùng vĩ, vừa mang phong cách Tây Nguyên với phẩm chất của anh hùng thời đại

- Kết cấu vòng tròn: Mở đầu, kết thúc hình ảnh của rừng xà nu, cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách

- Cách trần thuật: kể câu chuyện theo lời trang trọng của cụ Mết, bên bếp lửa, như truyền cho con cháu biết những trang sử bi thương và người anh hùng của cộng đồng

- Ngôn ngữ, giọng điệu: đậm chất sử thi, hùng tráng

19 tháng 10 2017
  • Tạo ra cảnh “rừng xà nu” làm phông nền thiên nhiên hào hùng, tráng lệ cho câu chuyện kể.
  • Kết cấu truyện: câu chuyện một đời được kể trong một đêm.
  • Khắc họa nhân vật sống động, dẫn truyện khéo, nhiều chi tiết gợi cảm, gây ấn tượng mạnh.
  • Chất sử thi hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của truyện đã tạo ra sức cuốn hút và hấp dẫn người đọc
25 tháng 11 2021

Tham Khảo 
 

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: là nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ, tiếng thơ của chị giàu chất nữ tính, trăn trở với những khát khao hạnh phúc đời thường, giản dị.

- Giới thiệu bài thơ và hình tượng sóng: Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của chị, hình tượng đặc đặc sắc làm nên giá trị bài thơ chính là hình tượng sóng.

II. Thân bài

1. Sóng – bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu

- Khổ 1:

+ Sóng mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, đó cũng là bản tính của phụ nữ khi yêu (mãnh liệt nhưng sâu lắng).

+ Sóng không bằng lòng sống ở một nơi chật hẹp, “không hiểu mình” nên luôn khát khao, quyết liệt “tìm ra tận bể” rộng lớn, đó là khát vọng vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.

- Khổ 2:

+ Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la.

 

+ Cũng như sóng, trái tim của tuổi trẻ luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng.

2. Sóng – những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu

- Khổ 3: Xuân Quỳnh tìm kiếm nguồn cội của sóng “Từ nơi nào sóng lên”, đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu (“em”, “anh”, “biển lớn”)

- Khổ 4: Nữ sĩ tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió ...” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải.

3. Sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu

- Khổ 5:

+ Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, phạm vi thời gian “ngày - đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ.

+ Không chỉ bày tỏ gián tiếp nỗi nhớ qua sóng mà người phụ nữ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ của mình “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.

 

- Khổ 6:

+ Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.

+ Tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.

- Khổ 7:

+ Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.

4. Sóng – khát vọng tình yêu vĩnh cửu

- Khổ 8:

+ Sóng là sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ về sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô hạn, sự dễ đổi thay của lòng người trước dòng đời đầy biến động.

+ Ẩn sâu trong ý thơ vẫn là niềm tin, hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng “Như biển kia dẫu rộng ... bay về xa.”

 

- Khổ 9:

+ Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn: khát vọng được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.

+ Đó cũng là khát khao chia sẻ và tan tình yêu nhỏ bé với tình yêu chung rộng lớn của cuộc đời.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ về hình tượng sóng và nội dung bài thơ: bằng sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, bài thơ là tiếng lòng khát khao tình yêu mãnh liệt, chân thành của người phụ nữ muốn vượt qua mọi giới hạn của không gian, sự hữu hạn của đời người để hướng đến cái tuyệt đích của tình yêu.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng hình tượng sóng song hành với hình tượng em, nhịp điệu tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, ...

25 tháng 11 2021

 tối qua đi ngủ nên khum rep đc á:))

 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.  Từ đó thấy rõ tác phẩm làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người.“…Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế...
Đọc tiếp

 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.  Từ đó thấy rõ tác phẩm làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người.
“…Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? .[....]
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:
- U đã về ạ!...
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. .[....]
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.. .[....]
 Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau...... Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...”
                                                                       ( Ngữ văn 12,tập một, NXB Giáo dục )

1
17 tháng 3 2022

1/ Giới thiệu chung:

- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.

- "Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. Điều đó được thể hiện rõ nét qua đoạn trích: "Bà lão cúi đầu nín lặng... nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng".

2/ Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích:

a/ Cuộc đời, số phận: nghèo khổ, bất hạnh (sống phận mẹ góa con côi ở xóm ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp).

b/ Tính cách, phẩm chất: giàu tình thương con; nhân hậu; nhạy cảm và từng trải; lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.

* Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời:

- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ  "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. Giọt nước mắt của cụ vừa ai oán, xót xa, buồn tủi vừa thấm đẫm tình yêu thương cụ dành cho con.

- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc. 

- Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn.

* Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống:

- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời". 

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, éo le và cảm động; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo; ngôn ngữ nhân vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên.

3/ Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt:

- Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến gây ra nạn đói, đẩy người nông dân đến bờ vực của cái đói, cái chết.

- Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.

- Tin tưởng vào sự đổi đời của các nhân vật qua hình ảnh lá cờ Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật.

=> Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ, tiến bộ.

4/ Đánh giá:

- Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, thể hiện được chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.

- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Kim Lân đã góp phần đưa tác phẩm Vợ nhặt trở thành một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.

17 tháng 3 2022

lâu lâu cs đc cái đề căng kinh khủng ý

CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP CỦA TNÚ VÀ VIỆT :

a. NHÂN VẬT TNÚ :

- Tnú là đứa con của làng Xôman, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ.

- Tnú rất gắn bó với cách mạng :

+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng. 

+ Tnú bị giặc bắt khi làm liên lạc, bọn giặc đã khủng bố, tra khảo anh: "Cộng sản ở đâu". Tnú đã dõng dạc đặt tay lên bụng trả lời "Cộng sản ở đây này". Sau câu trả lời ấy lưng Tnú dọc ngang vết dao chém của giặc.

+ Khi trưởng thành: thay anh Quyết lãnh đạo phong trào cách mạng, bàn tay bị cụt đốt nhưng vẫn đi bộ đội, vẫn cầm súng đánh giặc...

+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng. 

- Tnú là một con người giàu tình cảm yêu thương: yêu thiết tha bản làng,  gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình; yêu thương vợ con tha thiết, ấp ôm một kỉ niệm đớn đau về cái chết của vơ con...

- Câu chuyện của Tnú được cụ Mết kể lại trong một không khí trang nghiêm của núi rừng. Lối kể như lối kể khan của người Tây Nguyên, lời kể đan xen lời trần thuật ở ngôi thứ ba như sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên và toát lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ .

b. NHÂN VẬT VIỆT :

- Là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam Bộ.

- Việt có nét riêng dễ mến lộc ngộc, vô tư của cậu con trai mới lớn,  nhưng sự trẻ con vô tư vẫn không ngăn cản Việt trở thành một dũng sĩ giệt Mĩ. Ngược lại, chính nó càng làm cho phẩm chất anh hùng của Việt ngày thêm độc đáo. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng Việt trở thành một chiến sĩ giải phóng gan góc, có ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường :

+ Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.

+ Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.

+ Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.

+ Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.

- Việt là người rất giàu tình cảm, gắn bó với gia đình : hình ảnh những người thân trong gia đình lúc nào cũng ở trong tâm trí. Trong hoàn cảnh bi đát nhất, Việt luôn nghĩ về người thân để tìm điểm tựa cho tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để anh vượt qua khó khăn trở ngại.

- Nhân vật được khắc họa sống động, chân thực nhờ nhà văn chọn lối trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể truyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Thi đã trao ngòi bút của mình cho Việt để qua dòng hồi ức, Việt có thể tự viêt về mình bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng.

3. VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI CHỐNG MĨ :

- Đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc.

- Dù phải chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc nhưng ở họ luôn ngời sáng tinh thần chiến đấu, thủy chung với cách mạng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh, tình cảm, lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam qua các thế hệ .

4. ĐÁNH GIÁ :

- Hai nhân vât trong hai tác phẩm là đại diện tiêu biểu của con người Việt Nam trong thời chống Mĩ, tuy nhiên ở họ vẫn có những nét riêng góp phần thể hiện phong cách độc đáo của mỗi nhà văn :

+ Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng. Qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu.

+  Việt đậm chất Nam Bộ ở ngôn ngữ, tính cách sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa. Việt là nhân vật tiêu biểu cho lớp trẻ, nòng cốt của thời đại cách mạng. Qua nhân vật Việt, nhà văn đã ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi gia đình.

⟹ Qua đây làm nổi bật những tấm gương cao đẹp, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khí phách, tâm hồn cho những thế hệ mai sau .

    Chúc bn học tốt

Bài làm

Bạn vào đây để tham khảo nhé

Cảm nhận về hai nhân vật Việt và Tnú SGK Ngữ văn 12

# Chúc bạn học tốt #

22 tháng 9 2019

Đáp án:

- Sai

- Về nghệ thuật, sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp huyền ảo, kì vĩ, phi thường.

22 tháng 7 2019

Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

- Lấy văn học làm vũ khí chiến đấu, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ

- Chú trọng tới tính chân thật và tính dân tộc

- Xác định rõ đối tượng, mục đích quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm

- Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá gắn với sự nghiệp cách mạng. Thơ văn của Người: tư tưởng sâu sắc, phản ánh tâm hồn, tình cảm rộng lớn.

11 tháng 5 2017

a. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

- Bác coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng.

- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.

- Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thế hiện, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao.

b. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học của Người: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.



21 tháng 5 2019

Với dạng đề này em có thể triển khai theo hướng:

1. Phân tích vẻ đẹp của từng nhân vật rồi chỉ ra điểm giống, khác nhau.

2. Chỉ ra điểm giống, khác nhau của 2 nhân vật theo luận điểm

Dàn ý:

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Khái quái

- Tác giả tác phẩm, giá trị nội dung nghệ thuật

- Khái quát về 2 nhân vật

2. Cụ thể:

a. Giống:

- Cả 2 nhân vật đều là những nhân vật điển hình được tác giả khắc họa trong hoàn cảnh điển hình.

- Cả 2 nhân vật tuy có vẻ ngoài xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn lại thật đẹp, thật đáng trân trọng.

b. Khác: Mỗi nhân vật lại được nhà văn khắc họa với vẻ đẹp tâm hồn riêng:

b1. Nhân vật Thị trong Vợ nhặt:

Nhân vật Thị có thân hình gầy rộc, ngồi vêu trên cửa hang và khuôn mặt như lưỡi cày, quần áo rách tả tơi như tổ đỉa. Nạn đói đã tàn phá và hủy hoại tất cả, con người cũng điêu đứng vì nạn đói. Bề ngoài thị có vẻ "chao chát", "chỏng lỏn" nhưng thực chất là người phụ nữ dịu dàng, nữ tính, lạc quan.

* Trước khi về nhà Tràng:

- Thị ngồi vêu ở cửa kho thóc nhặt hạt rơi hạt vãi để sống qua ngày.

- Ton ton chạy lại đẩy xe cho chàng. => lòng tốt

- Ăn một chặp hết 4 bát bánh đúc => tự nhiên, chân thật

* Khi theo Tràng về làm vợ:

- Chiều hôm trước:

+ Thị theo Tràng về nhà, bị đám trẻ con trêu -> ngượng nghịu, cúi mặt e thẹn.

+ Thị chứng kiến cảnh nhà Tràng, nén tiếng thở dài, bước vào nhà chỉ dám ngồi ghé ở mép giường. -> nữ tính

+ Khi nhìn thấy bà cụ Tứ -> lễ phép

- Sáng hôm sau:

+ Dậy sớm quét tước nhà cửa cho gọn gàng -> đảm đang, tháo vát

+ Khi bà cụ Tứ đem chè khoán ra -> điềm nhiên và vào miệng, tránh nhìn nhau để không thấy tủi hờn.

+ Nói chuyện về việc quân ta phá kho thóc cứu đói chứ không cam chịu nữa -> gieo vào lòng mọi người niềm tin

b2. Nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa:

Bề ngoài người đàn bà xấu xí thô kệch, thậm chí là thất học mù chữ nhưng tâm hồn lại sâu sắc, từng trải, thấu hiểu lẽ đời. Người đàn bà cam chịu, tảo tần vì đàn con thơ. Người đàn bà bao dung trước bạo lực của người chồng lên mình vì hiểu được căn nguyên của nỗi khổ. Sẵn sàng tha thứ cho sự hành hung của hắn lên chị...

* Tâm hồn giàu đức hi sinh và trái tim người mẹ bao la

- Thất học nhưng mang tôn chỉ sống thiêng liêng: Đàn bà trên thuyền phải sống cho con chứ không được sống vì mình như ở trên mặt đất à Nguồn gốc của mọi bi kịch, đau thương, tự nguyện chấp nhận mọi nỗi đau

- Niềm vui sâu sắc nhất của chị là được nhìn thấy các con ăn no à niềm vui giản dị, thiêng liêng được chắt chiu từ nỗi khổ.

- Đau đớn vì thái độ và hành động bạo lực của con với cha. Chị miệng mếu máo gọi, quỳ xuống “chắp tay vái lấy vái để”, giọt nước mắt nhỏ xuống vì chị cảm thấy có lỗi vì bản thân là nguyên nhân gây tổn thương tâm hồn trẻ thơ của con.

* Tấm lòng bao dung, độ lượng, vị tha

- Cam chịu những cơn tức giận lửa cháy của chồng vì thấu hiểu chồng, hiểu được nguồn gốc của cơn tức giận đó: vì đói nghèo, vì công việc làm ăn, vì gánh nặng và lo toan cuộc sống đã biến một người hiền lành trở nên man rợ.

- Tự nhận phần lỗi về bản thân mình: “giá như tôi đẻ ít đi”

=> Ý thức được nhân phẩm, quyền sống và giá trị con người bị xúc phạm nhưng lại nhận thức được nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực à Chừng nào cái đói chưa chấm dứt thì bi kịch và đau khổ vẫn còn. Hiểu điều đó, chị chưa bao giờ trách chồng và cam chịu tất cả.

* Nghị lực cuộc sống và sự thấu hiểu lẽ đời

- Nghị lực thể hiện ở việc

+ Chị chấp nhận, chịu đựng và kìm nén được mọi nỗi đau thể xác và tinh thần

+ Dám vượt qua vẻ lúng túng, sợ sệt bên ngoài ban đầu để kể lại câu chuyện cuộc đời mình (phơi bày cuộc đời mình trước nhiều người không phải là điều mà ai cũng có thể làm được) và thuyết phục Phùng, Đẩu đừng bắt bản thân chị bỏ chồng, khiến hai người “vỡ lẽ” ra những nhận nghịch lí nhưng lại hợp lí trong cuộc sống.

- Bề ngoài thất học nhưng lại rất thấu hiểu lẽ đời:

+ Chị hiểu Phùng và Đẩu gay gắt với chị bởi vì họ có lòng tốt muốn giúp đỡ chị và thương chị.

+ Hiểu được tình trạng tha hóa của con người à Người chồng cũng thực sự là nạn nhân, là một kẻ đáng thương. (Thậm chí là không thể dùng rượu để giải tỏa cảm xúc nên buộc phải đánh vợ).

c. Đánh giá:

- Cả hai nhân vật nữ này đều có những vẻ ngoài xấu xí, thô kệch nhưng lại có vẻ đẹp khuất lấp đáng trân trọng. Đằng sau vẻ lam lũ, thô kệch là một sự tần tảo, tình mẫu tử và lòng vị tha sâu sắc. Đằng sau vẻ chao chát chỏng lỏn là một người phụ nữ có sự nữ tính, đảm đang. ... Dường như ở họ đều tiềm tàng và mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Điều này thật đáng trân trọng và cảm phục.

- Qua hình tượng nhân vật đã phần nào làm sáng tỏ được tài năng và cái tâm của người cầm bút.